Chuyên gia Trung Quốc đề xuất dùng UAV tuần tra biển tranh chấp
Giới chuyên gia Trung Quốc gợi ý đẩy mạnh sử dụng phương tiện không người lái giá rẻ để “bảo vệ lợi ích” trên các vùng biển tranh chấp.
Các học giả thuộc Học viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc và Trường khoa học và Công nghệ Hàng hải thuộc Đại học Bách khoa Tây Bắc trong một báo cáo cho rằng các hệ thống không người lái tiên tiến, giá rẻ là “cần thiết để tăng cường sức mạnh” của lực lượng hải cảnh nước này.
Báo cáo “Nghiên cứu thiết bị không người lái để bảo vệ quyền hàng hải” được xuất bản trên tạp chí Nghiên cứu Chiến lược của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc vào cuối năm 2020, song chỉ mới được công bố rộng rãi hồi tuần này.
Máy bay không người lái vũ trang phản lực WJ-700 của Trung Quốc trong một lần thử nghiệm. Ảnh: SCMP.
Trung Quốc nêu yêu sách phi lý với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, đồng thời tham gia tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông với Nhật Bản. Bắc Kinh cũng vừa thông qua Luật Hải cảnh cho phép lực lượng này bắn vào tàu nước ngoài tại các vùng biển tranh chấp.
Video đang HOT
Báo cáo của các học giả Trung Quốc thừa nhận nước này “không đủ số lượng tàu hải cảnh cùng máy bay để bảo vệ và tuần tra trên phạm vi rộng lớn”, song các hệ thống không người lái có thể lấp đầy khoảng trống này.
“Thiết bị không người lái thông minh có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau với những lợi thế riêng biệt mà các phương tiện có người lái không sở hữu. Chúng đang cho thấy tiềm năng tham gia các hoạt động thực thi pháp luật hàng hải”, báo cáo cho biết.
Các học giả Trung Quốc đề xuất chế tạo những hệ thống tương tự máy bay không người lái (UAV) ScanEagle của Mỹ với kích thước nhỏ, độ bền cao và hoạt động tầm thấp, cùng phương tiện mặt nước không người lái Wave Glider của Nhật Bản với khả năng hoạt động trên biển dài ngày để thu thập dữ liệu về đại dương.
Trung Quốc là một trong các quốc gia dẫn đầu thế giới trong phát triển phương tiện không người lái, đặc biệt là UAV dân sự và quân sự được sử dụng rộng rãi cho hoạt động hậu cần, giao hàng, trinh sát và giám sát. Trung Quốc cũng phát triển nhiều tàu lặn không người lái có thể đo độ sâu chính xác của đáy đại dương và thu thập dữ liệu về điều kiện nhiệt độ nước biển.
Tàu lặn không người lái HSU-001 của Trung Quốc trong lễ duyệt binh tại Bắc Kinh, tháng 10/2019. Ảnh: Xinhua .
Timothy Heath, chuyên gia an ninh của hãng phân tích RAND, cảnh báo việc tăng cường sử dụng UAV có thể “làm tăng đáng kể khả năng quấy rối và gây sức ép đối với các bên tranh chấp với Trung Quốc”.
Malcolm Davis, chuyên gia chiến lược và quốc phòng tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, cảnh báo Trung Quốc sẽ vấp phải phản ứng mạnh mẽ nếu thúc đẩy sử dụng các hệ thống không người lái trên các vùng biển tranh chấp.
“Hành động của Trung Quốc trong khu vực sẽ bị thách thức bởi các quốc gia khác”, Davis nói và cho biết Australia cùng Mỹ và Nhật Bản cũng đã triển khai lực lượng hải quân cùng không quân đi qua Biển Đông để khẳng định quyền tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế.
Philippines phản đối luật hải cảnh của Trung Quốc
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. cho biết đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc vì thông qua luật cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng với tàu nước ngoài.
"Sau khi xem xét, tôi đã gửi công hàm phản đối", Ngoại trưởng Locsin hôm nay thông báo trên Twitter. "Dù ban hành luật là quyền của mỗi quốc gia, việc thông qua luật này... là lời đe dọa chiến tranh với bất kỳ quốc gia nào không tuân theo".
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. tại một cuộc họp báo ở thủ đô Manila hồi tháng một năm ngoái. Ảnh: Reuters.
Đây là bước thay đổi quan điểm rõ ràng so với thông điệp ông đăng trên Twitter hai ngày trước. "Việc thông qua luật nào không phải việc của chúng tôi mà là việc của Trung Quốc, vì vậy hãy tự kiềm chế", Ngoại trưởng Philippines tweet hôm 25/1.
Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc, ngày 22/1 thông qua luật hải cảnh, cho phép lực lượng này sử dụng "mọi phương tiện cần thiết", kể cả việc nổ súng, để ngăn chặn các mối đe dọa từ tàu nước ngoài.
Đạo luật còn cho phép hải cảnh Trung Quốc được phá công trình nước khác xây dựng trên các thực thể và kiểm tra các tàu nước ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền. Hải cảnh Trung Quốc còn được trao quyền thiết lập các vùng cấm di chuyển "khi cần" để ngăn các tàu thuyền và người đi vào.
Nhật Bản, quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc liên quan nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, tuyên bố sẽ "giám sát chặt chẽ" các động thái của Bắc Kinh cũng như bày tỏ "phản đối mạnh mẽ" các hoạt động của hải cảnh Trung Quốc gần nhóm đảo tranh chấp.
Giới chuyên gia cho rằng ngoài việc tiềm ẩn "ngoại giao pháo hạm", đạo luật mới này còn cho thấy nguy cơ Trung Quốc lạm dụng lực lượng hải cảnh, vốn được quân sự hóa mạnh mẽ với nhiều loại vũ khí hạng nặng, để phục vụ các yêu sách chủ quyền phi lý.
Bốn nước khởi động cuộc tuần tra chung thứ 101 trên sông Mekong Nhân viên thực thi pháp luật của Trung Quốc, Lào, Myanmar và Thái Lan đã tham gia cuộc tuần tra chung lần thứ 101 trên sông Mekong để bảo vệ tuyến đường thủy này khỏi các hoạt động tội phạm. Đoạn sông Mekong chảy qua Lào. Ảnh: Reuters Tân Hoa xã ngày 26/1 cho biết, theo Sở Công an tỉnh Vân Nam, trong...