Chuyên gia: Trung Quốc và Đài Loan mắc sai lầm ngay đầu 2019
Một chuyên gia về chính trị nhận định Mỹ, Trung Quốc, và Đài Loan đều thể hiện sự “thiếu thông minh” trong những tuyên bố đầu năm 2019.
TV ở Đài Loan phát sóng bài phát biểu ngày 2.1 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tờ SCMP vừa đăng tải một bài bình luận về các động thái gần đây của Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan. Trong đó, Alice Wu, tư vấn viên về chính trị, cựu giám đốc Mạng lưới Truyền thông châu Á Thái Bình Dương ở Đại học California tại Los Angeles, cho rằng Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan đã có những động thái sai lầm trong năm mới 2019.
Vào ngày 31.12.2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký Đạo luật Sáng kiến Trấn an châu Á, trong đó bảo đảm sự cam kết của Mỹ trong việc bán vũ khí cho Đài Loan. Đây chính là hành động khiến Trung Quốc “ nóng mắt”.
Ở Đài Bắc, người đứng đầu Đài Loan Thái Anh Văn dường như cảm thấy phải “tiếp bước” Trump. Trong một bài phát biểu ngày đầu năm mới, bà Thái “giảng giải” cho Bắc Kinh về việc xử lý các mối quan hệ xuyên eo biển và tôn trọng các lựa chọn bầu cử.
Ngày 2.1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng không ai có thể thay đổi sự thật rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc, và người dân ở hai bên Eo biển Đài Loan nên hướng tới “sự thống nhất”.
Ông Tập nhấn mạnh rằng Trung Quốc có quyền sử dụng vũ lực để thu hồi Đài Loan nhưng sẽ nỗ lực để đạt được sự thống nhất hòa bình với hòn đảo.
Đáp lại, bà Thái khẳng định hòn đảo sẽ không chấp nhận mô hình “một quốc gia, hai chế độ” với Trung Quốc, đồng thời khẳng định tất cả các cuộc đàm phán qua eo biển cần được thực hiện trên cơ sở bình đẳng.
Theo Wu, bài phát biểu của ông Tập đánh dấu dịp kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung, sự kiện được thực hiện bởi cựu lãnh đạo hai nước – Jimmy Carter và Đặng Tiểu Bình – năm 1979 .
Video đang HOT
Cựu tổng thống Mỹ Carter gần đây thể hiện sự lo lắng về hướng đi của quan hệ song phương. Carter lưu ý rằng 40 năm trước, ông và Đặng biết rằng họ đang thúc đẩy sự nghiệp hòa bình, và kêu gọi các nhà lãnh đạo hiện tại ổn định lực lượng trên thế giới.
Nỗi ám ảnh với sự vĩ đại đã không làm cho thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn, cũng không giúp tạo ra các mối quan hệ mang tính xây dựng, theo Wu.
Chuyên gia viết rằng đây có thể là thời điểm để ghi nhớ chủ nghĩa thực dụng của ông Đặng hồi đó. Vào năm 1978, khi chủ đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản được đưa ra tại một cuộc họp báo, ông Đặng đã nói: “Sẽ không sao nếu tạm thời tạm gác lại vấn đề này nếu thế hệ chúng ta không đủ khôn ngoan để giải quyết. Thế hệ tiếp theo sẽ có nhiều trí khôn hơn, và tôi chắc chắn cuối cùng họ sẽ tìm được cách để cả hai bên đều chấp thuận”.
Theo Wu, đây là một ví dụ điển hình về một nhà chính trị tài ba và ví dụ điển hình của trí tuệ.
Theo Danviet
Mỹ đã sẵn sàng đứng ra bảo vệ Đài Loan trước Trung Quốc?
Gần đây, Mỹ có nhiều động thái cho thấy rõ lập trường của nước này về quan hệ Đài Loan - Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc
Trung Quốc ngày càng tăng cường sức ép ngoại giao lên Đài Loan kể từ khi bà Thái Anh Văn nhậm chức lãnh đạo Đài Loan vào năm 2016.
Trong vòng chưa đầy ba năm, năm quốc gia - Sao Tome và Principe, Panama, Cộng hòa Dominica, Burkina Faso, và El Salvador - đã cắt đứt quan hệ với Đài Loan và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Đài Loan nay chỉ có 17 đồng minh ngoại giao. Trong khi đó, một số đồng minh còn lại của hòn đảo này, ví dụ như eSwatinia và Vatican, cũng đang tích cực cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Đối mặt với áp lực từ Trung Quốc, bà Thái nhiều lần kêu gọi các quốc gia khác trên thế giới đoàn kết với Đài Loan trong việc phòng vệ trước Trung Quốc và bảo vệ các giá trị tự do chung.
Tháng trước, bà Thái đến Mỹ, kêu gọi thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, ủng hộ Đài Loan vì "bảo vệ Đài Loan chính là bảo vệ tự do và các giá trị dân chủ".
Trong bối cảnh đó, Mỹ - duy trì quan hệ đối tác an ninh đặc biệt với Đài Loan nhưng không có quan hệ ngoại giao - gần đây đưa ra nhiều tín hiệu thể hiện rằng nước này sẽ đáp ứng yêu cầu bà Thái.
Tín hiệu gần đây nhất là triệu hồi các nhà ngoại giao Mỹ từ ba quốc gia cắt đứt quan hệ với Đài Loan.
Vào ngày 7 tháng 9, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo rằng các đại sứ hàng đầu của họ ở Cộng hòa Dominica, El Salvador và Panama đã được yêu cầu về nước vì "quyết định không còn công nhận Đài Loan" của những nước này.
"Ba đại sứ của chúng tôi sẽ gặp gỡ các lãnh đạo chính phủ Hoa Kỳ để thảo luận những cách thức mà Mỹ có thể hỗ trợ các tổ chức và nền kinh tế mạnh mẽ, độc lập, dân chủ trên khắp Trung Mỹ và Caribê", Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
Quyết định của Bộ Ngoại giao Mỹ mặc dù khá bất ngờ nhưng hoàn toàn đồng nhất với những phát biểu mạnh mẽ gần đây của Nhà Trắng.
Lãnh đạo Đài Loan bà Thái Anh Văn
Vào ngày 21.8, vài ngày sau khi bà Thái kết thúc chuyến thăm thành phố Houston của Mỹ, El Salvador tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và chấm dứt quan hệ với Đài Loan.
Hai ngày sau, Nhà Trắng ban hành một tuyên bố mạnh mẽ bất thường, chỉ trích cả El Salvador và Trung Quốc. Tuyên bố viết rằng quyết định chuyển lòng trung thành từ Đài Bắc sang Bắc Kinh của El Salvador "là mối quan ngại nghiêm trọng với Hoa Kỳ và sẽ dẫn đến việc đánh giá lại" mối quan hệ của Mỹ với El Salvador.
Nhà Trắng tiếp tục cảnh báo các nước đang tìm cách thiết lập hoặc mở rộng quan hệ với Trung Quốc "có thể thất vọng về lâu dài" vì "sự ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ tạo ra sự phụ thuộc và thống trị kinh tế, không phải quan hệ đối tác".
"Mỹ sẽ tiếp tục phản đối sự bất ổn của Trung Quốc trong mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan và sự can thiệp chính trị ở Tây Bán cầu", trích tuyên bố của Nhà Trắng.
Ngày 5.9, một nhóm các thượng nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ giới thiệu một dự luật có tiêu đề Sáng kiến Bảo vệ và Tăng cường Đồng minh Đài Loan Quốc tế (TAIPEI). Dự luật có mục đích trừng phạt các đồng minh ngoại giao "đổi phe" của Đài Loan.
Được giới thiệu bởi các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Cory Gardner và Marco Rubio, và đảng Dân chủ Ed Markey và Bob Menendez, dự luật nhằm "củng cố vị thế của Đài Loan trên khắp thế giới và phản ứng với một số quốc gia phá hỏng quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan do áp lực và chiến thuật của Trung Quốc", theo trang web chính thức của Gardner.
Theo dự luật, Bộ Ngoại giao Mỹ có thể "hạ cấp quan hệ của Hoa Kỳ với bất kỳ chính phủ nào có hành động bất lợi liên quan đến Đài Loan, đình chỉ hoặc thay đổi sự hỗ trợ nước ngoài của Mỹ... cho các chính phủ có hành động bất lợi liên quan đến Đài Loan".
Gardner cho biết: "Hoa Kỳ sẽ sử dụng mọi công cụ để hỗ trợ vị thế của Đài Loan trên sàn quốc tế".
Những động thái mới nhất này dường như cho thấy chính phủ Hoa Kỳ và hệ thống luật pháp lưỡng đảng nước này dần dần đã đạt được sự thống nhất về lập trường: Washington sẵn sàng tích cực bảo vệ Đài Bắc trước Bắc Kinh.
Theo Danviet
Ông Tập Cận Bình: 'Không ai có thể thay đổi sự thật Đài Loan là một phần của Trung Quốc' Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu ngày 2/1 đánh dấu 40 năm tuyên bố chính sách về Đài Loan nói không ai có thể thay đổi sự thật rằng "Đài Loan là một phần của Trung Quốc". Tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 2/1, trong bài phát biểu đánh dấu 40 năm tuyên bố...