Chuyên gia y tế Mỹ đề xuất phát triển 20 loại vắc xin ngừa đại dịch mới
Chuyên gia y tế Mỹ Anthony Fauci đề xuất chiến lược tập trung phát triển vắc xin “nguyên mẫu” nhằm đối phó với khoảng 20 chủng virus mới có thể bùng phát thành đại dịch trong tương lai.
Một trung tâm nghiên cứu virus và vắc xin ở Boston, Mỹ (Ảnh: New York Times).
New York Times đưa tin, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, vắc xin đã được điều chế thành công trong thời gian thần tốc. Nhưng để có được thành công đó, các nhà khoa học đã tình cờ dành nhiều năm trước đó để nghiên cứu về virus corona, để từ đó mới có thể phát triển chính xác các công cụ cần thiết để tạo ra vắc xin Covid-19 ngay khi trình tự di truyền virus được công bố.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu thế giới lại phải chứng kiến đại dịch mới, từ virus sốt Lassa, hoặc từ chủng Ebola ở Sudan, hoặc từ virus Nipah?
Để chuẩn bị sẵn sàng cho những kịch bản ác mộng như vậy, Tiến sĩ Anthony S. Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID), đang xúc tiến một dự án đầy tham vọng: chế tạo sẵn 20 loại vắc xin để phòng ngừa các đại dịch mới.
“Nếu nhận được tài trợ vài tỷ USD, chúng tôi có thể phát triển vắc xin “nguyên mẫu” chống lại 20 loại virus khác nhau”, NYT dẫn lời chuyên gia Fauci cho biết. Ông nói thêm rằng dự án này có thể tiêu tốn vài tỷ USD mỗi năm và mất ít nhất 5 năm mới có kết quả và cần rất nhiều nhân sự.
“Tôi tin chúng tôi sẽ làm được, và mọi việc có thể sẽ bắt đầu vào năm 2022″, ông Fauci nói và cho hay ông đã xúc tiến ý tưởng “trong các cuộc thảo luận với Nhà Trắng cùng nhiều chuyên gia khác”.
Video đang HOT
Tiến sĩ Francis Collins, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia, cũng cho rằng đây là dự án “hấp dẫn” và có khả năng rất lớn là chính phủ sẽ phân bổ ngân sách cho dự án này. “Kể cả khi đã bắt đầu suy nghĩ về một chấm dứt thành công đại dịch Covid-19, chúng ta không nên tự mãn”, Tiến sĩ Collins nhấn mạnh.
Giúp tiết kiệm thời gian đối phó dịch bệnh
Sử dụng các công cụ nghiên cứu đã giúp phát triển thành công vắc xin Covid-19, các nhà khoa học có thể khám phá ra cấu trúc phân tử của từng loại virus, tìm hiểu các vị trí mà kháng thể có thể tấn công đồng thời tìm cách thúc đẩy cơ thể tạo ra chính xác các kháng thể đó.
Theo đó, nếu mạng lưới giám sát phát hiện một loại virus mới lây từ động vật sang người, theo logic, các nhà khoa học có thể ngăn chặn dịch lây lan bằng cách nhanh chóng sản xuất vắc xin từ vắc xin nguyên mẫu và nhanh chóng tiêm cho những người nhiễm bệnh ở ổ dịch, chặn nguồn lây.
Nếu virus lây lan nhanh trước khi thế giới nhận ra điều gì đang xảy ra, vắc xin nguyên mẫu cũng giúp tiết kiệm được thời gian đối phó dịch bệnh.
Dự án vắc xin nguyên mẫu là sản phẩm trí tuệ của Tiến sĩ Barney Graham, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vắc xin tại NIAID. Ông đã trình bày ý tưởng vào tháng 2/2017 tại một cuộc họp riêng của thành viên ban giám đốc NIAID.
Tiến sĩ Graham cho biết, năm này qua năm khác, các loại virus đã đe dọa bùng phát thành đại dịch: cúm lợn H1N1 vào năm 2009, Chikungunya vào năm 2012, MERS vào năm 2013, Ebola vào năm 2014, Zika vào năm 2016. Mỗi lần dịch mới bùng phát, các nhà khoa học lại chạy đua tìm cách chế tạo vắc xin.
Không phải lúc nào họ cũng thành công. Như vắc xin Ebola giúp kiểm soát dịch bệnh lúc đó nhưng không hiệu quả chống lại các chủng Ebola khác. Trong khi đó, các dịch bệnh khác suy yếu trước khi vắc xin được thử nghiệm hoặc ra đời.
Chuyên gia Fauci đã được truyền cảm hứng khi nghe bài thuyết trình của Tiến sĩ Graham lúc đó. Tiến sĩ Graham đã công bố một bài đánh giá phác thảo đề xuất trên tạp chí Nature Immunology vào năm 2018 nhưng lúc đó ý tưởng của ông vẫn chỉ dừng lại ở đó do không có mối đe dọa nào. Tuy nhiên, giờ đây nhiều người nghĩ rằng đã đến lúc phải hiện thực hóa dự án vắc xin nguyên mẫu này.
Chuyên gia Fauci: Mỹ đang đi sai hướng đối phó Covid-19
Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Anthony Fauci cảnh báo, Mỹ đang đi sai hướng khi số ca Covid-19 mới tăng vọt gần đây, trong bối cảnh nhiều người vẫn chưa tiêm chủng và biến chủng Delta lây lan mạnh.
Chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci, thành viên ban chỉ đạo ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng (Ảnh: AFP).
"Tôi không chắc chắn đây là kịch bản tồi tệ nhất, nhưng cũng không phải là một kịch bản tốt. Chúng ta đang đi sai hướng", Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ và là thành viên ban chỉ đạo ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, cảnh báo.
Đó là câu trả lời của ông Fauci khi trả lời phỏng vấn CNN về mô hình dự báo số ca tử vong vì Covid-19 trong ngày ở Mỹ có thể lên đến 4.000 ca nếu tốc độ tiêm chủng không được cải thiện.
Chuyên gia này cho rằng, Mỹ có đủ công cụ để tránh kịch bản chết chóc này, đặc biệt là với vắc xin đã được chứng minh hiệu quả trong việc giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở bệnh nhân Covid-19. Tuy nhiên, thực tế, tốc độ tiêm chủng đang chậm lại trong khi hầu hết các biện pháp hạn chế đã được dỡ bỏ.
"Khoảng 50% người dân của chúng ta chưa được tiêm chủng đầy đủ. Đó là một vấn đề, đặc biệt khi xuất hiện biến chủng như Delta, một loại biến chủng rất dễ lây lan từ người sang người. Nếu chúng ta không nhanh chóng tiêm chủng cho người dân, chúng ta sẽ gặp rắc rối vì số ca nhiễm ngày càng nhiều", Tiến sĩ Fauci nói.
Ông cho biết, đa số các ca tử vong do Covid-19 hiện nay ở Mỹ là người chưa tiêm chủng. Ông nhấn mạnh: "Đúng như Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Rochelle Walensky nhiều lần cảnh báo, đây đại dịch của những người chưa tiêm chủng. Đó là lý do tại sao chúng ta phải khuyến khích người dân tiêm chủng".
Về việc các chính quyền địa phương khuyến khích người đã tiêm chủng đeo khẩu trang, ông Fauci cho rằng, điều này phụ thuộc vào quyết định của từng địa phương, song giới chức y tế cũng đang cân nhắc đưa ra khuyến cáo như vậy.
"Chúng tôi thấy điều đó ở Los Angeles, ở Chicago, ở New Orleans. Giới chức ở đó nói rằng ngay cả khi đã tiêm chủng, bạn vẫn nên đeo khẩu trang", ông Fauci nói.
Những cảnh báo của ông Fauci được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 tăng trở lại do sự xuất hiện của biến chủng Delta. Số ca nhiễm mới trung bình 7 ngày qua ở Mỹ tăng hơn 53% so với tuần trước đó. Cũng theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, 99,5% ca tử vong, 97% ca nhập viện mới ở nước này gần đây là người chưa tiêm chủng. Các bệnh viện lại bắt đầu quay cuồng với số bệnh nhân Covid-19 tăng nhanh, trong đó nhiều bệnh nhân là người trẻ tuổi chưa tiêm chủng.
Ông Jerome Adams, cựu Tổng y sĩ Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, nếu người Mỹ không nhanh chóng tiêm chủng vắc xin, dịch có thể bùng phát vượt kiểm soát một lần nữa. "Dịch sẽ bùng phát vượt tầm kiểm soát nếu chúng ta không có đủ người tiêm chủng", ông Adams nói.
Mỹ là một trong những quốc gia triển khai sớm và nhanh chóng chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 cho người dân, nhờ đó đã có thể sớm dỡ bỏ một số lệnh hạn chế như đeo khẩu trang ở nơi công cộng, cấm tụ tập đông người. Chính quyền Tổng thống Joe Biden từng đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số trước thời điểm quốc khánh ngày 4/7 để đưa nước Mỹ trở lại cuộc sống bình thường, song tốc độ tiêm chủng có xu hướng chậm lại.
Tính đến ngày 25/7, chỉ 49,1% người Mỹ được tiêm chủng đầy đủ. Trong khi đó, 30 bang của Mỹ vẫn chưa tiêm chủng đầy đủ cho ít nhất một nửa dân cư của họ. Tính đến ngày 24/7, trung bình số người hoàn tất tiêm chủng ở Mỹ trong ngày cũng thấp nhất kể từ cuối tháng 1.
Những thành tựu của chiến dịch tiêm chủng đang bị đe dọa bởi sự lây lan của Delta. Báo Washington Post dẫn nguồn thạo tin cho biết, chính quyền Tổng thống Biden đang phải chuyển hướng ưu tiên các kế hoạch như phát triển hạ tầng, giải quyết vấn đề nhập cư, kiểm soát súng đạn, sang ưu tiên đối phó làn sóng Covid-19 do Delta gây ra.
Ca nhiễm tăng cao, Mỹ lo mất đà hồi phục Covid-19 Các nhiễm liên tục tăng, chủng Delta lan rộng trong khi một số bang chậm trễ tiêm chủng đã đe dọa khả năng hồi phục trước Covid-19 của Mỹ. Theo phân tích dữ liệu Covid-19 của Reuters hôm 19/7, số ca nhiễm mới nCoV trung bình mỗi ngày ở Mỹ đã tăng gấp ba lần trong 30 ngày qua, từ hơn 12.000 ca...