Chuyên gia tiết lộ 3 loại thực phẩm mà mẹ chưa cần bổ sung luôn cho trẻ dưới 1 tuổi
Giữa vô vàn những khuyến nghị về loại thực phẩm cần cho trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 1 tuổi, loại nào mẹ nên cho bé ăn, loại nào không thực sự cần? Hãy cùng tìm ra câu trả lời nhé!
Những khuyến nghị về các loại thực phẩm nên bổ sung cho trẻ nhỏ không chỉ có rất nhiều, mà còn nhiều lúc gây hoang mang. Ví dụ điển hình là ngũ cốc ăn dặm bởi đây là một trong những thực phẩm được khuyến nghị bởi Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ nhưng gần đây lại có tin tức cho rằng ngũ cốc cho trẻ em chứa lượng asen vượt quá mức an toàn. Bên cạnh đó còn có những lo ngại về hormone có trong sữa hay những phân vân về việc cho con ăn thịt.
Và để giải quyết những khúc mắc này, các chuyên gia dinh dưỡng đến từ Trung tâm Y tế Tarzana, California và Ngân hàng Thực phẩm khu vực Wichita Falls, Texas (Mỹ) đã đưa ra những câu trả lời cho câu hỏi loại thực phẩm nào thực sự cần và không cần cho trẻ nhỏ trong danh sách dài những thứ được khuyến nghị. Theo đó, có 3 loại thực phẩm bạn không nhất thiết phải cho trẻ ăn và 2 loại thì nên.
1. Không cần: Bột gạo ăn dặm
Nếu lo lắng bột ngũ cốc chứa những chất không tốt, các mẹ có thể lựa chọn thay thế bằng bột yến mạch, lúc mạch, quinoa… (Ảnh minh họa).
Mục đích của việc tập cho trẻ ăn dặm với gạo vào giai đoạn 6 tháng tuổi là để đảm bảo rằng trẻ có đủ sắt. Bởi vì sữa mẹ không chứa nhiều sắt nên mẹ phải bắt đầu cho con ăn những thực phẩm giàu sắt như bột ngũ cốc ăn dặm. Tuy nhiên với quan ngại về việc bột ngũ cốc chứa asen, mẹ có thể tìm đến những lựa chọn thay thế khác như bột yến mạch, lúa mạch hay hạt quinoa…
2. Không cần: Thịt
Video đang HOT
Khi được 6 đến 9 tháng tuổi, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên cha mẹ nên cho bé ăn thử thịt để đảm bảo bé phát triển trí não, cơ thể và hệ miễn dịch có đủ protein, kẽm và sắt. Tuy nhiên đối với một số gia đình ăn chay không muốn cho con ăn protein động vật thì có thể bổ sung các chất sắt và kẽm cho trẻ từ những thực phẩm như lòng đỏ trứng, đậu, khoai lang, quả bơ nghiền, bí và ngũ cốc nguyên hạt. Cho dù bạn có ăn chay hay không, thì các thực phẩm giàu chất sắt có nguồn gốc từ thực vật cũng rất quan trọng.
3. Không cần: Sữa tươi
Những quan ngại với sữa bò tươi là hormone có trong sữa có thể gây dậy thì sớm ở trẻ. Trước khi được 1 tuổi thì trẻ tốt nhất vẫn là nên bú sữa mẹ. Sau khi được 1 tuổi thì sữa tươi cũng được khuyến nghị nhưng nếu bố mẹ không muốn thì vẫn có thể chọn những loại sữa khác để thay thế, nhưng phải cẩn thận so sánh thành phần dinh dưỡng để làm sao vẫn có thể cung cấp cho con đủ loại dinh dưỡng. Các lựa chọn khác có thể là sữa yến mạch, sữa hạnh nhân, sữa dừa hay sữa đậu nành. Bố mẹ cũng chọn sữa chua vì nó chứa nhiều vitamin D và probiotics nhưng phải nhớ chọn sữa nguyên chất, không được ít béo và không chứa đường.
Trước khi được 1 tuổi thì trẻ tốt nhất vẫn nên bú sữa mẹ (Ảnh minh họa).
4. Cần cho trẻ thử: Những thực phẩm dễ gây dị ứng
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Viện Sức khỏe Quốc gia (NIH) đã công bố những nghiên cứu khuyến khích cha mẹ cho con tập làm quen với những thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, đậu nành, trứng sớm khi bắt đầu ăn dặm.
Làm như vậy có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển những loại dị ứng khi chúng lớn lên. Nếu các thành viên trong gia đình bị dị ứng thì trẻ cũng có khả năng cao bị dị ứng giống như vậy. Bố mẹ cũng cần hải đặc biệt cẩn thận, để ý những dấu hiệu và triệu chứng dị ứng khi cho trẻ ăn những thực phẩm đó.
5. Cần: Sữa mẹ
Sữa mẹ là thứ rất khó có thể thay thế và việc cho trẻ chỉ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời mang lại những lợi ích vô cùng to lớn về mặt sức khỏe cho trẻ. Cho trẻ uống nước hoa quả trong năm đầu đời là không cần thiết và không được khuyến khích. Nếu bố mẹ vẫn muốn cho thêm hoa quả vào bữa ăn của bé thì cách tốt hơn là cho bé ăn hoa quả tươi thay vì uống, nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn và dinh dưỡng.
Nguồn: Romper/Helino
Những cách chăm sóc tưởng tốt, ai cũng làm nhưng thực chất gây hại cho thính giác của trẻ vô cùng
Khi mới sinh ra, khả năng nghe của me bé rất nhạy cảm. Tuy nhiên, thính giác của bé sẽ giảm dần. Vậy nguyên nhân là do đâu? Dưới đây là 4 thói quen chăm sóc làm giảm khả năng nghe của bé. Mẹ nên chú ý.
Cho trẻ bú nằm
Hầu hết những người mẹ đều rất mệt mỏi vì phải làm cùng lúc công việc cũng như việc nhà mỗi ngày. Khi về nhà, họ thường nằm trên giường để cho con bú và tranh thủ nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đây là một trong những thói quen sai lầm gây ảnh hưởng đến thỉnh giác của trẻ. Đơn giản là vì vòi nhĩ của trẻ thẳng, bú nằm sẽ khiến trẻ dễ bị ho, sữa chảy vào vòi nhĩ, gây viêm tai giữa. Tốt nhất, mẹ nên cho bé bú ở tư thế ngồi, một tay đỡ đầu, cổ của bé, một tay giữ vú để kiểm soát tốc độ chảy của sữa.
Vệ sinh tai không đúng cách
Một số bà mẹ quá cẩn thận nên đã dùng tăm bông vệ sinh quá sâu trong ống tai của bé. Tuy nhiên, việc dùng tăm bông, vệ sinh quá sâu có thể gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến khả năng nghe của em bé. Tai là một trong những bộ phận có khả năng tự làm sạch nên mẹ không nên làm sạch tai bé một cách kỹ càng. Mẹ chỉ nên dùng bông ẩm làm sạch vùng ngoài tai, không sử dụng tăm bông, ngoáy tay để vệ sinh tai cho bé.
Ép trẻ uống thuốc
Một số em bé rất sợ uống thuốc nên bố mẹ thường bịt mũi để trẻ há miệng và cho uống thuốc. Ép uống thuốc theo cách này có thể khiến thuốc chảy vào vòi nhĩ gây viêm tai giữa. Hơn nữa, trong những trường hợp này, đường hô hấp của trẻ bị mở và thuốc dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp, gây nhiễm trùng phổi, làm tắc nghẽn nghiêm trọng khí quản và gây ngạt thở. Thay vì bịt mũi của trẻ, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc bằng ống tiêm đã được khử trùng, sau đó bơm vào cổ họng của trẻ.
Sử dụng kháng sinh không đúng cách
Sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh rất yếu. Vì vậy, các bé rất dễ bị bệnh. Bố mẹ thường phải dùng các loại kháng sinh khác nhau để giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.
Mặc dù những loại kháng sinh này có thể chữa khỏi cho bé nhanh chóng nhưng cũng có thể gây tổn thương thính giác ở trẻ. Dùng kháng sinh cho trẻ với liều lượng không phù hợp có thể gây tổn thương thính giác ở trẻ. Một số trẻ bị dị ứng kháng sinh, ngay cả với liều lượng bình thường cũng có thể gây hại đến thính giác của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên cẩn thận hơn khi cho trẻ dùng thuốc kháng sinh.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Bé 11 tháng tuổi nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" vì bảo mẫu không kịp... thay tã Tiểu La (11 tháng tuổi) bị đau bụng và bảo mẫu không kịp thời thay tã bẩn cho bé dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng. Làn da của trẻ nhỏ mềm mại, yếu ớt, và có thể bị vi khuẩn tấn công nếu cha mẹ chăm sóc bé không đúng cách. Bác sĩ Trần Mộc Vinh, khoa nhi, bệnh viện Chang...