Chuyên gia Vũ Hán từng muốn thả virus Corona vào hang dơi 18 tháng trước khi bùng dịch
Các nhà khoa học Vũ Hán lên kế hoạch tung virus Corona lai mới vào những hang dơi ở Vân Nam ( Trung Quốc), nhằm chủng ngừa dơi trước những căn bệnh có thể lây sang người, theo tài liệu vào năm 2018.
Tiến sĩ Thạch Chính Lệ của Viện Virus học Vũ Hán. Ảnh SCIENTIFIC AMERICAN
Báo The Telegraph hôm 21.9 dẫn tài liệu mới cho thấy 18 tháng trước thời điểm phát hiện những ca Covid-19 đầu tiên, các nhà khoa học tại Vũ Hán đã đề xuất kế hoạch phun các hạt nano vào những hang dơi ở Vân Nam. Các hạt nano này thẩm thấu qua da, và chứa nhiều “protein gai lai mới” của virus Corona mà dơi là vật chủ. Đây có thể được xem như một cách chủng ngừa qua không khí.
Bên cạnh đó, họ có kế hoạch tạo ra các virus lai, được can thiệp gien để lây nhiễm người dễ dàng hơn. Nhóm này đề nghị Cơ quan Các dự án Quốc phòng Hiện đại của Mỹ (DARPA) tài trợ 14 triệu USD cho dự án trên.
Video đang HOT
Được một cựu quan chức chính quyền tổng thống Mỹ thời ông Donald Trump xác nhận là có thật, các tài liệu trên cho thấy các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tiến hành chỉnh sửa gien trên virus Corona ở dơi, theo đó cho phép chúng dễ dàng xâm nhập tế bào người hơn.
Vào thời điểm virus gây bệnh Covid-19 (SARS-CoV-2) lần đầu tiên được giải mã trình tự gien, giới khoa học rất thắc mắc làm cách nào virus này có thể tiến hóa ở vị trí phân cắt trên protein gai để có khả năng thích nghi với người mà nhờ vậy SARS-CoV-2 có thể lây lan nhanh chóng.
Đề xuất của nhóm cũng bao gồm các kế hoạch trộn lẫn những biến thể virus Corona nguy cơ cao trong tự nhiên, với những chủng lây lan mạnh hơn nhưng ít nguy hiểm hơn.
Các tài liệu trên được nhóm điều tra trên web Drastic công bố. Đây là nhóm do nhiều nhà nhà khoa học trên toàn cầu thiết lập nhằm giải mã nguồn gốc Covid-19.
Dự án nghiên cứu virus Corona nói trên do nhà động vật học người Anh Peter Daszak của tổ chức EcoHealth Alliance (trụ sở tại Mỹ) soạn thảo và trình lên DARPA. Ông Daszak phối hợp chặt chẽ với Viện Virus học Vũ Hán để triển khai dự án, trong số đó các thành viên có tiến sĩ Thạch Chính Lệ, biệt danh “người dơi” vì các nghiên cứu của bà liên quan đến lĩnh vực này. Các thành viên khác bao gồm những chuyên gia của Đại học Bắc Carolina và Cục Khảo sát Địa chất Mỹ.
DARPA từ chối cấp quỹ vì cho rằng dự án do chuyên gia Daszak dẫn đầu có thể đẩy các cộng đồng địa phương đến tình trạng nguy hiểm.
Chuyên gia quốc tế bác giả thuyết nCoV lọt từ phòng thí nghiệm
Hơn 20 nhà khoa học quốc tế gửi thư ủng hộ điều tra thêm về nguồn gốc nCoV, bác bỏ giả thuyết virus có thể lọt từ phòng thí nghiệm.
"Đã đến lúc hạ nhiệt các phát ngôn và khơi dậy ánh sáng của nghiên cứu khoa học", các chuyên gia quốc tế nổi tiếng viết trong bức thư đăng trên tạp chí y khoa The Lancet hôm 5/7. Đây cũng là những người từng lên án "các thuyết âm mưu rằng Covid-19 không có nguồn gốc tự nhiên" hồi tháng 2/2020.
"Chúng tôi tin rằng manh mối xác đáng nhất từ những bằng chứng mới, đáng tin cậy và được bình duyệt trong các tài liệu khoa học, là virus đã tiến hóa trong tự nhiên. Vẫn chưa có bằng chứng khoa học xác thực, giúp trực tiếp củng cố quan điểm virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm trong các tài liệu khoa học được bình duyệt", bức thư có đoạn.
Một nhà nghiên cứu làm việc tại phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: AFP.
"Những cáo buộc và phỏng đoán không giúp ích được gì, bởi chúng không tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp cận thông tin và đánh giá khách quan. Việc tố cáo lẫn nhau không, và sẽ không, thúc đẩy hợp tác quốc tế", các nhà khoa học cho hay.
Tuy nhiên, họ thừa nhận quan điểm "không phải dữ liệu hay kết luận", thêm rằng cuộc điều tra nguồn gốc nCoV nên tuân theo quy trình khoa học, bao gồm duy trì đối thoại và đặt ra những câu hỏi mới. Nhóm này ủng hộ lời kêu gọi điều tra thêm gần đây từ G7, đồng thời kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẩn trương tiếp tục nghiên cứu với các chuyên gia Trung Quốc.
Giả thuyết nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi đại dịch khởi phát, thu hút sự chú ý trong vài tháng gần đây. Ngày càng nhiều nhà khoa học kêu gọi điều tra sâu hơn về khả năng này, còn giới phê bình đánh giá giả thuyết đã bị bác bỏ quá nhanh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi cuối tháng 5 đặt ra thời hạn 90 ngày cho các cơ quan tình báo Mỹ đánh giá cả hai giả thuyết nCoV có nguồn gốc tự nhiên và lọt từ phòng thí nghiệm. Trong khi đó, Trung Quốc kiên quyết bác bỏ giả thuyết virus bị rò rỉ, đồng thời cáo buộc "một số quốc gia" đã ép các nhà khoa học ủng hộ giả thuyết.
"Mọi người đều hiểu rằng không được chính trị hóa việc truy tìm nguồn gốc Covid-19. Quá trình này phải dựa trên khoa học, được tiến hành thông qua hợp tác và cộng tác toàn cầu", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố hôm 2/7.
Trump nói phải bắt Trung Quốc trả giá Trump nói ngay từ đầu ông đã nghi ngờ nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán và cho rằng phải bắt Trung Quốc trả giá vì đại dịch. "Tôi nói điều này từ lâu rồi, ngay từ khi đại dịch bắt đầu. Trước hết là Vũ Hán, nơi mọi thứ bắt đầu, sau đó là phòng thí nghiệm Vũ Hán và...