Chuyên gia WHO nêu cách xác định triệu chứng hậu COVID-19

Theo dõi VGT trên

Tiến sỹ Janet Diaz cho biết đa số các triệu chứng hậu COVID-19 thường kéo dài từ 2 tháng trở lên. Nếu các triệu chứng biến mất trong vòng một tháng, tình trạng này không được coi là hậu COVID-19.

Chuyên gia WHO nêu cách xác định triệu chứng hậu COVID-19 - Hình 1
Phim chụp Xquang phổi của bệnh nhân COVID-19 (trái) và phổi của người bình thường tại bệnh viện ở Magdeburg, miền đông nước Đức, ngày 28/4/2021. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Trong bài viết đăng tải trên tạp chí Times of India cuối tuần qua, Tiến sỹ Janet Diaz, Trưởng nhóm Quản lý lâm sàng tại Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) cho biết đa số các triệu chứng hậu COVID-19 thường kéo dài từ 2 tháng trở lên.

Theo Tiến sỹ Diaz, nếu các triệu chứng biến mất trong vòng một tháng, tình trạng này không được coi là hậu COVID-19. Trong khi đó, có khoảng 200 triệu chứng bệnh xuất hiện ở giai đoạn này và phổ biến nhất là 3 triệu chứng gồm mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức gây tình trạng sương mù não (suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung).

Ngoài ra, giới chuyên môn cũng đề cập tới các bất thường tim mạch. Cụ thể, kết quả nghiên cứu các bệnh nhân COVID-19 ở Mỹ trong vòng 1 năm sau khỏi bệnh cho thấy, nguy cơ tim mạch ở nhóm này tăng lên với các dạng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp, cục máu đông, có nguy cơ gây tử vong.

Tiến sỹ Diaz khuyến nghị cần đi khám sức khỏe nếu vẫn gặp phải các triệu chứng hậu COVID-19 sau 3 tháng nhiễm bệnh, hay còn gọi là tình trạng COVID kéo dài (long COVID).

Theo chuyên gia WHO, không có phương pháp điều trị chung cho mọi trường hợp mà phải tập trung vào các triệu chứng của từng người. Hiện không có bất kỳ loại thuốc nào để điều trị biến chứng hậu COVID-19 nhưng có các biện pháp can thiệp như phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng cuộc sống…

Ngoài ra, những người từng mắc COVID-19 nên hạn chế vận động, tránh làm việc quá sức nếu còn mệt mỏi hoặc gặp tình trạng sương mù não, bên cạnh đó, nên tham khảo ý kiến kịp thời từ bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp.

Trong khi đó, tờ New Zealand Herald số ra ngày 14/3 đăng bài viết tổng hợp ý kiến của các chuyên gia tại Anh nhằm giúp cải thiện các triệu chứng hậu COVID-19.

Theo bài viết, một nghiên cứu của Đại học Birmingham đầu năm nay cảnh báo các triệu chứng bệnh khiến người bệnh tìm đến những phương pháp điều trị đắt tiền không có căn cứ khoa học trên mạng Internet và thậm chí nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, giới chuyên môn nêu rõ, có những phương pháp đơn giản, ít tốn kém và an toàn mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện.

Để cải thiện tình trạng sương mù não, Tiến sỹ David Strain, giảng viên lâm sàng cao cấp tại Đại học Exeter cho rằng có thể huấn luyện não bộ bằng cách thực hiện các hoạt động kích thích nhận thức, như chơi đố chữ, học ngôn ngữ mới…

Ngoài ra, cần tăng tương tác xã hội thường xuyên và hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng thần kinh.

Tiến sỹ Jeremy Rossman, giảng viên cao cấp về virus học tại Đại học Kent cho rằng người bệnh sau khi phục hồi cần nghỉ ngơi đầy đủ trong 6 tuần, uống đủ nước, đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin C và tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ quãng ngắn.

Để cải thiện triệu chứng khó thở, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) hướng dẫn bài tập thở sâu từ 3-5 lần mỗi ngày, theo đó thả lỏng ngực và vai, hít một hơi dài, chậm và sâu vào bên trong, qua mũi, sau đó thở ra nhẹ nhàng.

Ngoài ra, có thể tập thở theo cách hít vào chậm rãi, rồi nín thở trong 2-3 giây, sau đó thở ra nhẹ nhàng. Người tập có thể tự cảm nhận để lựa chọn cho mình phương pháp tập luyện phù hợp.

Trong khi đó, Fifth Sense – công cụ hỗ trợ người mắc chứng rối loại khứu giác – đã cùng các chuyên gia tại Đại học East Anglia lập một hướng dẫn trực tuyến về “kỹ thuật luyện khứu giác,” theo đó hít ngửi một số mùi đặc biệt như cam, cà phê hoặc tỏi, ít nhất hai lần một ngày trong vài tháng để tăng khả năng nhận biết của não bộ./.

Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không?

Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang dần cạnh tranh với biến thể Delta.

Trong bối cảnh này, nhiều người lo lắng, liệu có thể bị nhiễm biến thể Omicron và Delta cùng lúc không?

Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Irene Peterson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học London (Anh) đã trả lời câu hỏi này.

Theo bà Peterson, về mặt lý thuyết, một người có thể vừa nhiễm Omicron vừa nhiễm Delta cùng lúc, nhưng khó có thể xảy ra.

Vì có khả năng Omicron sẽ thắng Delta, do Omicron nhân đôi nhanh hơn Delta rất nhiều, theo Express.

Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không? - Hình 1

Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK

Các chuyên gia dịch tễ học đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị nhiễm cả Delta và Omicron cùng nhau. Đã có những trường hợp đồng nhiễm trước đây.

Hai nghiên cứu - một ở Brazil và một ở Pháp - đã nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng virus khác nhau cùng lúc. Nhưng hai nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng điều này xảy ra là rất hiếm, nên đừng hoảng sợ, theo trang tin wxyz.

Khoa học đã chứng minh rằng một người chỉ nhiễm một chủng tại một thời điểm. Điều có khả năng xảy ra nhất, với tốc độ lan truyền của Omicron, thì Omicron sẽ đẩy Delta ra. Cũng giống như Delta đã đẩy biến thể Alpha ra, theo wxyz.

Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục khắp thế giới, WHO lo "sóng thần" ô nhiễm

Tiến sĩ Saralyn Mark, cựu cố vấn y tế cao cấp tại Nhà Trắng, đã xác nhận rằng có thể bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc.

Nhưng ông nói rằng không nhất thiết là người bị đồng nhiễm sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, điều khiến tiến sĩ Mark lo ngại là khả năng nhiễm một hoặc cả hai biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm.

Ông Mark nói, ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm cúm, gây tổn thương phổi nhiều hơn. Đây sẽ là một bộ 3 virus và có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, theo wusa9.

Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không? - Hình 2

Điều đáng lo ngại là khả năng nhiễm 1 hoặc cả 2 biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK

Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia (Anh), cũng đồng ý: đồng nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào cũng dễ dẫn đến bệnh nặng hơn đặc biệt là đồng nhiễm Covid và cúm.

Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cũng nói rằng mọi người có thể "nhiễm cả hai loại virus", Daily Mail đưa tin.

Chắc chắn những người bị suy giảm miễn dịch - có thể nhiễm cả hai loại virus, ông cảnh báo.

Tuy nhiên, thường sẽ có một biến thể nổi trội hơn, vì vậy việc nhiễm hai chủng vẫn là điều "khó xảy ra", Daily Mail cho biết.

Tuy nhiên, mức độ bao phủ vắc xin cao sẽ "giúp chống lại bệnh nghiêm trọng", ông nói thêm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung QuốcBộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
05:39:45 06/01/2025
5 người đi cấp cứu sau khi ăn cá nóc5 người đi cấp cứu sau khi ăn cá nóc
19:56:26 06/01/2025
Phát hiện 'hạt sang rởm' chữa dạ dày có chất độc gây ngừng timPhát hiện 'hạt sang rởm' chữa dạ dày có chất độc gây ngừng tim
08:49:34 06/01/2025
5 thực phẩm giải độc gan và 5 loại cần tránh5 thực phẩm giải độc gan và 5 loại cần tránh
20:36:08 06/01/2025
Làm gì khi quên uống thuốc huyết áp?Làm gì khi quên uống thuốc huyết áp?
22:05:16 06/01/2025
5 thực phẩm tệ nhất với người bệnh tiểu đường5 thực phẩm tệ nhất với người bệnh tiểu đường
09:56:22 06/01/2025
CDC Đồng Nai thông tin gì về ca tử vong do bệnh ho gà?CDC Đồng Nai thông tin gì về ca tử vong do bệnh ho gà?
13:41:14 06/01/2025
8 loại thực phẩm xứng đáng là 'siêu thực phẩm'8 loại thực phẩm xứng đáng là 'siêu thực phẩm'
05:46:02 06/01/2025

Tin đang nóng

Nữ tỷ phú Thái Lan muốn chiêu mộ Xuân Son: Sở hữu dinh thự hơn 2.000m2 bề thế, U60 vẫn giữ thần thái đỉnh caoNữ tỷ phú Thái Lan muốn chiêu mộ Xuân Son: Sở hữu dinh thự hơn 2.000m2 bề thế, U60 vẫn giữ thần thái đỉnh cao
06:17:47 07/01/2025
Đang đi bão, thanh niên Hà Nội xin quá giang luôn xe Maybach rồi nhận về cái kết không ai nghĩ đếnĐang đi bão, thanh niên Hà Nội xin quá giang luôn xe Maybach rồi nhận về cái kết không ai nghĩ đến
06:20:14 07/01/2025
32 giây cãi không thua đối thủ Thái Lan 1 câu nào, Duy Mạnh lên tầm "ông hoàng ngôn ngữ"32 giây cãi không thua đối thủ Thái Lan 1 câu nào, Duy Mạnh lên tầm "ông hoàng ngôn ngữ"
06:24:28 07/01/2025
CĐV Thái Lan phản ứng trước giải trình của SupachokCĐV Thái Lan phản ứng trước giải trình của Supachok
07:15:54 07/01/2025
HLV Kim Sang Sik thấy có lỗi với Tuấn Hải, tiết lộ cầu thủ "ghét" ông nhấtHLV Kim Sang Sik thấy có lỗi với Tuấn Hải, tiết lộ cầu thủ "ghét" ông nhất
06:54:05 07/01/2025
Vụ án rúng động cả showbiz: 1 sao nữ bị bắt cóc tống tiền suốt 6 tháng, rò rỉ thông tin của 300 nghệ sĩ vào tay tội phạmVụ án rúng động cả showbiz: 1 sao nữ bị bắt cóc tống tiền suốt 6 tháng, rò rỉ thông tin của 300 nghệ sĩ vào tay tội phạm
07:17:23 07/01/2025
Mặt mộc gây sốc của Lưu Diệc PhiMặt mộc gây sốc của Lưu Diệc Phi
06:01:48 07/01/2025
Sao Việt 7/1: NSƯT Chí Trung đi du lịch cùng bạn gái, Diệp Lâm Anh khác lạSao Việt 7/1: NSƯT Chí Trung đi du lịch cùng bạn gái, Diệp Lâm Anh khác lạ
08:07:57 07/01/2025

Tin mới nhất

Cách chế biến món ăn từ thịt dê thích hợp cho mùa đông

Cách chế biến món ăn từ thịt dê thích hợp cho mùa đông

08:42:43 07/01/2025
Nguyên nhân do vào mùa đông, dương khí trong cơ thể con người tiềm tàng vào bên trong, vì thế cơ thể dễ xuất hiện các tình trạng tay chân lạnh, khí huyết lưu thông kém.
Người bị đau dạ dày nhất định phải biết điều này để phòng ngừa cơn đau tái phát

Người bị đau dạ dày nhất định phải biết điều này để phòng ngừa cơn đau tái phát

08:38:28 07/01/2025
Dạ dày có dạng hình chữ J, là phần quan trọng của hệ tiêu hóa. Dạ dày nối với ruột non ở phía dưới và nối với lỗ tâm vị nối với thực quản ở phía trên. Vị trí của dạ dày nằm ở giữa bụng, trên rốn, dưới gan và vùng thượng vị, gần với lá l...
Ăn nhiều trứng có gây hại cho tim?

Ăn nhiều trứng có gây hại cho tim?

08:32:19 07/01/2025
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng cholesterol trong thực phẩm không ảnh hưởng đáng kể đến mức cholesterol trong máu, vốn bị chi phối bởi yếu tố di truyền và các yếu tố dinh dưỡng khác.
Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ

Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ

08:19:31 07/01/2025
Theo bộ này, HMPV đã tồn tại ở nhiều quốc gia "trong nhiều thập kỷ" và lây truyền chủ yếu qua các giọt bắn trong không khí và tiếp xúc trong sinh hoạt. Các triệu chứng bao gồm ho, sổ mũi, khó thở, sốt và nhức đầu.
Thuốc tránh thai có làm giảm ham muốn?

Thuốc tránh thai có làm giảm ham muốn?

08:15:03 07/01/2025
Do đó, khi dùng thuốc tránh thai và thấy bản thân bị giảm ham muốn, chị em nên thăm khám bác sĩ và thảo luận về việc chuyển sang dùng một loại thuốc tránh thai khác ít ảnh hưởng lên việc ức chế nội tiết tố.
Chế độ ăn tốt nhất cho sức khỏe năm 2025

Chế độ ăn tốt nhất cho sức khỏe năm 2025

08:11:21 07/01/2025
Bảng xếp hạng dựa trên phản hồi từ một nhóm gồm 69 bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, nhà dịch tễ học dinh dưỡng, đầu bếp và nhà nghiên cứu giảm cân. Một hệ thống xếp hạng năm điểm mới tính đến nhiều cân nhắc về sức khỏe và lối sống.
7 lợi ích không ngờ khi bạn ăn hạt bí đỏ

7 lợi ích không ngờ khi bạn ăn hạt bí đỏ

08:07:50 07/01/2025
Hạt bí đỏ tuy nhỏ nhưng là một trong những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng giá trị, tốt cho sức khỏe.
Nam thanh niên nhập viện vì nuốt xương heo khi ăn cháo

Nam thanh niên nhập viện vì nuốt xương heo khi ăn cháo

22:22:36 06/01/2025
Trong quá trình phẫu thuật kéo dài hơn một giờ, đội ngũ nhân viên y tế của các chuyên khoa Ngoại nhi cấp cứu bụng, Tai mũi họng, Gây mê hồi sức phối hợp lấy dị vật mà không làm tổn hại thêm đến thực quản.
Tăng ca mắc bệnh sởi ở Khánh Hòa, bác sĩ khuyến cáo điều các gia đình cần nhớ

Tăng ca mắc bệnh sởi ở Khánh Hòa, bác sĩ khuyến cáo điều các gia đình cần nhớ

22:20:23 06/01/2025
Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, bệnh sởi ở Khánh Hòa gia tăng mạnh vào mấy tháng gần đây. Từ đầu năm 2024 đến nay có hơn 600 trường hợp mắc bệnh sởi ở địa phương, không có ca tử vong.
Trường hợp tử vong nghi do bệnh dại ở Đắk Lắk

Trường hợp tử vong nghi do bệnh dại ở Đắk Lắk

22:08:22 06/01/2025
Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk tiến hành tư vấn cho người nhà bệnh nhân và truyền thông kiến thức phòng, chống bệnh dại cho gia đình và cộng đồng chung quanh.
Trẻ có độ cận cao hơn gấp đôi số tuổi của mình!

Trẻ có độ cận cao hơn gấp đôi số tuổi của mình!

21:57:41 06/01/2025
Trong vòng 12 tuần cuối thai kỳ đến vài tuần đầu sau sinh, quá trình này tiếp tục tiến triển rất nhanh để khi trẻ được sinh ra, các mạch máu võng mạc được hoàn chỉnh hoàn toàn.
Nguy hiểm khi tháo túi ngực không đúng quy trình

Nguy hiểm khi tháo túi ngực không đúng quy trình

21:50:29 06/01/2025
Với những trường hợp này không thể đặt túi ngực, bắt buộc bác sĩ phải phẫu thuật lại để xử lý sạch khoang đặt túi, cấy kháng sinh đồ, đặt dẫn lưu theo dõi và bơm rửa liên tục đến khi khoang ngực ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Chồng bỏ vợ mới sinh con nằm viện để về nhà, nửa đêm nghe cuộc gọi của chị hàng xóm mà tôi choáng váng

Chồng bỏ vợ mới sinh con nằm viện để về nhà, nửa đêm nghe cuộc gọi của chị hàng xóm mà tôi choáng váng

Góc tâm tình

09:45:47 07/01/2025
Dù tôi muốn ly hôn chồng nhưng tôi mới sinh con, nhìn con mới đẻ đã không có cha bên cạnh, tôi thật sự rất đau lòng. Giờ tôi phải làm sao đây?
Phát hiện lăng mộ bác sĩ hoàng gia 4.000 năm tuổi tại Ai Cập

Phát hiện lăng mộ bác sĩ hoàng gia 4.000 năm tuổi tại Ai Cập

Thế giới

09:37:25 07/01/2025
Theo đó, đoàn khảo cổ học liên quốc gia Pháp-Thụy Sĩ đã tìm thấy một lăng mộ cổ thuộc loại kiến trúc mastaba có niên đại hơn 4.000 năm tuổi.
Nhan sắc mặn mà của Hoa hậu Đặng Thu Thảo

Nhan sắc mặn mà của Hoa hậu Đặng Thu Thảo

Người đẹp

09:33:57 07/01/2025
Ở tuổi 34, Hoa hậu Đặng Thu Thảo ngày càng sở hữu nhan sắc mặn mà, có cuộc sống viên mãn bên chồng con. Hoa hậu Đặng Thu Thảo được khen tươi tắn, vóc dáng mảnh mai dù đã là mẹ bỉm 3 con.
Vợ chồng ca sĩ Ánh Tuyết nhập viện lúc rạng sáng

Vợ chồng ca sĩ Ánh Tuyết nhập viện lúc rạng sáng

Sao việt

09:08:30 07/01/2025
Hiện tại, tình trạng vợ chồng Ánh Tuyết tạm ổn định, ông Michel cần kiểm tra thêm. Cả ngày nay, hai người được nhiều nghệ sĩ, người quen gọi điện, nhắn tin hỏi thăm.
Đi về miền có nắng - Tập 1: Trợ lý bị đánh ghen giữa sân bay, thiếu gia quay video cổ vũ

Đi về miền có nắng - Tập 1: Trợ lý bị đánh ghen giữa sân bay, thiếu gia quay video cổ vũ

Phim việt

09:01:15 07/01/2025
Thay vì vào can ngăn, Phong (Bình An) lại thích thú quay lại màn đánh ghen, nhưng anh có doạ người phụ nữ kia về khả năng phải đi tù.
Bạn có đang mắc sai lầm về gội và sấy tóc?

Bạn có đang mắc sai lầm về gội và sấy tóc?

Làm đẹp

09:00:29 07/01/2025
Nếu cần thiết (ví dụ: da đầu bạn bị nhờn hoặc bạn chuẩn bị tham dự một sự kiện quan trọng), bạn có thể gội đầu hàng ngày. Gội đầu không có tác dụng lên nang tóc và nhìn chung không gây đau đầu hoặc rụng tóc.
Đi Cần Giờ, đừng quên thăm mũi Đồng Tranh

Đi Cần Giờ, đừng quên thăm mũi Đồng Tranh

Du lịch

07:53:41 07/01/2025
Mũi Đồng Tranh thuộc xã Long Hòa, cách thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TPHCM khoảng 13km. Đây là điểm đến phù hợp để du khách thư giãn, tận hưởng không khí trong lành và thưởng thức hải sản.
Cự Giải gặp quý nhân, Bọ Cạp kinh doanh thuận lợi trong tuần mới từ 6/1-12/1

Cự Giải gặp quý nhân, Bọ Cạp kinh doanh thuận lợi trong tuần mới từ 6/1-12/1

Trắc nghiệm

07:15:14 07/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo tuần mới từ 6/1-12/1/2025 giúp bạn có cái nhìn toàn diện về một tuần lễ mới. Cùng xem tuần này của bạn như thế nào nhé.
Nói 1 câu về hôn nhân, "tổng tài" When The Phone Rings ẩn ý về nghi vấn hẹn hò tình màn ảnh Chae Soo Bin?

Nói 1 câu về hôn nhân, "tổng tài" When The Phone Rings ẩn ý về nghi vấn hẹn hò tình màn ảnh Chae Soo Bin?

Sao châu á

07:13:12 07/01/2025
Truyền thông và dư luận xứ Hàn đều cho rằng đây không khác gì lời ngầm xác nhận cặp đôi đã hẹn hò, còn chuyện hôn nhân phải kể cả hai bàn bạc sau.
Phát hiện nhóm nhân viên quán lẩu cá kèo nổi tiếng ở TPHCM sử dụng ma túy

Phát hiện nhóm nhân viên quán lẩu cá kèo nổi tiếng ở TPHCM sử dụng ma túy

Pháp luật

07:09:55 07/01/2025
Khi xử lý những nhân viên các quán lẩu cá kèo ở quận 3, TPHCM chiếm dụng lòng đường để giữ xe, cơ quan công an phát hiện một số người tổ chức sử dụng ma túy.
Những bức ảnh nói lên sự "thần kỳ" trong lưu trữ khiến tôi "choáng váng" sau khi xem, thậm chí tôi không thể nghĩ ra!

Những bức ảnh nói lên sự "thần kỳ" trong lưu trữ khiến tôi "choáng váng" sau khi xem, thậm chí tôi không thể nghĩ ra!

Sáng tạo

06:34:27 07/01/2025
Có những bí ẩn ẩn chứa trong những ngôi nhà bình thường mà tôi sẽ không bao giờ có thể hiểu được nếu không có hơn chục năm kinh nghiệm sống. Hãy cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh cất giữ cực ngầu này nhé.