Chuyên gia Trung Quốc: Di chứng của Covid-19 nhẹ hơn SARS
Những di chứng mà Covid-19 để lại cho người bệnh không quá rõ ràng và nhẹ hơn SARS.
Ông Chung Nam Sơn, chuyên gia về các bệnh đường hô hấp của Trung Quốc hôm 4/5 cho biết, những di chứng mà Covid-19 để lại cho người bệnh không quá rõ ràng và nhẹ hơn SARS.
Ông Chung Nam Sơn (góc trên cùng bên trái) trong cuộc trao đổi ngày 4/5 với du học sinh Trung Quốc về Covid-19. Ảnh: CCTV.
Trong các giải đáp mới nhất về căn bệnh gây ra đại dịch toàn cầu Covid-19, Viện sỹ Chung Nam Sơn, Trưởng nhóm chuyên gia cao cấp của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc một lần nữa khẳng định, sự lây lan của virus mới SARS-CoV-2 “vượt ngoài dự liệu”.
Nếu chỉ số lây nhiễm của cúm thường là 1, Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) là gần 2, Hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) là 1,5, thì Covid-19 lên đến 3.
Ông cũng cho rằng chưa có bằng chứng nào chứng minh SARS-CoV-2 có thể lây qua muỗi đốt và rất khó để phân biệt cúm thường với Covid-19 chỉ thông qua triệu chứng mà phải tiến hành xét nghiệm, vì hai loại bệnh này có rất nhiều đặc điểm tương đồng.
Cũng theo chuyên gia này, rất nhiều người bệnh mà ông từng khám chữa đã phục hồi khá tốt, kể cả ở phổi, so sánh với SARS thì bệnh nhân Covid-19 phục hồi tốt hơn. Chỉ các ca bệnh rất nguy kịch mới bị ảnh hưởng tới hệ thống tạo máu, gây xuất huyết, ảnh hưởng gan, phổi, thận.
Video đang HOT
Tình trạng xơ phổi cũng không quá nặng, có thể đảo ngược được tình hình. Mặc dù sau khi kiểm tra cho hơn 100 người bệnh, chức năng phổi vẫn chưa về trạng thái bình thường, song tổn thương không quá lớn và sẽ từ từ bình phục, di chứng mà Covid-19 để lại cho bệnh nhân là không nhiều.
Chống dịch nhanh bất ngờ, Trung Quốc phải hủy thử nghiệm hàng loạt thuốc đặc trị Covid-19
Ông Chung Nam Sơn - cố vấn y tế hàng đầu cho chính phủ Trung Quốc, cho biết, nhiều nghiên cứu về Covid-19 tại nước này đã buộc phải dừng lại vì dịch bệnh được kiểm soát một cách nhanh bất ngờ.
"Nỗ lực của Trung Quốc để tìm ra các phương pháp điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã gặp trở ngại vì thiếu các ứng cử viên phù hợp (bệnh nhân) tham gia thử nghiệm", ông Chung Nam Sơn nói.
Thông tin được công bố công khai cho thấy, 45 thử nghiệm thuốc đặc trị Covid-19 tại Trung Quốc đã phải hủy hoặc chấm dứt trước thời hạn do thiếu bệnh nhân tham gia nghiên cứu.
"Nhiều nghiên cứu đã bị hủy vì không ai ngờ rằng Trung Quốc có thể kiểm soát dịch bệnh nhanh đến như vậy. Hiện tại, không có cơ hội nào để thực hiện nghiên cứu điều trị hay thử nghiệm thuốc đặc trị Covid-19 quy mô lớn ở Trung Quốc", ông Chung Nam Sơn cho biết.
Theo Hoàn Cầu, tính đến ngày 16.4, 598 thử nghiệm lâm sàng liên quan đến dịch Covid-19 đã được phê duyệt thực hiện tại Trung Quốc, kéo dài trong 32 ngày.
Trên toàn thế giới, các thử nghiệm về Covid-19 đã tăng từ 927 hôm 7.4 lên 1.135 nghiên cứu vào ngày 16.4, theo WHO.
Ông Chung cho biết, hầu hết trong số 598 nghiên cứu của Trung Quốc đều liên quan đến việc quan sát các triệu chứng của người bệnh và thử nghiệm thuốc đặc trị. Tuy nhiên, hiện tại rất khó để quan sát bệnh nhân do đa số người nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc đã được chữa khỏi và xuất viện.
Nhiều thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 của Trung Quốc buộc phải hủy vì dịch bệnh được kiểm soát quá nhanh (ảnh: SCMP)
"Làn sóng lây nhiễm đầu tiên kết thúc và chúng tôi đã kiểm soát tốt làn sóng thứ hai bằng các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nghiêm ngặt", ông Chung phát biểu.
Ông Chung Nam Sơn cũng cho biết thêm rằng, những thử nghiệm thuốc Lopinavir và Arbidol để điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc tỏ ra không hiệu quả và cần có cơ chế nghiêm ngặt hơn khi phê duyệt các thử nghiệm đối với 2 loại thuốc này.
"Chúng ta không thể đánh giá thấp gần 600 thử nghiệm đã được thực hiện. Các nhà khoa học đã rất nhiệt tình tìm ra những phương pháp điều trị mới. Điều này là không thể tưởng tượng ở thời điểm cách đây khoảng một thập kỷ", ông Chung phát biểu.
Theo ông Chung Nam Sơn, Trung Quốc có thể kiểm soát dịch bệnh nhanh như vậy là nhờ và việc thực hiện 2 chiến lược chống dịch riêng rẽ, một ở khu vực dịch bệnh bùng phát mạnh nhất (Hồ Bắc) và một ở những khu vực khác.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Vũ Hán (Trung Quốc) phát hiện 447 ca Covid-19 không triệu chứng Thống kê từ ngày 23/3 đến ngày 10/4 cho thấy, thành phố này đã có thêm 447 ca bệnh không triệu chứng. Trong bối cảnh Trung Quốc đang dần khôi phục các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh trong nước, số ca không triệu chứng vẫn liên tục được phát hiện,...