Chuyên gia WB: Kinh tế thế giới sẽ mất 5 năm để phục hồi hoàn toàn sau dịch Covid-19
Ngày 17-9, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB), bà Carmen Reinhart cho rằng nền kinh tế thế giới có thể phải mất 5 năm để phục hồi hoàn toàn từ đại dịch Covid-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm Covid-19 tại New York, Mỹ, ngày 13-9-2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khuôn khổ hội nghị đang diễn ra tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, bà Reinhart cho rằng kinh tế toàn cầu có thể hồi phục với tốc độ nhanh chóng khi tất cả các biện pháp hạn chế được áp đặt để phòng dịch được gỡ bỏ hoàn toàn, tuy nhiên, sự phục hồi hoàn toàn sẽ phải mất 5 năm.
Theo bà, nhiều nước sẽ phải gánh chịu tình trạng suy thoái do dịch Covid-19 dài hơn so với các nước khác và thực tế này sẽ làm trầm trọng hơn các vấn đề bất bình đẳng khi những nước nghèo nhất lại trở thành nạn nhân chịu nhiều tổn thương nhất từ khủng hoảng Covid-19. Bà cho biết thêm, lần đầu tiên trong 20 năm qua, tỷ lệ người nghèo đói toàn cầu sẽ tăng sau cuộc khủng hoảng do Covid-19.
Trên thực tế, kinh tế hầu hết các nước trên thế giới giảm sút nghiêm trọng do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Nhiều nước rơi vào suy thoái nghiêm trọng là thực tế đang xảy ra bất chấp chính phủ các nước này công bố các gói khổng lồ hỗ trợ doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng.
Mới đây nhất, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báo nếu đại dịch Covid-19 nằm trong tầm kiểm soát, nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng 5% trong năm 2021. Tuy nhiên, trong trường hợp dịch Covid-19 tái bùng phát khiến chính phủ các nước buộc phải tái áp đặt các lệnh hạn chế, tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2021 có thể sụt giảm 2-3% so với mức dự báo.
Theo OECD, triển vọng tươi sáng về tăng trưởng kinh tế cũng sẽ không đồng đều trong các nền kinh tế lớn. Cụ thể, kinh tế Mỹ, Trung Quốc và châu Âu sẽ có phần khởi sắc hơn so với các nền kinh tế khác như Ấn Độ, Mexico và Nam Phi, do cuộc chiến chống Covid-19 tại mỗi nước ở mức độ khác nhau.
COVID-19: Đại dịch có thể ngày càng tồi tệ, Việt Nam nguy cơ xâm nhập từ ngoài vào rất cao
WHO cảnh báo khủng hoảng COVID-19 có thể ngày càng xấu đi. Nếu các quy tắc cơ bản không được tuân thủ, tình hình đại dịch sẽ ngày càng tồi tệ.
Đối với Việt Nam, hiện nguy cơ dịch xâm nhập từ nước ngoài vào vẫn cao, do tình trạng vượt biên, nhập cảnh trái phép, trốn cách ly...
Theo đó, bản tin mới nhất cập nhật từ Bộ Y tế cho biết, hiện thế giới ghi nhận 13.229.075 người mắc; 574.977 người tử vong. 215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.
Việt Nam đứng thứ 160 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.
Việt Nam: 373 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.
Theo Bộ Y tế, nước Mỹ là tâm dịch lớn nhất thế giới với hơn 3,4 triệu ca mắc; hơn 138.000 người tử vong. Tiếp đó là các nước Brazil, Ấn Độ, Nga, Peru. WHO cảnh báo tình hình có thể tồi tệ hơn nhiều.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực. Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do COVID-19.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm qua cảnh báo khủng hoảng COVID-19 có thể ngày càng xấu đi. Nếu các quy tắc cơ bản không được tuân thủ, tình hình đại dịch sẽ ngày càng tồi tệ.
Mặc dù hiện nay, rất nhiều quốc gia đang trong giai đoạn từng bước mở cửa trở lại, nhưng cũng có không ít quốc gia phải phong tỏa cục bộ trở lại một số khu vực trong nước do dịch bệnh. Các chuyên gia nhận định nguy cơ dịch bệnh đối với Việt Nam vẫn còn. Tại Việt Nam, nước ta vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Mặc dù có phát hiện ca mắc mới nhưng đều từ nước ngoài trở về và được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có khả năng lây lan ra cộng đồng. Hiện nguy cơ dịch xâm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn cao, do tình trạng vượt biên, nhập cảnh trái phép, trốn cách ly...
Nhằm bảo vệ những thành quả đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch bệnh, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội trong nước, chúng ta phải tiếp tục siết chặt quản lý các tuyến biên giới, quản lý người nhập cảnh, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Chính phủ Việt Nam xác định phòng chống dịch bệnh COVID-19 có thể sẽ kéo dài nhiều năm, nên sẽ phải thực hiện vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển sản xuất kinh doanh.
Việt Nam tiếp tục đưa hàng trăm công dân ở nước ngoài có nhu cầu về nước. Để đảm bảo an toàn phòng dịch, việc kiểm soát người nhập cảnh vẫn phải được đặt lên hàng đầu. Vì thế, tất cả các trường hợp nhập cảnh đều được thực hiện cách ly phù hợp, thực hiện xét nghiệm theo đúng quy định, đảm bảo không để nguồn bệnh xâm nhập, lây nhiễm vào Việt Nam.
Việt Nam là điểm sáng của những nền kinh tế mới nổi Ngày 2-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, đề ra phương hướng, giải pháp 6 tháng cuối năm 2020. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì hội nghị...