Chuyên gia tiết lộ bí mật xây Đại kim tự tháp Ai Cập
Người Ai Cập cổ đại xây dựng Đại kim tự tháp Giza dễ hơn nhiều so với những dự đoán trước đây, một giáo sư giải thích bằng cách sử dụng phương pháp “vật lý đơn giản”.
Đại kim tự tháp Giza là kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại đến ngày nay.
Theo Express, Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập là kim tự tháp cổ xưa nhất, lớn nhất và là một trong bảy kỳ quan thế giới. Đại kim tự tháp được cho là xây dựng trong 20 năm dưới thời Pharaoh Khufu, cách đây khoảng 4.500 năm.
Đại kim tự tháp được xây dựng từ 2,3 triệu khối đá vôi và đá granite có khối lượng từ 2 – 50 tấn. Các khối đá được chạm khắc, tạo hình, mài nhẵn bề mặt rồi xếp chồng lên nhau tới độ cao 146,5m.
Có nhiều giả thuyết được đưa ra về cách người Ai Cập cổ đại xây Đại kim tự tháp, nhưng hầu hết đều dựa trên ý tưởng đưa những tảng đá khổng lồ từ mỏ đá và nâng chúng đặt vào vị trí tương ứng.
2.100 năm sau khi kim tự tháp được hoàn thành, nhà sử học Hy Lạp Herodotus từng viết: “ Công trình này cần đến 100.000 người thay phiên nhau làm việc 3 tháng mỗi năm và kéo dài trong suốt 20 năm để hoàn thiện”.
Năm 1974, Kurt Mendelssohn, nhà vật lý người Anh gốc Đức, ước tính khoảng 70.000 nhân lực thời vụ và 10.000 nhân lực thường xuyên đã được huy động để xây Đại kim tự tháp Giza.
Nhưng giáo sư Vaclav Smil, nhà khoa học ở Canada, cho rằng ước tính trên là phóng đại và việc xây Đại kim tự tháp có thể cần ít nhân lực hơn nhiều.
Bình luận trên tạp chí của Viện Kỹ sư Điện và Điện tử, giáo sư Smil viết: “Năng lượng cần thiết để nâng những khối đá khổng lồ lên khỏi mặt đất chỉ đơn giản là sản phẩm của gia tốc do trọng lực. Trọng lượng của mỗi khối đá này là điều không thể thống kê chính xác”.
Video đang HOT
Giáo sư người Canada, Vaclav Smil.
“Tôi giả định khối lượng trung bình của mỗi khối đá là 2,6 tấn trên mét khối, do đó tổng khối lượng khoảng 6,75 triệu tấn. Điều đó có nghĩa là năng lượng tiềm năng của Kim tự tháp là khoảng 2,4 nghìn tỉ joule”.
“Để duy trì tỉ lệ trao đổi chất cơ bản, một người đàn ông nặng 70kg cần 7,5 megajoule mỗi ngày. Gắng sức liên tục sẽ nâng con số đó lên ít nhất 30%. Khoảng 20% mức tăng đó sẽ được chuyển thành công việc hữu ích, tương đương khoảng 450 kilojoules mỗi ngày”, giáo sư Smil phân tích.
Như vậy, cần 5,3 triệu ngày công để dựng Đại kim tự tháp. Nếu một năm làm việc là 300 ngày, có nghĩa là cần gần 18.000 năm, nếu chỉ có duy nhất một người làm. Nếu xây kim tự tháp mất 20 năm thì cần 900 nhân công.
Giáo sư Smil tính toán rằng, sẽ cần thêm 2.500 người để đặt những khối đá vào kết cấu ngày càng cao của Kim tự tháp và sau đó mài nhẵn chúng. Ông đưa ra con số ước lượng tổng cộng là 3.300 nhân công.
Giáo sư Smil kết luận: “Ngay cả khi phải tăng gấp đôi con số đó để tính cả những người thiết kế, tổ chức, giám sát và lao động phục vụ việc vận chuyển, sửa chữa công cụ, nấu nướng và giặt giũ, tổng số vẫn sẽ ít hơn 7.000 người”.
Vào những năm 1990, các nhà khảo cổ Ai Cập đã phát hiện một nghĩa trang dành cho thợ xây và móng của một khu nhà được sử dụng để làm nơi ở của những người xây kim tự tháp. Kết quả phân tích cho thấy không thể có tới 20.000 người cùng sống ở đây trong quãng thời gian xây Đại kim tự tháp.
Sức sống bất diệt của kỳ quan TG cổ đại duy nhất còn tới nay
Là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại, Đại kim tự tháp Giza là kỳ quan duy nhất còn nguyên vẹn và tồn tại đến ngày nay. Sức sống bất diệt của công trình này suốt hàng ngàn năm lịch sử khiến công chúng kinh ngạc.
Đại kim tự tháp Giza hay con gọi kim tự tháp Kheops hoặc Khufu nằm ở vùng ngoại ô thủ đô Cairo của Ai Cập. Đây là kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn nguyên vẹn và tồn tại đến ngày nay.
Kỳ quan thế giới cổ đại này được hoàn thành vào khoảng năm 2560 trước Công nguyên dưới thời trị vì của pharaoh Khufu.
Quá trình xây dựng Đại kim tự tháp Giza kéo dài khoảng 20 năm.
Theo ước tính, Đại kim tự tháp Giza được tạo nên từ 2,3 triệu khối đá, với tổng trọng lượng lên tới 5,9 triệu tấn.
Với chiều cao 146 m, Đại kim tự tháp Giza là công trình cao nhất thế giới cho đến thế kỷ 19.
Hiện nay, kim tự tháp kỳ vĩ này vẫn nằm trong số những công trình nhân tạo lớn nhất trên Trái đất.
Điều thú vị là bên trong Đại kim tự tháp Giza không hề có chữ tượng hình hay ký tự cổ nào.
Đây cũng là kim tự tháp duy nhất ở Ai Cập có các mặt lõm.
Kim tự tháp Giza quay mặt về đúng điểm Cực Bắc của Trái Đất. Theo các chuyên gia, đây là công trình hướng về Cực Bắc chuẩn xác nhất hơn bất cứ kiến trúc nào do con người tạo ra.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với nhiều tác động của thời tiết và thời gian, Đại kim tự tháp Giza vẫn đứng vững giữa đất trời. Theo đó, kỳ quan này trở thành biểu tượng cho sự bất diệt của nền văn minh Ai Cập thời cổ đại.
Vườn treo Babylon có thật sự tồn tại? Bảy kỳ quan thế giới cổ đại là 7 công trình vĩ đại trong thời cổ đại, cho thấy kỹ thuật và sự khéo léo của người xưa. Ngày nay, chỉ còn một kỳ quan nguyên vẹn là Đại kim tự tháp Giza. Vậy số phận các kỳ quan còn lại ra sao? Vườn treo Babylon có thật hay không? Bài viết này...