Chuyên gia tìm thấy chất lỏng lạ 3.000 năm tuổi trong mộ cổ
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 2 chiếc ấm chứa chất lỏng lạ tại một khu lăng mộ cổ 3.000 năm tuổi ở Sơn Tây, Trung Quốc.
Vào ngày 9/12/2020, các chuyên gia của Viện Khảo cổ học tỉnh Sơn Tây thông báo rằng họ đã có nhiều khám phá quan trọng trong cuộc khai quật tại khu lăng mộ Bắc Bạch Nga. Khu lăng mộ này nghĩa trang của một gia tộc có tiếng thời nhà Chu. Nó nằm ở Viên Khúc, một huyện thuộc địa cấp thị Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Căn cứ vào những chữ khắc được tìm thấy trên các món cổ vật như ” Trẫm hoàng tổ trung thị” và ” Quắc quý vi yển cơ tác dắng nghiễn” trong ngôi mộ số 3. Trong ngôi mộ số 6, họ đã tìm thấy những món đồ đồng có khắc tên ” Thái bảo yển trung” và ” Trung đại phụ“. Các chuyên gia phỏng đoán rằng người đứng đầu gia tộc này mang họ “Trung” hoặc “Yển”.
Khu lăng mộ từ thời nhà Chu được tìm thấy ở Sơn Tây, Trung Quốc. (Ảnh: Xinhuanet)
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 9 ngôi mộ, 17 hố tro và hơn 500 di tích văn hóa khác nhau. Chúng hầu hết là những món cổ vật được làm từ đồng xanh, ngọc bích, đá, sơn mài và vàng… Theo các chuyên gia, các hiện vật được khai quật lần này có quy mô lớn, chủng loại phong phú và đều được làm từ những tay nghề có trình độ cao.
Hình ảnh của một vài món đồ bằng đồng xanh và đá được tìm thấy trong khu lăng mộ. (Ảnh: Xinhuanet)
Trong số 8 ấm đồng được tìm thấy có 2 chiếc có thiết kế rất đặc biệt thu hút các chuyên gia khảo cổ. Hai chiếc ấm đồng này đều có miệng được bịt kín nhưng sau khi mở ra, bên trong chúng đều có chất lỏng kỳ lạ màu trong suốt. Việc phát hiện ra chất lỏng này khiến các chuyên gia cảm thấy vô cùng bất ngờ. Những chiếc ấm không có kẽ hở nên khả năng nước từ bên ngoài ngấm vào là rất thấp. Họ quyết định sử dụng các công nghệ tiên tiến để phân tích.
Video đang HOT
Hình ảnh của chất lỏng được tìm thấy bên trong 2 ấm đồng. (Ảnh: Xinhuanet)
Sau khi phân tích mẫu chất lỏng và mẫu đất được lấy từ những chiếc ấm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các axit hữu cơ. Đây là những thành phần quan trọng trong việc sản xuất rượu vang. Cuối cùng, họ đã xác nhận được chất lỏng có trong những chiếc ấm là rượu lên men từ trái cây. Chúng đều được làm từ thời nhà Chu.
Kết quả vừa được công bố, ai nấy đều thốt lên kinh ngạc bởi đây là lần đầu tiên họ tìm thấy rượu trái cây từ cách đây hàng nghìn năm. Phát hiện này sẽ giúp họ tiến thêm một bước mới trong chuyên môn. Ngoài ra, từ những món đồ cổ, họ đã có thêm thông tin để nghiên cứu và thảo luận về hệ thống chính trị cũng như chôn cất, liên kết thị tộc và đời sống xã hội của khu vực Sơn Tây.
Nguồn: Sohu, Xinhuanet
Nguyệt Phạm
Tìm thấy vật kỳ lạ trong ngôi mộ tồi tàn thời chắt nội Tào Tháo
Các chuyên gia không ngờ có thể tìm thấy một vật vô cùng quý hiếm trong ngôi mộ tồi tàn trong thời kỳ chắt nội Tào Tháo trị vì.
Đó là gì?
Vào tháng 7 năm 1956, nhà máy cơ khí khai mỏ ở thành phố Lạc Dương (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) trong quá trình xây dựng. Đây là 1 trong 156 dự án trọng điểm theo kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở quốc gia này. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, người dân địa phương bất ngờ phát hiện ra có một ngôi mộ cổ ở công trường.
Ngay sau khi nhận được tin báo, các nhà khảo cổ đến hiện trường và phát hiện ra rằng ngôi mộ cổ đã bị đánh cắp và gần như trống rỗng. Thậm chí, ngay cả danh tính của chủ nhân ngôi mộ cũng chưa thể xác nhận.
Đang trong lúc bối rối, các nhà khảo cổ bất chợt tìm thấy trên khung của tấm màn sắt trong mộ cổ có dòng chữ " Năm Chính Thủy thứ 8".
Theo các chuyên gia, Chính Thủy (240 - 249) là một niên hiệu của Tào Phương, vị hoàng đế thứ ba của của nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc, chắt nội của Tào Tháo. Năm Chính Thủy thứ 8 là năm 247.
Việc chôn cất với nhiều đồ tùy táng quý giá rất phổ biến vào thời nhà Hán. Tuy nhiên, trong thời Tào Ngụy, Tào Tháo và con trai Tào Phi của ông đều chủ trương chôn cất đơn giản, ít đồ tùy táng quý giá.
Do đó, so với những ngôi mộ trị giá nghìn vàng thời nhà Hán, ngôi mộ cổ thời Tào Ngụy trông rất tồi tàn và còn bị bọn trộm mộ xâm phạm. Chính vì vậy, các nhà khảo cổ cho rằng ngôi mộ này không có di vật gì quý giá.
Chiếc cốc bạch ngọc được các chuyên gia tìm thấy trong một ngôi mộ thời Tào Ngụy.
Khi các chuyên gia phân vân có nên đi sâu vào trong ngôi mộ cổ này hay không, có một người tìm thấy một món đồ đặc biệt nằm trong góc tối của mộ.
Món đồ này vẫn còn dính đầy bùn đất. Sau khi lau chùi sạch sẽ, các nhà khảo cổ đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện thứ bị bọn trộm mộ bỏ lại là một bảo vật có một không hai trên đời. Đó là một chiếc cốc bạch ngọc, được chế tác vô cùng tinh xảo và đẹp mắt. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là nó vẫn không hề bị hư hại dù trải qua gần 1.800 năm trong mộ cổ.
Chiếc cốc "xuyên không" gần 1.800 năm
Cận cảnh chiếc cốc bạch ngọc, kiệt tác quý hiếm thời Tào Ngụy.
Các chuyên gia khảo cổ tiếp tục nghiên cứu và phát hiện ra rằng, hình dáng của chiếc cốc bạch ngọc này không khác nhiều so với những chiếc cốc hiện nay. Chiếc cốc cao 11,8 cm, đường kính miệng là 5,2 cm, có đường kính đáy khoảng 4 cm.
Về chất liệu, chiếc cốc này được gia công từ ngọc Hòa Điền của Tân Cương, một loại ngọc nổi tiếng ở Trung Quốc. Thân cốc được đánh bóng rất đẹp. Mặc dù không có hoa văn trang trí cầu kỳ nhưng lại rất hợp với tư tưởng đề cao sự đơn giản và tự nhiên trong xã hội vào thời điểm đó.
Vì Tào Ngụy đề cao chủ trương mai táng đơn giản nên các chuyên gia tìm được rất ít di vật văn hóa của triều đại này. Do đó, việc tìm thấy chiếc cốc bạch ngọc hàng nghìn năm tuổi trên thực sự là một bảo vật vô cùng quý hiếm.
Theo các chuyên gia, cho đến nay, đây là chiếc cốc bạch ngọc duy nhất trong thời Tào Ngụy được khai quật ở Trung Quốc. Những năm gần đây, một số chuyên gia còn cho rằng năm sản xuất bảo vật này cũng có thể sớm hơn thời kỳ Tào Ngụy trị vì. Mặt khác, ý tưởng thiết kế hình dạng của chiếc cốc bạch ngọc rõ ràng là chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Bởi đây không phải là hình dạng của những chiếc cốc vào lúc bấy giờ.
Cốc bạch ngọc được chế tác tinh xảo và vẫn còn nguyên vẹn sau gần 1.800 năm.
Do được là bằng ngọc trắng chất lượng cao nên dưới ánh sáng bình, chiếc cốc bạch ngọc có màu be, hơi ánh trắng xanh, trông rất bí ẩn. Có lẽ trong mắt những kẻ trộm mộ, chiếc cốc bạch ngọc bám bụi bẩn trông quá tầm thường so với các đồ vật tùy táng khác. Do đó, chúng đã để lại báu vật hiếm có này.
Ngay sau khi được công bố, chiếc cốc bạch ngọc thời Tào Ngụy đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Các chuyên gia đánh giá cao bảo vật này vì được chế tác rất tinh xảo và gần như không thể làm giả được.
Do đó, ngay tại Lạc Dương, nơi tập trung nhiều di vật văn hóa, chiếc cốc quý hiếm này vẫn tỏa sáng và trở thành bảo vật độc nhất vô nhị. Cốc bạch ngọc thời Tào Ngụy hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lạc Dương.
Nguồn: Sohu, Kknews
Minh Hằng
Tìm thấy thanh kiếm dài nhất Đông Á, uốn lượn như hình rắn Thanh kiếm bằng sắt từ thế kỷ thứ 4, khai quật tại mộ cổ ở miền tây Nhật Bản, được xem là dài nhất trong tất cả các thanh kiếm cùng thời khai quật được ở Đông Á. Thanh kiếm bằng sắt từ thế kỷ thứ 4, khai quật tại mộ cổ ở miền tây Nhật Bản Thanh kiếm vừa được công bố...