Chuyên gia trồng rừng thành ‘kẻ trộm’: Đổi tội danh sang ‘hủy hoại tài sản’
Hôm nay 30.6, TAND thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Văn Quyền (55 tuổi, trú ở tổ 8, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà) về tội “hủy hoại tài sản” do Viện KSND cùng cấp truy tố.
Bị cáo Nguyễn Văn Quyền trên số tang vật nhập nhèm về xác định chủ sở hữu – Ảnh: Đình Toàn
Như Thanh Niên Online đã đưa tin, bị cáo Quyền từng tốt nghiệp đại học ngành lâm nghiệp, là một chuyên gia trồng rừng, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động nhưng ông bị bắt giam và khép vào tội “trộm cắp tài sản” sau khi chặt hạ 60 cây thông mọc tự nhiên trong quá trình khai hoang để trồng rừng.
Điều tréo ngoe của vụ án là ông Quyền khai hoang trên phần đất của một hộ dân cùng địa phương đã được nhà nước xác lập quyền chủ sở hữu nhưng bỏ hoang. Chủ sở hữu đám đất này không khiếu nại ông Quyền nhưng cơ quan điều tra lại khởi tố vụ án, do xác định số cây thông bị chặt là tài sản của hợp tác xã Hương Hồ 2 (phường Hương Hồ).
Vụ án được TAND TX.Hương Trà xét xử sơ thẩm (lưu động) vào ngày 7.3.2014, sau đó tuyên buộc bị cáo Quyền 9 tháng tù giam. Bị cáo Quyền kháng cáo vụ án.
Video đang HOT
Ngày 27.5.2014, tại phiên tòa phúc thẩm TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tuyên hủy bán án sơ thẩm do cấp sơ thẩm đã “vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng”, chưa xác định được chủ sở hữu số cây thông bị chặt, nhiều tài liệu quan trọng trong vụ án được sử dụng là bản photo chứ chưa phải bản gốc…
Sau gần 1 năm tiến hành điều tra lại theo yêu cầu tòa phúc thẩm, cơ quan điều tra thay đổi tội danh bị cáo Quyền từ “trộm cắp” sang “hủy hoại tài sản”.
Đình Toàn
Theo Thanhnien
22 năm lần theo dấu vết kẻ giết người trốn trong rừng sâu
Mất 10 ngày lặn lội trong rừng sâu, với bao vất vả, nguy hiểm các cảnh sát đã bắt giữ được kẻ giết người trốn lệnh truy nã trên toàn quốc.
"Khi cảnh sát trong trang phục cán bộ lâm trường hô to giữa rừng sâu huyện Đồng Xuân (Phú Yên): "Đặng Văn Lợi, anh đã bị bắt", mặt người đàn ông biến sắc. Không để anh ta kịp phản ứng, các trinh sát ập đến bắt giữ",Thượng tá Nguyễn Hữu Lợi, Phó phòng Cảnh sát truy nã tội phạm công an tỉnh Bình Định kể về giây phút vụ bắt kẻ trốn lệnh truy nã suốt 22 năm qua.
Đặng Văn Lợi giữa 2 cảnh sát hóa trang thành cán bộ lâm trường. Ảnh: H.Minh. Theo hồ sơ, năm 1993, trong lúc ăn nhậu cùng người thân và một số thanh niên ở huyện Hoài Nhơn, Bình Định, Lợi bị một người ngồi cùng mâm cự cãi, đánh vào mặt. Anh ta đã đuổi chém, đâm chết người đàn ông này rồi bỏ trốn.
Hàng chục năm qua, công an Bình Định luôn theo dấu người đàn ông này từ quê nhà tới nơi anh ta từng lui tới nhưng đều bặt vô âm tín. Đầu tháng 5 vừa qua, nhận tin báo, các trinh sát xác định Lợi đang lẩn trốn ở xã Đa Lộc, huyện vùng cao Đồng Xuân với nhân thân cùng vợ, con mới. Ngay lập tức, nhóm trinh sát lên đường tiếp cận căn nhà nhưng ông ta đã vào rừng thu hoạch keo thuê.
Để một nhóm mai phục tại nhà Lợi, nhóm trinh sát khác mang theo xoong nồi, vật dụng cá nhân, vượt hơn 50 km lần theo dấu vết hung thủ giữa rừng sâu. "Ban ngày, anh em phải ăn cơm chấm muối với rau rừng, đêm thì treo võng trong hang đá để ngủ. Đến ngày thứ 10, gặp một con hổ lớn, anh em vội chạy lên một tảng đá dùng roi, gậy quật tạo tiếng gió để xua thú dữ", thượng tá Lợi kể.
Theo thượng tá Lợi, khi các trinh sát tiếp cận khu vực khai thác keo, có đông công nhân từ nhiều tỉnh, thành làm thuê, sống trong nhiều lán trại. Để nhận diện Lợi, nhóm công vụ đóng giả cán bộ lâm trường đến từng lán, vờ tuyên truyền việc phòng chống cháy rừng. "Khi phát hiện Lợi đang ăn cơm trưa cùng 30 công nhân, một "cán bộ lâm trường" tiếp cận, lập tức bắt giữ", thượng tá Lợi kể.
Trước khi mang tội giết người, Lợi có vợ, con ở TP Vinh, Nghệ An. Sau đó, anh ta vào làm công nhân tại TP HCM. Thời gian này, Lợi phạm tội Trộm cắp tài sản, bị tòa phạt 5 năm tù. Ra tù năm 1992, Lợi về Bình Định sinh sống và chưa được một năm sau, anh ta lại gây án trọng án.
Đặng Văn Lợi tại cơ quan điều tra. Ảnh: H.Minh. Sau thời gian lẩn trốn nhiều nơi, Lợi chọn xã vùng cao Đa Lộc, huyện Đồng Xuân ẩn thân. Tại đây, anh ta lấy họ khác, cưới vợ mới, sinh 3 đứa con, hàng ngày lên rừng đốt than, khai thác gỗ, thu hoạch keo thuê và yên chí rằng, công an sẽ không tìm ra dấu vết.
"Sở dĩ tôi chọn huyện Đồng Xuân ẩn náu là vì đây là vùng rừng núi heo hút, dân các tỉnh tạm trú nhiều, dễ dàng để che giấu thân phận. Trong 22 năm lẩn trốn, tôi đã 2 lần lén về Bình Định thăm đứa con có với người vợ trước", Lợi nói./.
Theo Hùng Minh
Theo_VOV
"Cứ đâm chết nó đi, nhà đang nhiều tiền" Bức xúc vì bị chủ quán cà phê can ngăn trong lúc gây sự với hội đánh cờ tướng, Dũng gọi em trai đến "nói chuyện". Sau khi sát hại chủ quán, cả 2 anh, em cùng bỏ trốn. Bàn cờ tướng "nuốt" mạng người Xuất phát từ bàn cờ tướng, cộng tính ăn thua, cùng cách ứng xử thiếu văn hóa, hậu...