Chuyên gia truyền nhiễm nói gì về sự việc tiêu hủy 16 con chó mèo ở Cà Mau
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, chuyên khoa Nhiễm, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết có một số nghiên cứu cho thấy virus SARS-CoV-2 xuất hiện trên tê tê, dơi hay thú cưng nuôi trong nhà.
Sự việc đàn chó, mèo (15 con chó, một con mèo) bị lực lượng chức năng tại khu cách ly tiêu hủy, sau khi chủ nhân dương tính với SARS-CoV-2, xảy ra tại xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) được dư luận chú ý.
Theo thông tin từ UBND huyện Trần Văn Thời, việc quyết định tiêu hủy đàn chó mèo diễn ra trước áp lực về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, để bảo đảm không lây lan dịch bệnh cũng như tác động của những người trong khu cách ly. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng hành động trên là vội vàng.
Liên quan đến nguy cơ lây lan Covid-19 của động vật, trong hướng dẫn chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà được ban hành vào tháng 8/2021, Bộ Y tế cho biết đối với gia đình có vật nuôi, F0 không nên tiếp xúc với vật nuôi vì đã có bằng chứng cho thấy virus lây lan sang động vật.
Còn theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ động vật là thấp. Tuy nhiên, con người có thể truyền virus trên sang động vật, đặc biệt là khi tiếp xúc gần, khi thú cưng ở gần chủ, người chăm sóc nhiễm SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Đàn chó, mèo được chủ nhân chở từ tỉnh Long An về Cà Mau (Ảnh: MXH).
Phân tích chi tiết hơn, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) chia sẻ, có 2 loại virus gây bệnh Covid-19 cho con người và động vật là human coronavirus và animal coronavirus. Khi thực hiện một xét nghiệm ở thú cưng thấy dương tính với Covid-19 thì rất có thể do nhiễm một chủng animal coronavirus.
Theo bác sĩ Khanh, trên lý thuyết virus gây bệnh Covid-19 ở người và động vật không lây nhiễm qua lại. Tuy nhiên nếu có F0 trực tiếp ôm hôn, khạc nhổ… vào lông, da, móng động vật, thú cưng… rồi người khác cũng tiếp xúc gần thú cưng là vật trung gian này thì nguy cơ cao sẽ bị lây lan Covid-19 từ người nhiễm ban đầu.
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, chuyên khoa Nhiễm, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết đã có một số nghiên cứu cho thấy virus SARS-CoV-2 xuất hiện trên tê tê, dơi hay súc vật, thú cưng nuôi trong nhà. Tuy nhiên việc tiêu hủy đàn chó, mèo là không cần thiết, vì muốn lây nhiễm từ động vật qua người cần nhiều yếu tố.
Nếu lo ngại lây lan dịch bệnh, có thể cho đàn thú nuôi cách ly chung với chủ hoặc tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho đàn vật nuôi.
Vụ tiêu hủy đàn chó của cặp vợ chồng về Cà Mau: Đại diện Cục Thú y lên tiếng
Đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trả lời tờ Tuổi trẻ, cần làm rõ ai đã lấy mẫu xét nghiệm cho đàn chó và đã có đơn vị nào xét nghiệm SARS-CoV-2 trên đàn chó hay chưa.
Bầy chó trên chặng đường về tránh dịch cùng chủ. Ảnh: facebok
Hôm nay, ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã có thêm những chia sẻ liên quan vụ việc nhà chức trách địa phương tiêu hủy đàn chó, méo 15 con của nhóm người từ từ vùng dịch về.
Ông Công nói, có 5 người chủ của bầy vật nuôi mắc Covid-19 nên người dân rất sợ và phản ánh. Nếu chủ đàn chó âm tính với SARS-CoV-2 thì địa phương sẽ không chọn phương án tiêu hủy. Còn ở đây, người chủ dương tính, không có ai quản lý đàn chó.
Ngoài ra, dù lực lượng làm nhiệm vụ ở khu cách ly nhiều lần nhắc nhở phía chủ chó, nhưng đàn chó vẫn nhiều lần tung bao chạy ra ngoài.
"Những người chủ dương tính nCoV nhưng họ vẫn ôm ấp đàn chó. Sau đó, đàn chó chạy lung tung nên người dân phản ứng. Chính quyền địa phương luôn đặt nhiệm vụ phòng, chống dịch và sức khỏe của người dân lên trước.
Chúng tôi ngày đêm tập trung lo đón, tiếp nhận, chăm sóc chu đáo cho người dân về từ vùng dịch", Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời trả lời tờ Vietnamnet.
Trả lời Tuổi trẻ online, đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định, hiện chưa có bằng chứng nào nói động vật nhiễm virus SARS-CoV-2 thì lây lan sang người. Trong khuyến cáo của các tổ chức quốc tế có nêu nếu người chủ của chó, mèo mắc Covid-19 thì vật nuôi phải được nhốt. Ngoài ra, ở dự thảo mới nhất của Tổ chức Nông - lương Liên Hiệp Quốc (FAO) không khuyến cáo buộc phải tiêu hủy.
Theo vị này, trong vụ việc ở Cà Mau, cần làm rõ ai đã lấy mẫu xét nghiệm cho đàn chó và đã có đơn vị nào xét nghiệm SARS-CoV-2 trên đàn chó hay chưa. Theo phân công thì Chi cục Thú y vùng 7 được giao nhiệm vụ xét nghiệm và kết luận chó có nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Ngoài ra, trong Luật Thú y có quy định, nếu vật nuôi mắc bệnh có khả năng lây lan sang người thì phải có biện pháp, không loại trừ tiêu hủy.
"Trong trường hợp đàn chó bị tiêu hủy ở Cà Mau, tôi cho rằng chúng ta cần có cái nhìn thông cảm, khách quan với chính quyền địa phương, nhất là khi họ đang phải chịu áp lực phòng chống dịch bệnh trong thời gian dài.
Người ta quan ngại khi chủ chó mèo không quản lý được, đàn chó đó tiếp xúc với người khác, bài thải ra virus khiến virus lây lan", đại diện Cục Thú y nói với báo Tuổi trẻ, đồng thời cho biết, dự kiến 1 - 2 tuần tới, Cục sẽ ban hành dự thảo hướng dẫn ứng phó, giám sát SARS-CoV-2 trên động vật.
Vụ tiêu hủy chó ở Cà Mau: Chưa có bằng chứng nói động vật nhiễm COVID-19 lây sang người Theo đại diện Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), hiện chưa có bằng chứng nào nói động vật nhiễm SARS-CoV-2 lây lan sang người và địa phương nên phối hợp với cơ quan thú y để xử lý thay vì tiêu hủy đàn chó. Những con chó theo chủ rong ruổi từ Long An về Cà Mau nhưng...