Chuyên gia thời tiết lý giải hiện tượng mưa đá ở nhiều tỉnh thành
Theo chuyên gia, hiện tượng mưa đá là do các đợt phát triển của giông mạnh và diễn biến bất thường của khí hậu trong thời điểm giao mùa.
Thời gian vừa qua trên nhiều tỉnh thành cả nước liên tiếp xuất hiện hiện tượng mưa đá gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dân ảnh hưởng đến hoa màu, vật nuôi.
Tin tức mới nhất, vào khoảng 11h ngày 23/4, cơn mưa đá xuất hiện ở xã Tr’hy rồi lan rộng ra các xã A Xan, Ch’ơm và Ga Ry của huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam). Các địa phương báo về cả 4 xã này bị cơn mưa làm trắng xóa. Người dân địa phương cho biết chưa từng thấy trận mưa đá nào lớn và kéo dài đến vậy.
Mưa đá to bằng quả trứng gà xảy ra chiều 21/4, ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An – (Ảnh: FB).
Trước đó, mưa đá xuất hiện ở hàng loạt tỉnh thành như Bình Định, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang khiến ít nhất 4.000 nhà và nhiều hoa màu bị hư hỏng.
Video đang HOT
Trao đổi với PV báo Người đưa tin về hiện tượng này ông Võ Văn Hòa – GĐ Đài khí tượng Đồng bằng Bắc bộ cho biết: Nguyên nhân mưa đá là do sự phát triển của các cơn giông lốc mạnh trong tình thế thời tiết bất thường.
Ông Võ Văn Hoa dự báo tình hình thời tiết năm nay sẽ mang tính bất thường nhiều hơn mọi năm. Tuy nhiên, về lượng mưa và nhiệt độ thì có xu hướng tăng nhưng không đột biến so với những năm trước.
“Năm nay tính bất thường của thời tiết sẽ bất thường cao đặc biệt là vào mùa hè. Ví dụ mưa giông sẽ xảy ra bất thường” – ông Hòa thông tin.
Một nguyên nhân dẫn đến mưa đá cũng được các chuyên gia dự báo thời tiết đưa ra là, mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau.
Vào thời điểm hiện nay, giông lốc, mưa đá có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, hiện tượng xảy ra nhiều nhất là ở các địa phương khu vực vùng núi phía Tây Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang…
Các chuyên gia cũng cho rằng người dân không nên quá lo lắng trước tình hình mưa đá xảy ra ở nhiều địa phương bởi đó cũng là hiện tượng thường xuyên diễn ra vào thời điểm giao mùa.
Lý giải cặn kẽ hơn, ông Hoa cho biết: “Sự xung đột giữa hai khối khí nóng và lạnh kích thích sự đối lưu phát triển mạnh. Hơi nước bốc lên cao, ngưng tụ lại thành hạt đá nhỏ, những hạt đá này tiếp tục đông kết và dính lại với nhau tạo nên những hạt đá to hơn và rơi xuống mặt đất. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút và cũng có thể kéo dài từ 20 – 30 phút”.
Một số lời khuyên vài cách để giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra mưa đá: – Nếu đang đi ngoài đường mà gặp mưa đá thì nên lập tức dừng lại tìm chỗ ẩn, đội mũ bảo hiểm, vật cứng lên để tránh đá rơi vào đầu. – Không sử dụng đá do mưa đá hình thành tránh những mối nguy hại chẳng hạn mang theo độc tố, acid… – Với cây trồng hoặc hoa màu dễ bị nát dập, có thể dựng giàn che dọc theo luống. – Với mái nhà, cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của mái nhà và gia cố lại mái. Ở những chỗ trọng yếu nên sử dụng các vật liệu có thể chống chịu với va đập. Làm mái nhà dốc xuống hai bên, cách dựng mái nhà này sẽ làm giảm lực tác động từ mưa đá.
Nhất Nam
Theo_Người Đưa Tin
Mưa đá gây thiệt hại nhiều nơi
Trận mưa đã giải cơn khát hạn hán kéo dài nhiều tháng qua nhưng cũng gây ra một số thiệt hại về sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng
Mưa đá gây thiệt hại tại H.Hoài Ân - Ảnh: Trí Anh
Chiều 23.4, tại H.Hoài Ân (Bình Định) xảy ra hiện tượng mưa đá và gió lốc kéo dài hơn 30 phút.
Hậu quả, hàng chục ngôi nhà ở các xã Ân Hảo Đông, Ân Mỹ, Ân Hảo Tây... bị tốc mái, bể ngói; hơn 50 trụ điện bị ngã đổ; hàng trăm héc ta cây trồng bị thiệt hại, trong đó có hàng nghìn gốc keo bị ngã đổ. Ngoài ra mưa đá còn tạo ra lũ cục bộ tại thôn Phước Bình, xã Ân Hảo Đông.
Chiều cùng ngày, UBND H.Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết mưa đá cũng đã xảy ra trên địa bàn, từ khoảng 15 - 16 giờ, với cường độ lớn, dày, hạt đá có đường kính từ 1 - 4 cm, tập trung chủ yếu tại xã Tu Mơ Rông.
Trận mưa đã giải cơn khát hạn hán kéo dài nhiều tháng qua nhưng cũng gây ra một số thiệt hại về sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng tại địa bàn xã Tu Mơ Rông. Thống kê ban đầu, đã có 10 ha lúa, khoảng 50 ha cây sắn, 3 ha ngô mới trồng, 8 ha rau màu bị dập nát, hư hỏng; khoảng 8 ha cà phê bị dập lá, rụng quả non và 4 ha bời lời đỏ bị dập lá, gãy cành non. Ngoài ra, trận mưa lớn đã làm sạt lở đường vào thôn Đăk Chum 1, xã Tu Mơ Rông với khối lượng bùn đất khoảng 10 m3, gây ách tắc giao thông và làm xói lở rãnh thoát nước đường vào thôn Đăk Neang, xã Tu Mơ Rông.
Trưa 23.4, trận mưa đá kéo dài từ 11 - 13 giờ xảy ra tại xã biên giới Ch'Ơm và nhiều xã vùng cao H.Tây Giang (Quảng Nam). Ông Lê Hoàng Linh, Phó chủ tịch UBND H.Tây Giang, cho biết địa phương chưa kịp thống kê đầy đủ, nhưng mưa đá gây thiệt hại nghiêm trọng diện tích trồng đảng sâm (khoảng 30 ha) và hoa màu vụ đông xuân; trong đó nặng nhất là xã Ch'Ơm. Những cục đá to bằng 2 - 3 ngón tay dội suốt 2 giờ đã làm hỏng mái nhà của 10 hộ dân và 1 mái hiên trường thôn. Chính quyền H.Tây Giang đã cử cán bộ khảo sát tình hình, dự kiến hôm nay (24.4) mới thống kế đầy đủ thiệt hại và có hướng khắc phục, hỗ trợ cho người dân.
Lưu Quốc Trí - Phạm Anh - H.X.Huỳnh
Theo Thanhnien
Lần đầu tiên xảy ra mưa đá gây hại nghiêm trọng ở vùng cao Tây Giang Trận mưa đá kéo dài suốt 2 giờ lần đầu tiên xảy ra ở xã biên giới thuộc huyện miền núi cao Tây Giang (Quảng Nam), phá hoại nặng nề hoa màu và tốc nhà của người dân. Người dân ở Ch'Ơm tỏ ra ngạc nhiên với hiện tượng mưa đá lần đầu tiên xảy ra tại địa phương - Ảnh do chính...