Chuyên gia Trung Quốc: Bắc Kinh không nên lập ADIZ ở Biển Đông
Một học giả hàng đầu của Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh không nên lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông để giảm sự căng thẳng trong khu vực.
Trung Quốc bồi đắp phi pháp đảo nhân tạo ở đá Tư Nghĩa.
“Trung Quốc nên tránh đơn phương tuyên bố về Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông để có thể làm giảm sự căng thẳng trong khu vực”, tờ Diplomat dẫn phát biểu của một học giả hàng đầu Trung Quốc tại một Hội thảo mới được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington (Mỹ) ngày 21/7 vừa qua.
Tiếp theo sự lo lắng về việc Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động bồi đắp phi pháp đảo nhân tạo và quân sự hóa các cơ sở mới bồi đắp đó, các nước trong khu vực và những nước liên quan khác lại phải lo lắng về việc Bắc Kinh có thể áp đặt một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông, giống như từng làm với biển Hoa Đông hồi tháng 11/2013. Giới phân tích cho rằng thiết lập ADIZ có thể giúp mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động của không quân Trung Quốc và áp đặt lệnh cấm với máy bay của các nước khác khi bay qua khu vực.
Khi được hỏi về những gì Trung Quốc nên và không nên làm, ông Wu Sichun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Trung Quốc, đã phát biểu với cử tọa tại Hội thảo CSIS ở Washington D.C. rằng Bắc Kinh không nên cố đơn phương tuyên bố thành lập ADIZ. Ông Wu cũng gợi ý rằng cố gắng đó của Trung Quốc có thể là một cách để nước này phát tín hiệu kiềm chế và giảm căng thẳng ở Biển Đông.
Bình luận trên của ông Wu nằm trong một “danh sách nên và không nên” rất dài mà ông này gợi ý cho cả hai phía Mỹ và Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Khi Diplomat đề nghị làm rõ danh sách những điều mà Trung Quốc không được làm, ông Wu đã gợi ý một loạt hành động trong đó có việc không nên tuyên bố ADIZ, đảm bảo tự do hàng hải và đẩy nhanh việc thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Các công trình nạo vét biển, bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc chiếu theo COC đã làm dư luận khu vực dậy sóng lo lắng về những đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông ngày càng ngang ngược của Bắc Kinh cũng như những căng thẳng do nước này gây ra nói chung.
Video đang HOT
Giám đốc Wu Sichun cũng gợi ý rằng Mỹ không nên cố ép Trung Quốc và nên kiên định với lập trường trung lập. Ông Wu phát biểu rằng Mỹ nên có cách tiếp cận vấn đề Trung Quốc và Biển Đông trên nguyên tắc “tôn trọng lẫn nhau” và cả hai nước Mỹ – Trung nên đẩy mạnh hợp tác quốc phòng theo tinh thần này.
Bên cạnh “danh sách nên và không nên”, ông Wu cũng đề xuất một cơ chế tham vấn khu vực với các vấn đề hàng hải. Tuy nhiên, ông Wu không nêu rõ cơ chế đó sẽ phối hợp với hàng loạt thể chế tương tự đã có như thế nào, trong đó đáng kể là Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM Plus) và Diễn đàn Hàng hải ASEAN mở rộng, một cơ chế mới và trọng tâm hơn cả.
Ông Wu cũng kiên quyết bác bỏ các hành động can dự có thể có của Nhật Bản ở Biển Đông và cho rằng chúng chỉ làm tình hình thêm đáng ngại.
Tướng diều hâu La Viện: Trung Quốc nên dùng vũ lực đối phó Philippines
Trong khi học giả Trung Quốc không muốn tình hình Biển Đông thêm phức tạp hơn thì giới quân đội Bắc Kinh lại kêu gọi nước này dùng vũ lực để đối phó với Philippines.
Ngày 21/7, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã dẫn lời Tướng La Viện thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) kêu gọi Bắc Kinh nên sử dụng vũ lực nếu Philippines không chịu rút khỏi bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Theo IB Times, Tướng La nêu rằng Philippines gần đây đã gia cố chiếc tàu mắc cạn mà nước này dùng làm căn cứ cho các binh sĩ tại bãi Cỏ Mây. Ông La lớn tiếng nói rằng nếu Philippines không đủ khả năng tháo dỡ chiếc tàu, thì có thể thuê Trung Quốc sửa chữa và tháo dỡ. Khi đó, Bắc Kinh sẽ đối xử với các thuyền viên trên tàu như “người tị nạn”, thậm chí “còn cho họ viện trợ nhân đạo”. Còn nếu Manila từ chối “lời đề nghị hào phóng” trên, Trung Quốc hãy “dùng vũ lực để đưa con tàu ra xa và chiếm lấy bãi cạn” (?)
Viên tướng diều hâu còn cảnh báo Trung Quốc có thể sử dụng các phương pháp “vượt ngoài sức tưởng tượng của Philippines”.
Từ nhiều tháng qua, quân đội Philippines đã lặng lẽ gia cố chiếc tàu hải quân BRP Sierra Madre mắc cạn trên bãi Cỏ Mây từ năm 1999, trong bối cảnh Trung Quốc đang rầm rộ xây các đảo nhân tạo gần đó. BRP Sierra Madre là chiếc tàu đổ bộ dài 100m từng thuộc biên chế của hải quân Mỹ trong Thế chiến II. Tàu sau đó được chuyển cho Philippines và hải quân nước này đã cố ý cho tàu lao vào Bãi Cỏ Mây, mắc cạn tại đây và biến nó thành một tiền đồn đóng quân, phục vụ tuyên bố chủ quyền của Manila trong khu vực quần đảo Trường Sa. Trong khi là một tiền đồn quân sự, BRP Sierra Madre trên danh nghĩa là một tàu hải quân đang phục vụ trong hải quân Philippines. Điều đó có nghĩa là nước này có thể yêu cầu Mỹ hỗ trợ trong trường hợp tàu bị tấn công, theo các điều khoản trong một hiệp ước an ninh được ký giữa hai nước nhiều thập niên trước, một số quan chức quân đội Philippines cho biết. “Cho dù nó có bị phủ kín bởi rỉ sét, nó vẫn là một tàu hải quân trong biên chế đang làm nhiệm vụ. Đó là biểu tượng cho chủ quyền của chúng tôi”, một tướng quân đội Philippines tuyên bố.
Bạch Trúc – Hoài My
Theo Diplomat
Trung Quốc tìm cách chấm dứt phụ thuộc vào công nghệ Nga
Bắc Kinh sẽ không còn phải phụ thuộc vào công nghệ và động cơ của Nga trong 10 năm tới, Phó Giáo sư Robert Farley tại Viện Nghiên cứu Thương mại Quốc tế và Ngoại giao thuộc Đại học Kentucky của Mỹ nhận định.
Mẫu máy bay chiến đấu JF-17 mà Trung Quốc bán cho quân đội Pakistan (Ảnh: Tân Hoa xã)
Trong bài viết nhận định về sức mạnh của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong năm 2025 trên tạp chí National Interest số ra ngày 2/7, ông Farley cho rằng bộ binh, hải quân và không quân Trung Quốc hiện nay đã có bước tiến rõ rệt so với những năm 1990.
Vào thời điểm đó, quân đội Trung Quốc vẫn sử dụng những thiết bị lỗi thời và thường tập trung vào làm kinh tế, thay cho việc lên kế hoạch đề phòng những cuộc xung đột. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc lúc đó cũng tập trung đối phó với những mối đe dọa từ phương Bắc hơn là từ phương Đông như hiện nay.
Cũng theo Phó Giáo sư Robert Farley, quân đội Trung Quốc hiện vẫn còn kém quân đội Mỹ về kinh nghiệm chiến đấu. Qua những gì mà quân đội Mỹ đã thể hiện tại các chiến trường khắc nghiệt như Iraq và Afghanítan, có thể thấy rõ đây vẫn là đội quân kết hợp được giữa kinh nghiệm trận mạc với các loại vũ khí tiên tiến nhất. Do đó, việc Trung Quốc chưa khi nào bước vào một cuộc chiến thực sự cũng đặt ra nghi vấn về khả năng tác chiến của quân đội nước này.
Phó Giáo sư Farley cho rằng hiện chưa rõ liệu quân đội Trung Quốc có phải đang bắt đầu quá trình chấm dứt giai đoạn bị coi là chỉ giỏi đấu "võ mồm" hay không. Theo đó, quốc gia Đông Bắc Á này đang cố gắng khắc phục yếu điểm thiếu kinh nghiệm chiến đấu của các lực lượng bằng hệ thống các cuộc tập trận đa dạng. Điều này đồng nghĩa với việc quân đội Trung Quốc sẽ sở hữu những lực lượng thiện chiến trong 10 năm tới.
Ngoài ra, Bắc Kinh được cho là đang chuẩn bị cho một chiến lược cho phép kiểm soát các "mặt trận" khác mỗi khi xảy ra xung đột. Chiến lược này bao gồm các phương thức như vận động chính trị, pháp luật, ý kiến dư luận và các kỹ thuật chiến tranh tâm lý nhằm hỗ trợ cho cuộc chiến trên thực địa.
Bắc Kinh hiện đang muốn đẩy lùi "bóng" của các lực lượng Mỹ tại những khu vực xung quanh nước này. Do đó, quân đội Trung Quốc cần phải mạnh mẽ và đoàn kết hơn. Đây cũng chính là một mục tiêu mà Chủ tịch Tập Cận Bình đang cố gắng thực hiện bằng chính sách chống tham nhũng, qua đó hạn chế nạn bè phái và đòi hỏi các cấp dưới phải tuyệt đối trung thành với Đảng.
Trong khi đó, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các hệ thống vũ khí tiên tiến và công nghệ của Nga sẽ giảm dần. Trong 10 năm tới, Phó Giáo sư Farley cho rằng Nga có thể không còn ưu thế trước Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ và các tập đoàn công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc cuối cùng cũng sẽ bước ra khỏi "cái bóng" của Nga.
Mặc dù khó có khả năng Trung Quốc xây dựng được một liên minh với nước này làm trọng tâm trong thập niên tới song Phó Giáo sư Farley đánh giá Bắc Kinh sẽ sớm trở thành nước xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới. Lấy ví dụ như hợp đồng bán tàu ngầm cho Thái Lan hay máy bay chiến đấu JF-17 cho Argengtina, Phó Giáo sư Farley nhận định các hợp đồng bán vũ khí sẽ giúp Trung Quốc có lợi về cả chính trị và kinh tế, qua đó có thêm nguồn lực để đầu tư, bảo dưỡng, huấn luyện và nâng cấp các lực lượng của quân đội.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ WantChinaTimes
Động cơ Nga mở đường cho máy bay J-10B Trung Quốc "xuất ngoại" Báo chí Đài Loan mới đây cho biết Nga đã cung cấp các động cơ AL31FN-S3 loại nâng cấp cho dây chuyển sản xuất chiến đấu cơ J-10B của Trung Quốc, giúp Bắc Kinh xúc tiến việc xuất khẩu các máy bay này ra các thị trường châu Á, Mỹ Latin và châu Phi. Một may bay chiến đấu J-10B của Trung Quốc...