Chuyên gia: TQ sẽ trả giá đắt về giàn khoan trên Biển Đông
Các chuyên gia cho rằng những lợi ích về năng lượng Trung Quốc thu được trên vùng biển tranh chấp không bù đắp được thiệt hại về chính sách đối ngoại và uy tín trên trường quốc tế.
Hồi cuối tuần qua, Trung Quốc ngang nhiên kéo dàn khoan tỉ đô khổng lồ HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và các chuyên gia phân tích quốc tế cho rằng hành động này của Bắc Kinh không khác gì một cái tát vào mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama, đồng thời gây ra nguy cơ gia tăng căng thẳng nguy hiểm trong khu vực.
Theo các chuyên gia phân tích, hành động ngang nhiên này của Trung Quốc diễn ra chỉ 6 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Obama kết thúc chuyến công du châu Á với mục đích trấn an các đồng minh khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines rằng Mỹ sẽ bằng mọi giá ngăn cản hành động bắt nạt ngang ngược của Trung Quốc trên biển.
Ông Obama vừa mới kết thúc chuyến công du châu Á hồi tuần trước
Các chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc kéo giàn khoan khổng lồ vào thăm dò dầu khí trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chưa đủ để gây ra xung đột vũ trang, tuy nhiên nó lại chứng tỏ quyết tâm và sự hung hăng của Bắc Kinh trong tham vọng kiểm soát toàn bộ khu vực Biển Đông.
Ông Mike McDevitt, chuyên gia tại Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ nhận định: “Từng bước đi nhỏ và dần dần này của Trung Quốc sẽ không dẫn tới xung đột, tuy nhiên cùng với thời gian, họ sẽ thay đổi hiện trạng trên Biển Đông bằng chính các bước đi đó.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì cho rằng giàn khoan HD-981 hoạt động trong “đường chín đoạn” mà nước này tuyên bố một cách ngang ngược là biên giới trên Biển Đông của mình.
Video đang HOT
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã kiên quyết phản đối động thái “vi phạm quyền chủ quyền Việt Nam” trên của phía Trung Quốc, vì giàn khoan này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trung Quốc đã tự chế tạo giàn khoan dầu khổng lồ
Biển Đông đang là điểm nóng tiềm ẩn xung đột lớn nhất hiện nay giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng trong khu vực. Gần đây, Philippines đã nộp hồ sơ kiện “đường chín đoạn” của Trung Quốc lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển, một động thái mà phía Trung Quốc khăng khăng phản đối và không chịu theo kiện.
Từ hồi năm 2012, Trung Quốc đã công khai mời thầu khai thác dầu mỏ trong lô dầu khí thuộc chủ quyền của Việt Nam, và Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cũng lập tức khởi công tự đóng giàn khoan nước sâu lớn nhất từ trước tới nay mà không thương thảo mua thiết bị từ các nhà cung cấp nước ngoài.
Mặc dù việc tự đóng giàn khoan này rất tốn kém, nhưng nó thể hiện rõ ý đồ của Trung Quốc: Họ không muốn phụ thuộc và các công ty phương Tây để khai thác dầu mỏ tại các vùng biển tranh chấp, vì các công ty này có quyền không cho CNOOC thuê thiết bị trong trường hợp xung đột xảy ra.
Giàn khoan HD-981 có nguy cơ gây ra những bất ổn nguy hiểm trên Biển Đông
Theo các chuyên gia, Bắc Kinh đang có mưu đồ biến giàn khoan khổng lồ này thành một “lãnh thổ quốc gia di động” để mở rộng chủ quyền của mình trên biển khơi.
Bà Holly Morrow, chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm Belfer thuộc Đại học Harvard nói: “Tôi cho rằng với bàn đạp này, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn xa hơn và khai thác dầu ở những vùng biển khác.”
Tuy nhiên, theo bà Morrow, số dầu mà Trung Quốc có thể khai thác được trong vùng biển này không hề xứng với những thiệt hại mà họ gây ra trong quan hệ với các quốc gia láng giềng trong khu vực cũng như uy tín trên trường quốc tế. Những hành động kiểu này của Bắc Kinh sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng khiêu khích, giằng co liên tục không ai chịu nhường ai trong khu vực.
Chuyên gia này kết luận: “Cái giá mà họ phải trả trong chính sách đối ngoại với những gì họ đang làm là rất đắt, và nó cao hơn rất nhiều so với lợi ích về năng lượng mà họ thu được ở đó”.
Theo Khampha
Mỹ: TQ không nên tạo ra "Crimea" ở châu Á
Các biện trừng phạt kinh tế có thể được áp dụng để ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng vũ lực để theo đuổi những yêu sách về chủ quyền lãnh thổ, một quan chức Mỹ cảnh báo.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Daniel Russel bắt tay với người đồng nhiệm Hàn Quốc Lee Kyung-soo.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Daniel Russel ngày hôm qua (3/4) cho biết rất khó để phán đoán ý định của Trung Quốc, nhưng việc Crimea sáp nhập vào Nga đã tăng quan ngại trong các nước đồng minh của Mỹ ở khu vực Đông Á về khả năng Bắc Kinh sử dụng vũ lực để theo đuổi những đòi hỏi của họ.
"Hiệu quả thực sự là gây áp lực nhiều hơn lên Trung Quốc để đảm bảo nước này giữ cam kết sử dụng giải pháp hòa bình cho các vấn đề", ông Daniel Russel nhấn mạnh trong bài phát biểu trước Ủy ban quân hệ ngoại giao Thượng viện Mỹ.
Ông Daniel Russel cho rằng các biện pháp trừng phạt trả đũa được Mỹ và Liên Minh châu Âu áp dụng với Nga có tác dụng cảnh báo với bất kỳ ai ở Trung Quốc có tư tưởng xem việc Crimea sáp nhập vào Nga là một mô hình mà Bắc Kinh nên học tập.
Ông Russel nói thêm trong khi Mỹ không tham gia vào các cuộc tranh chấp chủ quyền ở khu vực Đông Á, Trung Quốc cũng không nên hồ nghi về cam kết của Washington bảo vệ các nước đồng minh nếu cần thiết.
Trong khi Washington hiện thực các cam kết bằng các hiệp ước quốc phòng với Nhật Bản, Philippines và Hàn Quốc, ông Russel nói rằng không có lý do gì mà các tranh chấp chủ quyền không thể giải quyết bằng các biện pháp hòa bình.
Tại khu vực châu Á, Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như với các quốc gia khác như Malaysia, Brunei và Đài Loan... tại những vùng biển giàu năng lượng.
Theo Khampha
Mỹ "nhụt chí" khi cùng Nhật đối đầu với TQ? Nhật Bản cho rằng Mỹ đang "nhụt chí" khi bảo vệ Nhật trong tranh chấp với Trung Quốc. Trong tuần này giới quân sự Mỹ-Nhật sẽ gặp nhau tại Hawaii để tổng kết quá trình hợp tác song phương lần dầu tiên trong 17 năm qua. Tokyo hi vọng cuộc gặp này sẽ tập trung vào những mối đe dọa cụ thể, đặc...