Chuyên gia: Trung Quốc phạm sai lầm lớn nếu gây chiến với Ấn Độ
Trung Quốc có thể nghĩ rằng dễ dàng áp dụng chiến lược “lát cắt salami” như ở Biển Đông trong vấn đề tranh chấp biên giới với Ấn Độ, nhưng đó sẽ là sai lầm lớn.
Quân đội Ấn Độ ngày nay rất khác so với cách đây 50 năm.
Trung Quốc thời gian qua đang thể hiện sự cứng rắn trên khắp các mặt trận, với nghị quyết về luật an ninh riêng cho Hong Kong, tăng cường hành động phi pháp ở Biển đông và mở rộng hoạt động diễn tập quân sự nhằm mục đích thu hồi đảo Đài Loan.
Nhưng chuyên gia Michael Rubin, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện là học giả tại Viện Doanh nhân Mỹ (AEI), nhận định trên tạp chí National Interest, rằng căng thẳng biên giới Trung-Ấn mới là cuộc khủng hoảng có nguy ngơ biến thành xung đột quân sự nhất.
Trung Quốc và Ấn Độ đã nhiều lần xảy ra chiến tranh biên giới trong quá khứ. Ngày 20.10.1962, quân Trung Quốc từ nhiều hướng bất ngờ tấn công ồ ạt dọc tuyến McMahon. Đây là ranh giới được xác định trong hội nghị Simla năm 1914 do Anh tổ chức, lấy tên của quan chức Anh Sir Henry McMahon. Trung Quốc từ chối ký hiệp định, coi ranh giới McMahon là vô giá trị.
Cuộc chiến năm đó được coi là thành công lớn khi Trung Quốc nắm quyền kiểm soát cao nguyên Aksai Chin, buộc Ấn Độ phải đánh giá lại chiến lược phòng thủ biên giới.
Ở vùng Ladakh do Ấn Độ kiểm soát thuộc Kashmir, Trung Quốc cũng mở chiến dịch tấn công vào năm 1962. Kashmir chủ yếu được biết đến là vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan.
Video đang HOT
Nhưng ít người biết rằng Trung Quốc cũng kiểm soát 17% diện tích Kashmir, tương đương bang Massachusetts ở Mỹ.
Gần đây, các binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc liên tục chạm trán nhau ở Ladakh và cao nguyên Sikkim. Một vài cuộc ẩu đả xảy ra khiến các binh sĩ hai bên bị thương.
Ấn Độ quyết không nhượng bộ Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biên giới.
Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc tìm cách cải tạo cơ sở hạ tầng, gia cố phòng tuyến ở vùng tranh chấp. Ngược lại, Trung Quốc coi việc Ấn Độ cải thiện năng lực hậu cần, mở rộng xây đường sá ở khu vực tranh chấp là điều đáng lo ngại.
Ngoài ra, cách định nghĩa Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) giữa hai nước có những khác biệt nên binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ thường xuyên tuần tra vượt ranh giới.
Tuy nhiên, chuyên gia Rubin nhận định, tình hình trên thực địa đã hoàn toàn thay đổi so với năm 1962, Trung Quốc không thể tìm cách gây hấn để đạt mục đích.
Lý do là vì vị thế của Ấn Độ ngày nay đã rất khác. New Delhi không phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học như Bắc Kinh.
Suốt một thời gian dài Trung Quốc áp dụng chính sách một con khiến dân số bắt đầu giảm, tình trạng lão hóa tăng nhanh, tiềm lực kinh tế suy yếu.
Kể từ năm 1974, Ấn Độ chính thức gia nhập nhóm các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Quân đội Ấn Độ hoàn toàn tự chủ trong việc sản xuất các trang thiết bị vũ khí, bao gồm cả xe tăng T-90 và tên lửa Brahmos, theo hợp đồng ký với Nga.
Dù còn gặp nhiều vấn đề trong nước, kinh tế Ấn Độ đã cải thiện rõ rệt so với cách đây 50 năm, sẵn sàng trở thành chuỗi cung ứng mới của thế giới thay Trung Quốc.
Thế giới ngày nay cũng thay đổi. Khi Trung Quốc gây hấn với Ấn Độ, Tổng thống Mỹ khi đó là John F. Kennedy mới bắt đầu cân nhắc cấp vũ khí cho Ấn Độ. Kết quả là quá muộn màng. Lập trường trung lập của Mỹ khiến Ấn Độ quay sang hợp tác với Liên Xô.
Ngày nay, quan hệ Án Độ – Mỹ được nâng cao hơn bao giờ hết, tạo nên triển vọng Ấn Độ mua vũ khí Mỹ.
Chuyên gia Rubin đánh giá chiến lược “lát cắt salami” mà Trung Quốc áp dụng ở Biển Đông sẽ không có tác dụng đối với Ấn Độ.
Chuyên gia Rubin so sánh viễn cảnh xung đột Trung-Ấn giống như sự can thiệp của Nga vào miền đông Ukraine. Kết quả là Nga bị tổn thất kinh tế nặng nề, rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Sự can thiệp của Trung Quốc ở biên giới Ấn Độ một mặt sẽ phải hứng chịu sự đáp trả mạnh mẽ từ New Delhi. Mặt khác, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không dễ dàng bỏ qua cơ hội này để làm suy yếu Trung Quốc.
Đấu súng giữa binh sỹ Ấn Độ và Pakistan dọc ranh giới ở Kashmir
Ngày 26/12, quan chức của cả Ấn Độ và Pakistan đều cho biết binh sĩ hai nước đã đấu súng dữ dội tại khu vực Kashmia tranh chấp, khiến 2 binh sỹ Pakistan thiệt mạng trong khi về phía Ấn Độ có 1 binh sĩ và 1 dân thường thiệt mạng.
Binh sĩ Ấn Độ phong tỏa hiện trường vụ tấn công bằng lựu đạn tại thủ phủ mùa hè Srinagar thuộc khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, ngày 4/11/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, quân đội Pakistan cho biết lực lượng của họ đã bị tấn công vào ngày 25/12 tại khu vực Dewa, khiến 2 binh sỹ thiệt mạng và buộc các binh sỹ phải nổ súng đáp trả.
Trong khi đó, người phát ngôn quân đội Ấn Độ, đại tá Rajesh Kalia cho biết 1 binh sĩ nước này đã thiệt mạng khi các lực lượng Pakistan nã súng nhằm vào các vị trí của binh sỹ Ấn Độ ở vùng Rampur thuộc khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Ông cho biết thêm các binh sỹ Ấn Độ buộc phải nổ súng đáp trả. Một dân thường Ấn Độ thiệt mạng và 1 người khác bị thương khi binh sỹ Pakistan nã pháo vào vùng Rampur.
Kashmir là vùng lãnh thổ có đa số người theo đạo Hồi sinh sống. Hiện Kashmir được chia thành hai phần do Ấn Độ và Pakistan quản lý, song hai nước đều nhận chủ quyền đối với toàn bộ vùng lãnh thổ này. Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2003 về tuân thủ lệnh ngừng bắn, giao tranh vẫn xảy ra giữa binh sĩ hai bên tại ranh giới phân chia Kashmir.
Theo Minh Châu (TTXVN)
Ấn Độ và Pakistan cáo buộc lẫn nhau tấn công bằng đạn cối qua LoC Phía Ấn Độ cho rằng quân đội hai bên đã tấn công các vị trí của nhau và các khu vực dân sự ở vùng Shahpur và Qasba thuộc huyện Poonch. Binh sỹ Pakistan tuần tra gần Ranh giới Kiểm soát (LoC) giữa Pakistan và Ấn Độ tại khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát ngày 29/8/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN) Tân Hoa xã đưa...