Chuyên gia VEPR: Nâng trần chi phí lãi vay được khấu trừ thuế lên 30% là không cần thiết

Theo dõi VGT trên

Chuyên gia Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng không nên nâng trần chi phí lãi vay được khấu trừ thuế lên 30%, mà nên có lộ trình giảm tỷ lệ này xuống thấp hơn nữa, và tiến tới loại bỏ hoàn toàn việc khấu trừ lãi vay giữa các công ty liên kết.

sao các tập đoàn đa quốc gia “bình chân như vại”

Nghị định 20/2017/NĐ-CP ra đời với mục tiêu cao nhất là chống chuyển giá/chuyển nợ với mục đích trốn tránh thuế. Điều 3, Khoản 8 của Nghị định quy định: tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ chỉ được khấu trừ thuế nếu không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay và chi phí khấu hao trong kỳ (EBITDA).

Trong khi các tập đoàn đa quốc gia – vốn là những doanh nghiệp có nguy cơ chuyển giá, tránh thuế cao nhấn vẫn “bình chân như vại”, thì điều khoản trên lại gặp khá nhiều phản ứng từ các DN trong nước, đặc biệt là các DN đang đầu tư vào những ngành trọng điểm cần số vốn rất lớn. Nhiều DN cho biết bị giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ hàn-g trăm tỷ đồng vì quy định này.

Sau hàng loạt chỉ đạo của Chính phủ, mới đây, Bộ Tài chính đã có đề xuất sửa đổi đầu tiên với Nghị định 20, theo đó nâng trần lãi vay được trừ của doanh nghiệp từ 20% lên 30%.

Tuy nhiên, mới đây chuyên gia Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) lại có quan điểm cho rằng việc nâng trần này là không cần thiết. Cụ thể, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR, cho rằng Nghị định 20 không có mục đích cản trở việc vay nợ để thực hiện sản xuất kinh doanh, mà chỉ hạn chế việc vay nợ giữa các bên có liên kết nhằm chống hành vi trốn tránh thuế.

Chuyên gia VEPR: Nâng trần chi phí lãi vay được khấu trừ thuế lên 30% là không cần thiết - Hình 1

PGS.TS Phạm Thế Anh

Theo thống kê của VERP, năm 2016, số DN có tỷ lệ lãi vay/EBITDA trên 20% của khu vực DN nhà nước (DNNN) là 396 DN (chiếm 16,5% tổng số DNNN), của khu vực FDI là 673 DN (chiếm 4,9% tổng số DN FDI), của khu vực ngoài nhà nước là 37956 DN (chiếm 8,2% tổng số DN ngoài nhà nước).

Như vậy, DN ngoài nhà nước là khu vực có tỷ lệ lãi vay/EBITDA lớn nhất. Tuy nhiên, đây lại là khối DN ít có quan hệ liên kết nhất, nên ít chịu sự điều chỉnh của Nghị định 20.

Thống kê trong giai đoạn 2013-2016, khu vực DNNN có hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 và tỷ lệ lãi vay/EBITDA lớn hơn 20% lớn nhất (lần lượt là gần 20,5% và 19,4%), khu vực DN FDI là 5,5%, khu vực ngoài nhà nước là 5,3%.

Theo ông Phạm Thế Anh, DNNN cũng là nhóm DN có nhiều hoạt động liên kết nhất thông qua mô hình tập đoàn và tổng công ty. Đây chính là lý do tại sao Nghị định 20 gặp nhiều sự phản đối từ nhóm DN này.

Video đang HOT

Trong khi đó, khu vực FDI có chi phí lãi vay quốc tế/ lãi vay trong nước bằng khoảng 1,2 lần trong giai đoạn 2013-2016. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của nhóm DN này là thấp nhất nhưng không quá xa 2 khu vực còn lại (1,6 so với 1,8). Điều đó chứng tỏ khu vực FDI chủ yếu có vay nợ từ thị trường quốc tế, rất có thể là từ các công ty liên kết ở nước ngoài.

Trong năm 2016, chỉ có khoảng 4,9% số DN trong khu vực FDI có tỷ lệ lãi vay/EBITDA lớn hơn 20%, khoảng 3,4% số DN có tỷ lệ lãi vay/ EBITDA lớn hơn 30%. Trong số những DN có tỷ lệ lãi vay/EBITDA lớn hơn 20% thì không phải DN nào cũng có giao dịch liên kết. Do vậy, số DN thực sự chịu sự điều chỉnh của Nghị định 20 trong khu vực FDI còn thấp hơn nữa.

Trong khi đó, hiện tượng trốn tránh thuế thu nhập DN ở Việt Nam diễn ra với quy mô ngày càng lớn và hành vi ngày càng phức tạp, tinh vi. Vì vậy, muốn chống được hành vi trốn thuế rất phức tạp này, Chính phủ không nên nâng mức khống chế tỷ lệ lãi vay/EBITDA được khấu trừ thuế từ 20% lên 30% như đòi hỏi của một số DN.

Nên loại bỏ khấu trừ chi phí lãi vay?

Thêm nữa, theo vị chuyên gia, ngoài việc hạn chế hành vi trốn tránh thuế, việc hạn chế mức trần lãi vay được khấu trừ thuế còn làm tăng khả năng cạnh tranh của các DN trong nước với các DN FDI vốn có lợi thế hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn trên thị trường quốc tế hoặc từ các công ty mẹ ở nước ngoài. Tương tự, nó cũng giúp làm tăng khả năng cạnh tranh của các DN tư nhân với DNNN vốn có lợi thế hơn về khả năng tiếp cận các nguồn vốn.

“Rõ ràng, việc những tập đoàn lớn đứng ra vay nợ rồi cho các công ty thành viên vay lại sẽ dễ dàng và hưởng lãi suất ưu đãi hơn rất nhiều so với việc từng công ty thành viên đi vay, tạo ưu thế lớn so với các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Do vậy, việc thắt chặt trần lãi vay được khấu trừ thuế từ các giao dịch liên kết chính là góp phần làm giảm những lợi thế của FDI với DN trong nước, của DNNN với doanh nghiệp tư nhân, tạo sân chơi bình đẳng hơn giữa các loại hình DN”, PGS. TS Phạm Thế Anh nói.

Vì vậy, theo chuyên gia này, trong tương lai, Bộ Tài chính còn nên có lộ trình giảm tỷ lệ này xuống thấp hơn nữa, và tiến tới loại bỏ hoàn toàn việc khấu trừ lãi vay giữa các công ty liên kết. Việc này sẽ triệt tiêu động lực chống chuyển giá của DN.

Chuyên gia VEPR: Nâng trần chi phí lãi vay được khấu trừ thuế lên 30% là không cần thiết - Hình 2

Chuyên gia VEPR cho rằng nên giữ nguyên, thậm chí giảm trần chi phí lãi vay được khấu trừ thuế

Ngay với các khoản vay độc lập, tỷ lệ lãi vay được khấu trừ thuế cũng cần được khống chế ở một mức trần nào đó để đảm bảo cấu trúc tài chính lành mạnh của các DN.

Liên quan đến vấn đề này, nhiều nước OECD hiện đã đưa ra quy định về vốn mỏng dựa trên một tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu nhất định (phổ biến là 3), bất kỳ DN nào có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu vượt mức quy định thì phần lãi phải trả đối với phần vốn vay vượt quá quy định sẽ không được khấu trừ thuế.

“Thị trường chứng khoán không thể phát triển và DN không thể bớt phụ thuộc vào vốn vay tín dụng nếu Chính phủ không có những quyết sách và định hướng rõ ràng làm lành mạnh hệ thống tài chính”, PGS Phạm Thế Anh nêu quan điểm.

Vị chuyên gia cũng cho rằng Nghị định 20 có cả tham vọng chống chuyển giá lẫn chống mỏng vốn, tuy nhiên quan điểm của ông là Nghị định này chỉ nên giới hạn trong mục tiêu chống chuyển giá thông qua các giao dịch liên kết để đưa ra các quy định phù hợp.

Việc chống xói mòn cơ sở thuế và chống vốn mỏng nên được đề xuất trong một quy định khác để đảm bảo quy định đó bao phủ được mọi doanh nghiệp, bao gồm công ty trong các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn trong nước, và các công ty độc lập.

Theo Anninhthudo.vn

PGS.TS Phạm Thế Anh: Không nên nâng trần chi phí lãi vay lên 30%

Trước phản ứng của nhiều doanh nghiệp, Bộ Tài chính dự định nâng trần chi phí lãi vay từ 20% (theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP) hiện nay lên 30%. Tuy nhiên, theo PGS. TS Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), để chống triệt tiêu động lực chuyển giá, trốn thuế, Chính phủ không những không nên nâng trần, mà còn cần phải có lộ trình giảm trần chi phí lãi vay xuống 0%.

PGS.TS Phạm Thế Anh: Không nên nâng trần chi phí lãi vay lên 30% - Hình 1

PGS.TS Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR).

Khống chế trần chi phí lãi vay để triệt tiêu động lực chuyển giá

Theo TS. Phạm Thế Anh, hiện tượng trốn tránh thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam diễn ra với quy mô ngày càng lớn và hành vi ngày càng phức tạp, tinh vi. Nghị định 20/2017/NĐ-CP ra đời với mục tiêu cao nhất là chống chuyển giá/chuyển nợ với mục đích trốn tránh thuế.

Đối tượng điều chỉnh của Nghị định 20/2017/NĐ-CP là các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Theo đó, Điều 3, Khoản 8 của Nghị định quy định: tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ chỉ được khấu trừ thuế nếu không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay và chi phí khấu hao trong kỳ (EBITDA).

Trong khi các tập đoàn đa quốc gia "bình chân như vại", thì điều khoản trên của Nghị định 20/2017/NĐ-CP gặp khá nhiều phản ứng từ các doanh nghiệp trong nước vốn dựa nhiều vào vay nợ, đặc biệt là các tập đoàn/tổng công ty nhà nước có giao dịch liên kết giữa các thành viên trong cùng tập đoàn. Các doanh nghiệp cho rằng, cần phải nâng mức trần khống chế lên 30% mới là hợp lý.

Trước phản ứng của doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang cân nhắc nâng tỷ lệ này lên 30% - mức cao nhất theo khuyến cáo của OECD.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Thế Anh, muốn chống được hành vi trốn thuế rất phức tạp của khu vực FDI, và cả khu vực doanh nghiệp trong nước hiện nay, Chính phủ không nên nâng mức khống chế tỷ lệ lãi vay/EBITDA được khấu trừ thuế từ 20% lên 30% như đòi hỏi của một số doanh nghiệp.

Trên thực tế, ngoài việc hạn chế hành vi trốn tránh thuế, việc hạn chế mức trần lãi vay được khấu trừ thuế còn làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI vốn có lợi thế hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn trên thị trường quốc tế hoặc từ các công ty mẹ ở nước ngoài. Tương tự, nó cũng giúp làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân với DNNN vốn có lợi thế hơn về khả năng tiếp cận các nguồn vốn.

"Rõ ràng, việc những tập đoàn như EVN hay TKV đứng ra vay nợ rồi cho các công ty thành viên vay lại sẽ dễ dàng và hưởng lãi suất ưu đãi hơn rất nhiều so với việc từng công ty thành viên đi vay, tạo ưu thế lớn so với các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Do vậy, việc thắt chặt trần lãi vay được khấu trừ thuế từ các giao dịch liên kết chính là góp phần làm giảm những lợi thế của FDI với doanh nghiệp trong nước, của DNNN với doanh nghiệp tư nhân, tạo sân chơi bình đẳng hơn giữa các loại hình doanh nghiệp", PGS. TS Phạm Thế Anh nói.

Thậm chí, theo chuyên gia này, trong tương lai, Bộ Tài chính nên có lộ trình giảm tỷ lệ này xuống thấp hơn nữa, và tiến tới loại bỏ hoàn toàn việc khấu trừ lãi vay giữa các công ty liên kết. Việc này sẽ triệt tiêu động lực chống chuyển giá của doanh nghiệp.

Sửa hàng loạt điểm bất hợp lý của Nghị định 20/2017/NĐ-CP

Mặc dù khuyến nghị không nên nâng trần chi phí lãi vay, song chuyên gia kinh tế trưởng VEPR cho rằng, cần sửa đổi một số điểm bất hợp lý của Nghị định này để gỡ vướng cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, chi phí lãi vay từ các hợp đồng vay nợ ký kết trước thời điểm Nghị định 20/2017/NĐ-CP có hiệu lực nên được khấu trừ toàn bộ. Những doanh nghiệp có giao dịch liên kết và vay nợ lớn có thể bị động khi Nghị định 20/2017/NĐ-CP ra đời. Hoạt động đi vay và cho vay lại giữa công ty mẹ và các công ty thành viên rất phổ biến ở các tập đoàn. Nghị định 20/2017/NĐ-CP ra đời có thể đẩy những doanh nghiệp đang có những hợp đồng vay nợ dài hạn kí kết từ năm 2017 trở về trước vào thế bị động. Với những trường hợp như vậy, chi phí lãi vay nên được miễn trừ khỏi sự điều chỉnh của Nghị định 20/2017/NĐ-CP.

Thứ hai, cho phép các doanh nghiệp chuyển phần chi phí lãi vay chưa được khấu trừ vào một số năm tiếp theo (có giới hạn). Điều này giúp các doanh nghiệp mới thành lập thường chịu lỗ trong giai đoạn đầu sau thành lập có thể giảm gánh nặng tài chính, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn và dài hạn. Thời hạn kết chuyển có thể là 5 năm và chỉ áp dụng với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc có đầu tư lớn vượt một con số nhất định.

Thứ ba, chi phí lãi vay từ các giao dịch độc lập nên được miễn trừ hoàn toàn và không chịu sự điều chỉnh của Nghị định 20/2017/NĐ-CP. Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam và nhiều công ty khác không đồng tình với việc quy định chi phí lãi vay để tính khấu trừ thuế bao gồm cả chi phí lãi vay từ các giao dịch độc lập (như trả lời của Bộ Tài chính qua Công văn 3790/TCT-DNL). Phản ứng này là hoàn toàn dễ hiểu bởi mục đích của Nghị định 20/2017/NĐ-CP là quản lý thuế đối với các giao dịch liên kết nhằm chống trốn tránh thuế. Tuy nhiên, Nghị định lại đưa cả chi phí lãi vay từ các giao dịch độc lập vào diện điều chỉnh là không phù hợp.

Cuối cùng, Nghị định 20/2017/NĐ-CPcó cả tham vọng chống chuyển giá lẫn chống mỏng vốn. Tuy nhiên, theo chuyên gia, Nghị định này chỉ nên giới hạn trong mục tiêu chống chuyển giá thông qua các giao dịch liên kết để đưa ra các quy định phù hợp.

Việc chống xói mòn cơ sở thuế và chống vốn mỏng nên được đề xuất trong một quy định khác để đảm bảo quy định đó bao phủ được mọi doanh nghiệp, bao gồm công ty trong các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn trong nước, và các công ty độc lập.

T.L

Theo Baodautu.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?
11:13:12 24/01/2025
Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịchUống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch
10:06:57 24/01/2025
Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?
11:53:40 24/01/2025
Thiều Bảo Trâm "khóa môi" với một chị đẹp, mong chồng tương lai không bao giờ nhìn thấyThiều Bảo Trâm "khóa môi" với một chị đẹp, mong chồng tương lai không bao giờ nhìn thấy
09:59:21 24/01/2025
Hòa Minzy: "Những lúc Hòa mệt mỏi nhất, đau khổ nhất thì anh luôn ở bên cạnh"Hòa Minzy: "Những lúc Hòa mệt mỏi nhất, đau khổ nhất thì anh luôn ở bên cạnh"
09:47:10 24/01/2025
Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?
13:27:15 24/01/2025
Trước Hồng Nhung, nhiều sao Việt từng chiến đấu với bệnh ung thưTrước Hồng Nhung, nhiều sao Việt từng chiến đấu với bệnh ung thư
09:18:48 24/01/2025
Sao Hàn 24/1: Song Hye Kyo tiết lộ bí quyết giảm cân, Rosé gặp 'sóng gió'Sao Hàn 24/1: Song Hye Kyo tiết lộ bí quyết giảm cân, Rosé gặp 'sóng gió'
09:20:36 24/01/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên

Thế giới

15:10:56 24/01/2025
Đây là trở ngại pháp lý đầu tiên đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bối cảnh nhà lãnh đạo đang cố gắng đảo ngược một loạt quy định nhập cư của Mỹ.
Người phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồng

Người phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồng

Netizen

15:01:43 24/01/2025
Năm 2023, một vụ trộm hàng ở siêu thị đã được tòa án quận Phong Đài, Bắc Kinh, Trung Quốc xét xử công khai. Nghi phạm lợi dụng sơ hở trong khâu thanh toán của siêu thị để thực hiện hành vi gian lận của mình nên đã bị pháp luật trừng phạ...
Ái nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàng

Ái nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàng

Sao việt

15:01:24 24/01/2025
Nhật Kim Anh công khai hình ảnh một người chuyển khoản cho nhóc tỳ số tiền 200 triệu đồng và rất nhiều trang sức bằng vàng.
Triệu Lộ Tư trở lại làng giải trí: Nghi vấn sợ đền bù hàng trăm tỷ đồng

Triệu Lộ Tư trở lại làng giải trí: Nghi vấn sợ đền bù hàng trăm tỷ đồng

Sao châu á

14:53:09 24/01/2025
Sau khi Triệu Lộ Tư đăng tải hình ảnh mới lên trang cá nhân và có kế hoạch trở lại làng giải trí vào ngày 25/1, làn sóng tranh cãi bùng nổ trên mạng xã hội Trung Quốc.
Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

Sao âu mỹ

14:49:07 24/01/2025
Shiloh Jolie, con gái của nữ diễn viên Angelina Jolie và tài tử Brad Pitt, thu hút sự chú ý của giới săn tin. Cô con gái 18 tuổi của cặp sao nổi tiếng mặc theo phong cách phi giới tính.
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Lạ vui

14:19:33 24/01/2025
Tardigrades (gấu nước) là loài động vật gần như cực nhỏ có thể sống sót trong một số điều kiện khắc nghiệt nhất trên Trái đất, bao gồm nhiệt độ đóng băng, áp suất nghiền nát và thậm chí cả chân không của không gian.
Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

Pháp luật

13:51:16 24/01/2025
Ngày 24/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Đình Chiến
Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Ẩm thực

13:42:36 24/01/2025
Tai heo ngâm mắm cùng rau củ rất dễ làm, có thể bảo quản lâu, vừa tiết kiệm thời gian chuẩn bị, vừa giúp bữa cơm ngày Tết thêm phong phú và tròn vị.
Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Tin nổi bật

13:13:06 24/01/2025
Một bé gái nặng 3,2 kg bị bỏ rơi trước cổng nhà dân ở Quảng Trị lúc rạng sáng vào ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Trắc nghiệm

12:36:25 24/01/2025
Tử vi tuổi Sửu 2025 cho biết, sự hòa hợp giữa năm Sửu và Tỵ sẽ mang lại một năm tràn ngập hạnh phúc và tiến bộ cho con giáp này. Mặc dù vẫn có một số khó khăn nhưng cũng tiến triển rõ rệt.