Chuyên gia y tế ‘mách’ cha mẹ cách tự kiểm tra bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ cực đơn giản!
Tự kiểm tra bệnh tay chân miệng tại nhà là kĩ năng mà cha mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi cần nắm rõ. Việc chủ động phát hiện bệnh là yếu tố quan trọng giúp việc chăm sóc và điều trị tay chân miệng cho trẻ hiệu quả.
Tay chân miệng là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, bệnh rất dễ lây lan ở các khu vui chơi, lớp học và nhà trẻ. Tuy rằng 90% các trường hợp mắc bệnh đều tự khỏi nhưng trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn bệnh toàn phát. Dưới đây là tất cả những gì phụ huynh cần biết, bao gồm cả cách tự kiểm tra bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ.
Sarah Kohl, MD, phó giáo sư lâm sàng về nhi khoa tại Đại học Y Pittsburgh, đồng thời là người sáng lập của TravelReadyMD, giải thích: “Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh nhiễm trùng. Cái tên nghe có vẻ hài hước này bắt nguồn từ phát ban thường xuất hiện trên bàn tay, bàn chân và miệng (cũng như mụn nước nổi lên trong miệng) của những người bị nhiễm bệnh. Virus này thường biểu hiện bằng một cơn sốt; người bệnh có thể sốt rất cao trước khi phát ban”.
1. Cách tự kiểm tra bệnh tay chân miệng tại nhà
Adam Spanier, MD, phó giáo sư nhi khoa tại Đại học Maryland, cho biết việc chẩn đoán chính xác bệnh tay chân miệng thường thông qua xét nghiệm phân. Tuy nhiên, bác sĩ nhi khoa thường chỉ cần xác định dựa trên các triệu chứng của bệnh tay chân miệng. Dưới đây là những gì phó giáo sư Adam Spanier lưu ý về cách tự kiểm tra bệnh tay chân miệng tại nhà.
Tự kiểm tra bệnh tay chân miệng tại nhà là kĩ năng mà cha mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi cần nắm rõ – Ảnh: wikipedia
Dấu hiệu nhận biết của bệnh tay chân miệng là phát ban đỏ, nhưng mọi người không phải lúc nào cũng dựa vào đó làm dấu hiệu xác định bệnh. Đôi khi, phát ban có thể khá nhỏ hoặc bạn có thể không nhìn thấy phát ban trước khi bị sốt. Cha mẹ cũng có thể không phát hiện ra phát ban vì nó có thể ở dạng vết loét ẩn bên trong miệng hoặc cổ họng của trẻ.
Dưới đây là các triệu chứng cần theo dõi khi tự kiểm tra bệnh tay chân miệng tại nhà:
Sốt: Sốt cao thường là dấu hiệu đầu tiên của virus, sốt có thể kèm theo phát ban hoặc không.
Phát ban: Các nốt đỏ có thể xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và quanh miệng; cũng như trên đầu gối, khuỷu tay, thân mình, mông và vùng sinh dục của trẻ.
Khó chịu: Con bạn có thể sẽ cáu kỉnh hoặc khó chịu hơn bình thường rất nhiều, ngay cả khi bé không bị phát ban hoặc sốt.
Chán ăn, bỏ ăn: Nếu con bạn đột nhiên không ăn hoặc không muốn uống, đó có thể là dấu hiệu cho thấy những vết phồng rộp trong miệng và họng đang làm trẻ khó chịu.
Đau họng: Nếu con bạn kêu đau họng thì những chứng tỏ nốt phồng rộp trong cổ họng đã làm trẻ bị đau.
Phó giáo sư Adam Spanier lưu ý về cách tự kiểm tra bệnh tay chân miệng tại nhà – Ảnh: theconversation
Video đang HOT
Phó giáo sư Adam Spanier cho biết, nếu quan sát thấy trẻ có các dấu hiệu trên, rất có thể trẻ đã mắc bệnh tay chân miệng. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn về phương án điều trị. Nếu bệnh tay chân miệng cấp độ nhẹ, trẻ sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều trị tại nhà.
Tiếp theo đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi các dấu hiệu tiếp theo của trẻ. Nên cho trẻ uống đủ nước, đề phòng mất nước do sốt cao. Nếu thấy các triệu chứng trẻ sốt cao kéo dài, cơ thể mệt mỏi, tay chân yếu thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị sớm và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, những bà mẹ mang thai đã tiếp xúc với trẻ mắc tay chân miệng và gặp một trong số các triệu chứng trên, hãy cho bác sĩ sản khoa của bạn biết ngay lập tức. Bởi sốt trong thai kỳ có thể gây hại cho thai nhi, đặc biệt là trong ba tháng đầu.
2. Những điều cha mẹ cần làm khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng
Thông qua việc tự kiểm tra bệnh tay chân miệng tại nhà, nếu phát hiện trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên thực hiện theo các bước dưới đây:
2.1. Đưa trẻ đi thăm khám
Thăm khám kịp thời là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa các biến chứng xấu do bệnh tay chân miệng gây nên.
Cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi gần nhà để được thăm khám. Hãy cung cấp cho bác sĩ triệu chứng mà trẻ gặp phải cũng như diễn tiến bệnh của trẻ từ khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh tay chân miệng.
Ngoài ra, nên cung cấp rõ cho bác sĩ thông tin về các bệnh lý mà bé đang mắc (nếu có) hoặc các loại thuốc mà bé đã hoặc đang sử dụng.
Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh thông qua tự kiểm tra tay chân miệng tại nhà, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám – Ảnh: healthhu
2.2. Cho trẻ thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh nếu được chỉ định
Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa nhi sẽ xác định được bệnh tay chân miệng thông qua các triệu chứng lâm sàng mà không cần xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện sốt cao kéo dài và các phát ban trên da không rõ ràng, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tay chân miệng.
Xét nghiệm cơ bản bao gồm: xét nghiệm CRP, điện giải, công thức máu, khí máu, đường huyết…
Ngoài ra, các xét nghiệm chẩn đoán khác bao gồm:
- Enterovirus 71 IgM: Thông qua bệnh phẩm huyết thanh và huyết tương, xét nghiệm phát hiện và định tính kháng thể IgM gây bệnh tay chân miệng kháng Enterovirus type 71.
- Enterovirus 71-PCR: Xét nghiệm bằng kỹ thuật Real time PCR với mẫu bệnh phẩm từ phết dịch tiết hầu, họng, nước bọt, hoặc dịch tiết từ các phát ban dạng phỏng trên da.
2.3. Điều trị theo phác đồ của bác sĩ và theo dõi tình trạng bệnh của trẻ
Sau khi được các bác sĩ xác định bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên tuân thủ theo phác đồ điều trị hoặc hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà.
Theo dõi bệnh trạng của trẻ thường xuyên để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện nếu bệnh chuyển cấp độ nặng hơn.
Mắc tay chân miệng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Tay chân miệng là một trong những bệnh lí phổ biến và thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bên cạnh việc tuân theo các chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.
Tìm hiểu bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì qua bài viết dưới đây.
Tay chân miệng là căn bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế, phương pháp điều trị chủ yếu của căn bệnh này là thực hiện chế độ chăm sóc đúng cách.
Để đảm bảo không gặp phải những biến chứng bất thường, người bệnh phải được theo dõi thường xuyên và uống thuốc hạ sốt khi cần. Điều quan trọng hơn, phải để ý tới chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
Những người bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì là vấn đề dành được sự quan tâm của rất nhiều người. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho bệnh nhân mắc tay chân miệng.
1. Cháo loãng hoặc súp
Những người bị tay chân miệng cần được cung cấp một lượng tinh bột nhất định trong ngày để có đủ sức khỏe chống lại các triệu chứng của bệnh.
Tuy nhiên, các món ăn như cơm, cháo đặc có thể khiến bệnh nhân khó ăn do những loại thức ăn này có thể gây ra đau đớn khi nhai nuốt. Vì thế người bệnh có thể ăn cháo loãng hoặc súp để thay thế.
Súp là món ăn tốt cho người bị tay chân miệng để bệnh nhanh khỏi - Ảnh Internet.
Bạn cần lưu ý rằng có thể nấu súp kết hợp với các loại thịt nhưng cần tránh nấu chung với cá hoặc các loại thực phẩm có vị tanh. Ngoài ra, nên sử dụng củ, quả để chế biến thay cho các loại rau.
2. Bị tay chân miệng nên ăn trứng
Trứng là một loại thực phẩm có chứa nhiều protein, sắt, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Đây là sự lựa chọn phổ biến của mọi người nói chung và đối với người mắc bệnh tay chân miệng nói riêng.
Không những vậy, các món ăn được chế biến từ trứng thường mềm nên không khiến người bệnh cảm thấy đau đớn trong quá trình nhai nuốt. Khi mắc chân tay miệng, bệnh nhân nên bổ sung trứng vào trong khẩu phần ăn của mình.
3. Sữa chua và mật ong là thực phẩm tốt cho người bệnh tay chân miệng
Mật ong là thực phẩm có vị ngọt, thơm, có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành các vết loét trong khoang miệng. Vì những lợi ích đó, mật ong được lựa chọn sử dụng cho người mắc tay chân miệng nhằm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Nên kết hợp sữa chua và mật ong cho người bệnh tay chân miệng - Ảnh Internet
Sữa chua là một thực phẩm rất tốt cho người bị tay chân miệng bởi nó khá mềm, dịu mát, giúp xoa dịu cơn đau do các vết loét gây ra. Hơn thế nữa, sữa chua còn giúp bổ sung lợi khuẩn, protein, canxi, kali, axit folic và các loại vitamin khác cho cơ thể, vừa giúp tăng sức đề kháng vừa giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn.
Lưu ý, khi ăn sữa chua nên ăn sữa chua mềm thay vì để đông đá, thêm sữa chua vào món trái cây dầm. Nếu đang sử dụng kháng sinh, không nên ăn sữa chua bởi kháng sinh sẽ tiêu diệt lợi khuẩn, khiến sữa chua không còn tác dụng với sức khỏe.
4. Nước trái cây và sinh tố
Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi người bị tay chân miệng nên ăn gì chính là nước trái cây và các loại sinh tố. Theo đó, người bệnh nên bổ sung các loại nước uống trái cây như cam, bưởi để bổ sung vitamin C.
Ngoài ra, người mắc bệnh tay chân miệng cũng nên ăn nhiều loại quả có màu đỏ, màu vàng như dưa hấu, dưa lưới, thanh long ruột đỏ hay nước ép để cung cấp vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm nhanh lành các tổn thương do bệnh gây ra.
Các loại nước trái cây có thể giúp làm nhanh lành các tổn thương do bệnh tay chân miệng gây ra - Ảnh Internet.
5. Kem
Kem là thực phẩm tốt cho người bị tay chân miệng. Lý do là khi bị bệnh, các vết loét trong miệng khiến bệnh nhân đau đớn. Khi đó, cảm giác mát lạnh của kem có thể giúp giảm đau tạm thời, từ đó người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Lưu ý khi ăn kem là chỉ nên ăn các loại kem trái cây để vừa giảm đau vừa bổ sung dinh dưỡng. Tránh các loại kem ca cao, kem sô cô la vì chúng có thể khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là một số thực phẩm rất tốt cho những người mắc tay chân miệng. Bên cạnh việc chú ý bổ sung dinh dưỡng qua những loại thực phẩm này, người bệnh cần tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi hơn.
Người bị tay chân miệng nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Bên cạnh việc nhận biết các dấu hiệu, đưa người bệnh đi khám bệnh viện, những bệnh nhân mắc tay chân miệng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng để có sức đề kháng tốt nhất giúp mau khỏi bệnh. Vậy người bị tay chân miệng không nên ăn gì qua bài viết dưới đây! Ngoài việc bổ sung các thực phẩm...