Chuyên gia vi sinh của Đại học Y Hà Nội: Không dễ mắc bệnh Whitmore

Theo dõi VGT trên

Trước sự xuất hiện liên tiếp các trường hợp bệnh Whitmore (còn gọi là bệnh Melioidosis) khiến người dân lo lắng về nguy cơ mắc bệnh, PGS.TS. Nguyễn Vũ Trung – Trưởng Bộ môn Vi sinh – Ký sinh trùng lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội, kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khẳng định Whitmore không phải bệnh mới và hiếm gặp, cũng không dễ mắc, lây nhiễm.

Dưới đây là cuộc trò chuyện của ông với VietTimes:

Chuyên gia vi sinh của Đại học Y Hà Nội: Không dễ mắc bệnh Whitmore - Hình 1

Ảnh minh họa bệnh Melioidosis (hay còn gọi là bệnh Whitmore).

Không phải “bệnh ăn thịt người”

Những triệu chứng của bệnh Whitmore khiến cho căn bệnh này bị gắn tên là “bệnh ăn thịt người”. Tuy nhiên, điều này khiến cho Whitmore càng trở nên đáng sợ hơn trong mắt người dân. Vậy, nên hiểu như thế nào cho đúng về bệnh Whitmore và vi khuẩn gây ra bệnh này, thưa ông?

Nhiều tài liệu ghi “bệnh Whitmore”, đặt theo tên nhà khoa học người Anh Alfred Whitmore phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh vào đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, tên chính xác của bệnh là Melioidosis, do vi khuẩn có tên khoa học là Burkholderia pseudomalleigây ra.

Melioidosis không phải là bệnh mới hay bệnh hiếm gặp, vì bệnh đã được mô tả ở Việt Nam từ những năm 1920 – 1930. Các bác sĩ nói chung và bác sĩ truyền nhiễm nói riêng cũng không xa lạ với Melioidosis.

Những triệu chứng của bệnh không khó phát hiện, song, do Melioidosis có những triệu chứng giống với các bệnh khác, nên dễ chẩn đoán nhầm. Vì vậy, để chẩn đoán và chữa trị đúng bệnh, bác sĩ phải khám cẩn thận, thăm hỏi và có những xét nghiệm vi sinh đặc thù.

Không nên gọi bệnh Melioidosis là “bệnh/vi khuẩn ăn thịt người”, vì sẽ gây tâm lý hoang mang cho cộng đồng. Bởi tình trạng bệnh nặng nhất, có tổn thương nặng và khó điều trị hơn chỉ xảy ra đối với một số người bị suy giảm miễn dịch hoặc có cơ địa đặc biệt, ví dụ có bệnh mạn tính, bệnh phổi, thận, da…

Chuyên gia vi sinh của Đại học Y Hà Nội: Không dễ mắc bệnh Whitmore - Hình 2

PGS.TS. Nguyễn Vũ Trung – Trưởng Bộ môn Vi sinh – Ký sinh trùng lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Có phải bệnh Melioidosis rất nặng và trường hợp bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 90%, thưa ông?

– Bệnh có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau trên cơ thể. Một số trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Tuy nhiên, tỷ lệ nặng và tử vong phụ thuộc nhiều yếu tố như cơ địa, việc chẩn đoán, điều trị có kịp thời, hợp lý hay không.

Video đang HOT

Vì vậy, khi mắc bệnh, người dân không nên quá lo lắng, hay có tâm lý hoang mang, sợ hãi.

Là bệnh truyền nhiễm nhưng không dễ mắc

Vậy, bệnh Melioidosis có dễ mắc hoặc dễ lây nhiễm không? Điều kiện để bị nhiễm vi khuẩn rồi mắc bệnh là gì?

- Bệnh do vi khuẩn Burkholderia pseudomalleigây ra, song so với nhiều bệnh nhiễm trùng khác, Melioidosis không phải là bệnh dễ mắc, dễ lây nhiễm.

Tuy nhiên, trong những điều kiện thuận lợi ví dụ khi cơ thể có tổn thương, sây sát, hít phải bùn, đất, bộ phận cơ thể tiếp xúc với môi trường có vi khuẩn mà không được bảo vệ hay da bị tổn thương, hoặc ở những người có cơ địa bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch… sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn và mắc bệnh hơn.

Đối với một cơ thể khỏe mạnh, khi làm việc, tiếp xúc với môi trường đất, nước, bùn có vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, nhưng có các điều kiện bảo hộ lao động phù hợp, người đó vẫn không bị nhiễm vi khuẩn, không mắc bệnh.

Vi khuẩn gây bệnh sinh sống ở đâu và chúng đi vào cơ thể người thông qua con đường nào, thưa ông?

– Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei tồn tại trong đất, bùn, chỗ ngập nước, bụi ở một số vùng nhất định. Chúng xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiếp xúc tại chỗ bị tổn thương, vết thương trên cơ thể. Một số trường hợp mắc bệnh qua việc hít phải bùn, nước, đất bẩn khi bị ngã.

Ông có thế cho biết các triệu chứng nhận biết khi bị nhiễm vi khuẩn trên?

– Khi nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, người bệnh sẽ bị sốt, mệt mỏi, ớn lạnh (đây là biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn thông thường). Đồng thời, có các các triệu chứng kèm theo tại một số cơ quan khác, gồm: tổn thương da, áp xe, sưng tuyến nước bọt mang tai, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, áp xe gan, lách, thận…

Sau khi gặp các triệu chứng nói trên, nhiều bệnh nhân mới đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.

Một số trường hợp, bệnh tiến triển nhanh. Những người có bệnh mạn tính như bệnh phổi, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch… sẽ mắc bệnh nặng nhất.

Chuyên gia vi sinh của Đại học Y Hà Nội: Không dễ mắc bệnh Whitmore - Hình 3

Nữ bệnh nhân mắc bệnh Melioidosis sau khi khỏi bệnh

Người dân nên làm thế nào để phòng, tránh bệnh Whitmore, thưa ông?

– Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei tồn tại trong một số môi trường như bùn, đất, cống, chỗ ngập nước, đặc biệt ở một số vùng có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, người dân nên tự trang bị các biện pháp bảo hộ lao động như đi giầy, dép, đeo găng tay, đi ủng, không để bộ phận cơ thể bị sây sát tiếp xúc trực tiếp với các môi trường đó.

Đồng thời, cần vệ sinh tay, chân sau khi lao động hoặc tiếp xúc trong những công việc đặc thù; nâng cao thể trạng, đi khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ. Nếu có các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, các tổn thương da, cơ quan bộ phận khác, người dân nên đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị.

Xin cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Vũ Trung về cuộc trò chuyện!

Tháng 8/2019, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một bệnh nhân nữ mắc Melioidosis (bệnh Whitmore), mũi của bệnh nhân bị tổn thương nặng. Chị được điều trị, xử trí vết thương ở mũi, tổn thương tai mũi – họng. Hiện nay, sức khỏe của chị đã ổn định, được ra viện ngày 19/9.

Trước đó, Trung tâm cũng tiếp nhận gần 20 bệnh nhân mắc Melioidosis.

PGS.TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cũng khẳng định: “Melioidosis không phải là vi khuẩn “ăn thịt người” mà là bệnh đã được nhắc đến nhiều trong vài năm trở lại đây. Bệnh không gây thành dịch và không lây trực tiếp từ người sang người. Tuy là một bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nhưng nay đã có kháng sinh đặc hiệu điều trị nên bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì thế người dân không nên quá hoang mang”.

Theo viettimes

4 sự thật về loại vi khuẩn bị nhầm tưởng 'ăn thịt người'

Số ca nhiễm bệnh Whitmore liên tiếp tăng tại các bệnh viện. Điều này gây tâm lý hoang mang cho người dân.

Theo PGS.TS Bùi Vũ Huy - Giảng viên cao cấp bộ môn Truyền nhiễm Đại học Y Hà Nội, Cố vấn khoa nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - Whitmore đang bị hiểu lầm là vi khuẩn "ăn thịt người". Điều đó khiến người dân hoang mang. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, người dân cần có hiểu biết đúng về căn bệnh này.

4 sự thật về loại vi khuẩn bị nhầm tưởng 'ăn thịt người' - Hình 1

Ảnh minh họa

Whitmore không phải vi khuẩn ăn thịt người

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có tên khoa họ là Burkholderia pseudomallei. Đây một loại vi khuẩn gram âm, yếu, tồn tại trong bùn, đất và chỉ lây nhiễm cho con người thông qua các vết xước, vết thương ngoài da. Vi khuẩn này chỉ có nguy cơ xâm nhập cao vào cơ thể có đề kháng kém như các bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính.

Bệnh nhân không được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh sẽ gây ra hoại tử các tổ chức. Các tổ chức vi khuẩn hay tấn công là xương cánh mũi, xương hàm, các tổ chức cơ tay và chân.

"Trường hợp bị nặng mới gây hoại tử. Vi khuẩn Whitmore không có khả năng ăn các tế bào nên không thể gọi là vi khuẩn 'ăn thịt người' như nhiều người nhầm tưởng. Hiểu lầm này sẽ gây tâm lý hoang mang cho người dân", PGS Huy cho hay.

Không lây từ người sang người

Whitmore hoàn toàn không phải là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người khi tiếp xúc nói chuyện. Đó cũng không phải là virus ký sinh trên động vật, thực vật và con người. Đây chỉ là căn bệnh nhiễm trùng cơ hội, không dễ mắc, ít gặp ở người có sức khỏe bình thường.

Bệnh Whitmore có thể lây nhiễm qua đường không khí nhưng với xác xuất rất nhỏ. Trong môi trường ô nhiễm khói bụi nặng, vi khuẩn mới có thể xâm nhập vào cơ thể con người có đề kháng kém.

Bệnh không dễ dàng lây lan, do đó, người dân không phải quá lo lắng coi căn bệnh này là căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ.

Không gây ra dịch

Bệnh Whitmore không phải là hiếm, thường xuyên có mặt ở môi trường ô nhiễm nhưng không có khả năng gây ra dịch. Người mắc bệnh thường lẻ tẻ chứ không bùng phát thành dịch hoặc đại dịch.

Nếu thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bùn đất, nơi vi khuẩn whitmore cư trú, việc nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore là điều khó tránh khỏi.

Đặc biệt, những người có cơ địa yếu, sức đề kháng kém, nguy cơ nhiễm bệnh càng cao. Đối với những bệnh nhân này, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bởi sức đề kháng của họ đã suy giảm, khó có khả năng phản ứng tốt với vi khuẩn.

Những người có sức đề kháng cao, sức khỏe tốt, trong lao động không may để xảy ra xước chân tay, nếu được vệ sinh sạch sẽ, băng bó cẩn thận và khử trùng tuyệt đối, hoàn toàn có thể phòng tránh được việc nhiễm Whitmore. Người bệnh cần cách ly với môi trường bùn đất đến khi vết thương đã lành và khỏi hẳn.

Bệnh cần được chữa dứt điểm

Người bệnh whitmore nếu tuân thủ đúng pháp đồ của bác sĩ sẽ được điều trị khỏi, không để lại biến chứng. Sau khi người bệnh đã hoàn toàn ổn định về lâm sàng, cắt cơn sốt, sức khỏe phục hồi, phải tiếp tục uống thuốc dự phòng. Tuy nhiên, nhiều người bệnh khi thấy cơ thể khỏe lại, không thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ, không uống thuốc kháng sinh để diệt hết mầm mống vi khuẩn vẫn còn trong máu. Sai lầm này khiến bệnh dễ dàng tái phát.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
05:39:56 16/11/2024
3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột
05:35:02 16/11/2024
Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai
05:45:07 16/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
07:15:30 17/11/2024
8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch
05:21:55 16/11/2024

Tin đang nóng

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Kỳ Duyên có chia sẻ đầu tiên sau Chung kết Miss Universe, 1 chi tiết nhầm lẫn gây chú ý
20:21:20 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024

Tin mới nhất

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Thuốc điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt

08:32:13 15/11/2024
Thuốc chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuốc giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp...

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

08:29:44 15/11/2024
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho...

Hội chứng buồn sau sinh có phải là dấu hiệu trầm cảm?

08:28:34 15/11/2024
Đặc biệt, nếu sản phụ là người có tiền sử trầm cảm hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm, cần thông báo với bác sĩ sản phụ khoa ngay từ đầu khi chăm sóc trước khi sinh. Bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị để ngăn ngừa trầm cảm sau sin...

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

08:20:15 15/11/2024
Cynthia Sass cho biết thêm, nghiên cứu cho thấy nước có khả năng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và mặc dù tác động có thể nhẹ nhưng nó có thể tạo ra tác động lớn hơn theo thời gian.

Có thể bạn quan tâm

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.

Hòa Minzy vướng nghi vấn mang bầu lần 2

Sao việt

21:24:46 17/11/2024
Hòa Minzy liên tục xuất hiện ở các sự kiện thời gian qua cũng là câu trả lời rõ ràng nhất cho việc nữ ca sĩ khó có thể bí mật mang thai lần 2 được.

Khách gọi 11 món nhưng chỉ ăn hết 2, nhà hàng bị cảnh cáo: Cư dân mạng phản bác "không hợp lý"

Netizen

20:41:45 17/11/2024
Một nhà hàng tại Hồ Nam (Trung Quốc) bị cảnh cáo vì khách hàng gọi quá nhiều món nhưng không ăn hết, gây lãng phí thực phẩm. Sự việc này dấy lên tranh luận về trách nhiệm của nhà hàng trong việc ngăn lãng phí thức ăn.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

Thế giới

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Tự do sải bước, phong cách ngút ngàn với quần ống rộng

Thời trang

19:52:24 17/11/2024
Trong thế giới thời trang đầy biến hóa, quần ống rộng luôn khẳng định vị thế vững chắc như một biểu tượng của sự thoải mái và phong cách đỉnh cao.

Những màn đụng hàng váy áo đầy 'duyên nợ' giữa Thanh Thủy và Thùy Tiên

Phong cách sao

19:30:49 17/11/2024
Sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, cộng đồng mạng soi ra cô nàng nhiều lần mặc đụng hàng với Hoa hậu Thùy Tiên. Hai nàng hậu một chín một mười khi diện trang phục đồng điệu.