Chuyên gia Trung Quốc: dịch Covid-19 tại Bắc Kinh chưa phải làn sóng 2
Trước đợt dịch Covid-19 trong cộng đồng đang bùng phát ở Bắc Kinh, chuyên gia Trung Quốc cho rằng, đây vẫn chưa phải làn sóng dịch thứ 2.
Ông Trương Văn Hồng, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Hoa Sơn thuộc Đại học Phúc Đán Thượng Hải, Trung Quốc trong cuộc trao đổi mới đây cho rằng, dịch Covid-19 đang xảy ra ở Bắc Kinh chỉ là một đợt bùng phát nhỏ, chưa thể cho rằng “làn sóng thứ 2″ đã tới.
Ông Trương Văn Hồng (ảnh tư liệu). Nguồn: Nhật báo Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc.
Theo chuyên gia này, cái gọi là “làn sóng thứ 2″ dùng để chỉ đợt dịch Covid-19 lần thứ 2 bùng phát trên phạm vi toàn thế giới vào mùa thu đông. “Làn sóng thứ 2″ xảy ra khi dịch “đạt đỉnh” rõ rệt và kéo dài trong 1 khoảng thời gian nhất định, còn hiện tại Trung Quốc mới vừa bước sang mùa hè.
Ông cho rằng, dịch lần này ở Bắc Kịnh chỉ là đợt bùng phát “tương đối bất ngờ, trong phạm vi nhỏ” và vẫn trong tầm kiểm soát. Trên phạm vi thế giới, dịch toàn cầu vẫn đang tăng và chưa hết “làn sóng thứ nhất”. Đề cập đến “làn sóng thứ 2″ đối với dịch toàn cầu vào lúc này vẫn còn quá sớm.
Ông Trương Văn Hồng cho biết, căn cứ vào phân tích đặc tính lây lan của bệnh truyền nhiễm, nếu làn sóng thứ nhất không thể kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh, về cơ bản sẽ xuất hiện làn sóng thứ 2 sau một thời gian kìm hãm.
Với Trung Quốc, ông cho rằng, việc nước này cố gắng hướng tới số bệnh nhân Covid-19 bằng 0 tuyện đối là không thực tế. Bởi trước tình hình dịch toàn cầu lan rộng như hiện nay, dịch rất dễ xâm nhập từ nước ngoài vào, nên điều này rất khó thực hiện.
Trong thời gian tới, các đợt dịch tương tự ở Bắc Kinh hoàn toàn có thể xảy ra ở những thành phố khác của Trung Quốc, tuy nhiên lúc này rất khó đưa ra kết luận rằng SARS-CoV-2 sẽ tồn tại lâu dài trong thế giới loài người./.
Bắc Kinh siết chặt cách ly người ngoại tỉnh, đặc biệt từ Vũ Hán
Bắc Kinh áp dụng biện pháp quyết liệt để bảo vệ trung tâm hành chính quan trọng nhất của Trung Quốc, trước mối đe dọa từ làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Khi từng bước kiểm soát ổ dịch trong nước, Trung Quốc cấm người nước ngoài nhập cảnh vì lo ngại các ca bệnh "nhập khẩu" vào nội địa.
Chính quyền Bắc Kinh còn tiến xa hơn 1 bước khi yêu cầu cách ly 14 ngày đối với những người tới từ các vùng khác của Trung Quốc, cho dù họ có xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Bảo vệ kiểm tra nhiệt độ cư dân một khu dân cư ở Bắc Kinh. (Ảnh: Getty Images)
Hồi tháng 2, Trung Quốc hoãn kỳ họp Quốc hội thường niên, ban đầu dự kiến khai mạc ngày 5/3 với sự tham gia của 3.000 đại biểu.
"Tăng cường quản lý người trở về Bắc Kinh đã trở thành ưu tiên quan trọng nhất. Nếu không, không thể đủ điều kiện để kỳ họp này bắt đầu", Ma Liang, Giáo sư tới từ Đại học nhân dân Trung Quốc cho hay.
Theo ông Alfred Wu - Phó Giáo sư Đại học Quốc gia Singapore, các biện pháp mà Bắc Kinh đang áp dụng là nhằm bảo vệ giới tinh hoa chính trị Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng.
"Trong thời điểm này, chính quyền trung ương và các lãnh đạo cốt cán được bảo vệ cao", ông này cho hay.
Bắc Kinh áp dụng cách ly bắt buộc 14 ngày đối với tất cả các học sinh trở lại thành phố. Học sinh cũng cần phải làm xét nghiệm và trình ra kết quả âm tính nếu muốn đến trường.
Ngoài ra, tất cả du khách ở các khách sạn phải chứng minh có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 7 ngày trước khi tới Bắc Kinh.
Các biện pháp cứng rắn này ngăn một số người trở lại.
Người dân Trung Quốc đeo đồ bảo hộ phòng Covid-19 trên đường phố Bắc Kinh vào tháng 4/2020. (Ảnh: Getty Images)
Chen Na, một người giúp việc tới từ tỉnh An Huy không thể quay lại nhà chủ cũ ở Bắc Kinh vì khu vực của cô bị đánh giá là có "nguy cơ cao". Na cho biết, cô nghỉ việc từ tháng 2 và không rõ khi nào mới được quay lại.
Nhưng các biện pháp khắc nghiệt nhất được áp dụng với người di chuyển từ Vũ Hán về, thành phố vừa được dỡ bỏ phong tỏa hôm 8/4.
Những người tới từ vùng tâm dịch này phải có kết quả âm tính với virus trong vòng 7 ngày trước khi họ tới thủ đô và trải qua thêm 14 ngày cách ly sau khi họ tới và làm thêm xét nghiệm lần 2.
Các thành phố khác về cơ bản chỉ yêu cầu những người tới từ Vũ Hán hoặc Hồ Bắc xuất trình mã y tế chứng minh khỏe mạnh và đến từ khu vực không có nguy cơ lây nhiễm cao cùng kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính.
Với những người Vũ Hán muốn trở lại Bắc Kinh vào thời điểm hiện tại, họ phải gửi yêu cầu khi nhận được chẩn đoán âm tính. Nếu được chấp nhận, họ phải gửi thêm một yêu cầu khác để mua vé tới thủ đô. Mỗi ngày chỉ có 2 lượt tàu di chuyển với 1.000 vé mỗi lượt.
Video: Đoàn xe rời Vũ Hán sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ
"Ban đầu tôi mua vé vào ngày 12/4, nhưng tôi được thông báo vào tối 7/4 rằng, tôi cần kết quả xét nghiệm âm tính để quay trở lại", Liu Shiyi, cư dân Vũ Hán cho hay.
Theo ước tính, có khoảng 11.000 cư dân Bắc Kinh bị mắc kẹt ở Vũ Hán kể từ đầu mùa dịch. Nhưng Vũ Hán gần đây lại chứng kiến sự gia tăng các ca bệnh không triệu chứng buộc Bắc Kinh phải nâng cao cảnh giác.
Tại một nhà ga lớn ở Vũ Hán, những người tới từ Hồ Bắc được phân ra một khu vực riêng và lên các xe buýt được chỉ định đến từng quận.
Từ 8-13/4, khoảng 1.037 người trở về Bắc Kinh từ Vũ Hán, không ai trong số này cho kết quả dương tính với các xét nghiệm COVID-19.
SONG HY
Trung Quốc ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới cao nhất trong 5 tuần qua Trung Quốc hôm 13/4 ghi nhận thêm 108 ca mắc COVID-19 mới, mức tăng cao nhất kể từ ngày 5/3. Trong 108 ca nhiễm mới, 98 trường hợp là các ca nhập khẩu, tăng 1 ca so với 1 ngày trước đó. Tuy nhiên, số ca nhiễm không có triệu chứng đã giảm từ 63 xuống 61 so với số liệu công bố...