Chuyên gia Stephen Olson : Thương chiến Mỹ – Trung là quá trình không thể đảo ngược, bất kể Trump có tái đắc cử hay không!
“Việc ông Trump có tái đắc cử hay không thì tôi nghĩ rằng cũng không quá ảnh hưởng đến thương chiến. Đó là một quá trình phải diễn ra và không thể đảo ngược” – theo Stephen Olson.
Ông Stephen Olson (thứ hai từ trái sang) đang trao đổi tại buổi gặp gỡ báo chí của quỹ Hinrich Foundation, diễn ra tại TP. HCM vào cuối tháng 9/2019.
Thương chiến Mỹ – Trung có thể sẽ diễn biến theo chiều hướng như thế nào và điều này sẽ ảnh hưởng ra sao đến Việt Nam(?), chuyên gia thương mại quốc tế người Mỹ, ông Stephen Olson ( Quỹ Nghiên cứu Hinrich – trụ sở tại Hongkong) đã có cuộc trò chuyện cùng chúng tôi về đề tài này.
Theo quan điểm của ông, đâu là yếu tố mâu thuẫn chính giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay?
Theo tôi mâu thuẫn chính ở đây chính là sự khác biệt lớn giữa hai hệ thống kinh tế. Trong đó, một bên đứng đầu là Mỹ với triết lý “thị trường tự do” (free market), và một bên là Trung Quốc, với triết lý “thị trường có sự điều tiết của nhà nước”.
Điều này dẫn đến nhiều vấn đề mâu thuẫn khác mà nhiều người có thể nhìn thấy trên bề mặt của cuộc thương chiến Mỹ – Trung hiện nay.
Ông nghĩ rằng liệu Trung Quốc có nhượng bộ trước sức ép của Mỹ?
Thật ra, chúng ta không nên kì vọng quá nhiều vào sự thay đổi về quan điểm của lãnh đạo Trung Quốc trong tương lai gần.
Hệ thống chính trị của Trung Quốc được tổ chức rất chặt chẽ, theo mô hình “chỉ đạo từ trên xuống” (top down), do đó không dễ gì có được sự thay đổi về cơ bản, như cách mà phía Mỹ mong muốn. Nhưng tôi cho rằng Mỹ sẽ không ngừng lại cho đến khi Trung Quốc có một sự nhượng bộ lớn.
Liệu phía Trung Quốc có nên hi vọng nhiều vào việc Tổng thống Donald Trump bận rộn cho cuộc bầu cử nhiệm kỳ hai và xao nhãng cuộc thương chiến, hoặc ông Trump sẽ không tái đắc cử và một Tổng thống Mỹ khác với quan điểm nhẹ nhàng hơn?
Từ quan điểm của đa số người Mỹ, cuộc thương chiến Mỹ – Trung là một điều không thể tránh khỏi. Từ thời Tổng thống B. Obama, ông ấy cũng đã có chiến lược “xoay trục” về phía châu Á và có những động thái nhằm đối thoại với Trung Quốc nhiều hơn.
Đến thời của Trump, đó là một sự tiếp nối của một cuộc đối đầu phát sinh từ những mâu thuẫn giữa hai cường quốc. Chỉ có điều do phong cách của Tổng thống Trump khá “bốc lửa” (“fire and fury”) và thích đưa ra những cuộc đàm phán hơi kịch tính, nên chúng ta thấy rằng cuộc chiến tranh thương mại đang được đẩy lên cao.
Tôi cũng nhận thấy một điều rằng trong các cuộc họp của Lưỡng viện Hoa Kỳ, các nghị sĩ đảng Dân chủ có thể bất đồng với phe Cộng hòa và ông Trump trong nhiều vấn đề, song cứ hễ đề cập đến những biện pháp thương chiến với Trung Quốc thì tất cả phe Dân chủ lẫn Cộng hòa đều nhiệt thành ủng hộ ông Trump.
Vậy nên việc ông Trump có tái đắc cử hay không thì tôi nghĩ rằng cũng không quá ảnh hưởng đến thương chiến. Đó là một quá trình phải diễn ra và không thể đảo ngược.
Phía Việt Nam nên có những hành động gì nhằm ứng phó với cuộc thương chiến dự kiến sẽ còn kéo dài này?
Video đang HOT
Thứ nhất, Việt Nam cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các bạn không có nguồn nhân công khổng lồ đến khoảng 200 triệu người trong độ tuổi lao động có thể làm công nhân như Trung Quốc, nên các bạn không có những lợi thế cạnh tranh theo kiểu “số nhiều” đó.
Thứ hai, chắc các bạn cũng thấy, đó là vấn đề về cơ sở hạ tầng. Điều đó có tương quan với vấn đề thứ ba, đó là chất lượng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài – FDI. Tôi cho rằng chính phủ Việt Nam cần lưu tâm hơn về chất lượng của nguồn vốn FDI, cũng như các công trình lớn về cơ sở hạ tầng có sử dụng nguồn vốn này.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Khó có thay đổi về cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc
Ông Phạm Việt Anh, chuyên gia Chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp, cũng đồng thuận với luận điểm chính của Stephen Olson.
Theo chia sẻ của ông Phạm Việt Anh, Trung Quốc đã phải nhún nhường, nhưng mục tiêu quan trọng nhất Mỹ vẫn chưa đạt được qua thương chiến, đó là yêu cầu về một thay đổi mang tính cấu trúc (structural change) với Trung Quốc: Structural adjustment program (SAP, tức Chương trình điều chỉnh tái cấu trúc).
Đây là thuật ngữ thường được các tổ chức thuộc hệ thống kinh tế Bretton Woods và Đồng thuận Washington sử dụng, đòi hỏi việc thu hẹp vai trò của chính phủ trong nền kinh tế bằng cách cắt giảm ngân sách, tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, và giảm điều tiết, đặc biệt là điều tiết thương mại quốc tế.
Vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc lại là yếu tố cơ cấu, nên khó mà điều chỉnh bởi những giải pháp vĩ mô qui chuẩn, vốn không hậu thuẫn cho một thể chế độc tài, thiếu minh bạch. Do đó, một sự thay đổi cấu trúc như yêu cầu của Mỹ là điều chưa thể.
Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ quá trình chuyển đổi kinh tế vì cho rằng dự kiểm soát của nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định xã hội, vốn là nhân tố không thể thiếu đối với tăng trưởng kinh tế. Do vậy, Trung Quốc khó có thể mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính, tự do hóa kinh tế toàn phần và dân chủ hóa mà không đối diện với nguy cơ mất ổn định kéo dài, tạo cơ hội cho Mỹ.
“Nhưng dù sao, dưới sức ép của các nước phương tây và những diễn biến trong thời gian gần đây, một số đổi mới cần thiết về thể chế là điều mà Trung Quốc đang từng bước triển khai, miễn là những đổi mới ấy có có lợi và đạt được các mục tiêu phát triển quốc gia, đồng thời vẫn trở nên thân thiện hơn với xã hội dân sự và kinh tế thị trường tự do” – ông Phạm Việt Anh nhận định.
Theo viettimes
Bí mật quốc gia của Trung Quốc trong hầm chứa chiến lược
Cuộc chiến áp thuế khiến hàng hóa ở Trung Quốc tăng giá. Thịt lợn là mặt hàng thiết yếu, thiếu nguồn cung vì dịch bệnh đẩy giá lên cao, buộc Bắc Kinh mở kho dự trữ chiến lược.
Khi nguồn cung thịt lợn, loại thịt được ưa chuộng nhất Trung Quốc, suy giảm mạnh vì thương chiến và dịch bệnh, Bắc Kinh quyết định dùng đến lá bài kho dự trữ thịt lợn chiến lược. Cụm từ này khiến nhiều người liên tưởng đến những "núi" xúc xích, thịt xông khói hay sườn non được cất trữ trong những hầm chứa bí mật dưới lòng đất trên khắp lãnh thổ Trung Quốc.
"Kho dự trữ" thật ra không có hình ảnh bay bổng đến vậy, nhưng chính xác là Trung Quốc có dự trữ thịt lợn. Nó như một phiên bản "hữu cơ" hơn của Kho dự trữ Xăng dầu Chiến lược của Mỹ, được để dành trong những hầm muối dưới lòng đất và sẵn sàng để bơm lên rồi đưa vào thị trường trong kịch bản khủng hoảng, theo New York Times.
Giá thịt lợn tăng liên tục tại Trung Quốc trong thời gian qua vì khan hiếm nguồn cung. Ảnh: NYT.
Lấy thịt dự trữ thay thế thịt tươi
Giá thịt lợn ở Trung Quốc tăng chóng mặt là hệ quả của dịch cúm khiến nước này mất gần một nửa đàn lợn quốc gia trong gần một năm qua.
Cuộc chiến thương mại với Mỹ chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ. Các lệnh áp thuế trả đũa của Bắc Kinh nhắm vào thực phẩm và nông sản Mỹ bán sang Trung Quốc, khiến hàng hóa tăng giá và các nhà nhập khẩu khó mua.
Sức ép về giá tại thị trường trong nước là một trong những yếu tố mà những nhà đàm phán Trung Quốc phải cân nhắc khi đến Washington dự vòng đàm phán thương mại mới nhất.
Giữa tình cảnh khó khăn, chính phủ Trung Quốc phải dựa vào nguồn thịt lợn dự trữ để giảm gánh nặng cho người tiêu dùng. Trong tháng 9, gần 30.000 tấn thịt lợn dự trữ quốc gia được xả kho và bán ra thị trường. Quyết định được đưa ra chỉ vài ngày trước thềm lễ kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc ngày 1/10.
Trước đó, Bắc Kinh cũng cho xả kho gần 9.600 tấn thị lợn vào tháng 1, ngay trước Tết Nguyên đán. Chính quyền các cấp tỉnh, thành cũng phải dùng đến kho dự trữ thị địa phương để "giải cứu" người tiêu dùng.
Trung Quốc không phải nơi duy nhất trên thế giới có kho dự trữ thực phẩm, lương thực quy mô lớn. Tỉnh Quebec của Canada nổi tiếng với kho dự trữ siro cây thích, còn Mỹ cũng từng sở hữu kho dự trữ nho khô quốc gia.
Một khu chợ bán sỉ thịt lợn tại Bắc Kinh. Ảnh: NYT.
Vì sao Trung Quốc có kho dự trữ thịt lợn?
Hệ thống dự trữ thịt lợn chiến lược được Trung Quốc thiết lập từ cuối thập niên 1970, khi đất nước đang dần hồi sinh sau cuộc cải cách "Đại nhảy vọt" thất bại. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc dưới thời ông Mao Trạch Đông cũng có sẵn mô hình dự trữ khẩn cấp thóc lúa, muối và đường từ thập niên 1950 trong khuôn khổ nền kinh tế kế hoạch tập trung.
Khi Trung Quốc bắt đầu cải cách, mở cửa và chuyển đổi qua nền kinh tế thị trường, các kho dự trữ được dùng như một công cụ để kiểm soát giá cả hàng hóa.
Mô hình này được áp dụng không chỉ với thịt lợn, mà còn với nhiều mặt hàng thiết yếu khác như thịt bò, thịt gà và thịt cừu. Trong đợt xả kho dự trữ chiến lược vừa qua, ngoài thị lợn thì Bắc Kinh còn đưa vào thị trường gần 2.400 tấn thị bò và 1.900 tấn thịt cừu dự trữ từ đầu tháng 9.
Chính quyền trung ương cho quy hoạch hàng chục nhà kho trên khắp đất nước để dự trữ thịt. Mỗi nhà kho có năng lực cất trữ khoảng 10.000 tấn thịt lợn đông lạnh. Bắc Kinh cũng hợp tác với nhiều công ty tư nhân và quốc doanh để quản lý các kho dự trữ quốc gia và địa phương.
Các nhà kho nằm ở những vùng ngoại ô. Thịt được cất trữ theo đúng quy định của chính phủ, ở điều kiện nhiệt độ -18 độ C. Năm 2013, một phóng viên ở tỉnh Sơn Đông được cho tham quan một nhà kho chứa 1.500 tấn thịt lợn. Ông mô tả cơ sở này được bảo vệ bằng cửa thép 2 lớp khóa. Bảo vệ của nhà kho phải mặt 8 lớp áo khoác vì quá lạnh.
Về mặt kỹ thuật, kho dự trữ của Trung Quốc không chỉ có thịt. Từ thập niên 1990, nước này còn dự trữ cả lợn sống để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường. Năm 2007, một nhóm phóng viên ở tỉnh Sơn Đông cũng được tham quan cơ sở nuôi lợn dự trữ của địa phương. Họ bất ngờ trước điều kiện nuôi nhốt quá "tiện nghi".
"Khu vực này có đầy rau củ và rợp bóng cây. Chuồng trại rất cao và rộng rãi. Mùa đông thì lợn được sưởi ấm, còn mùa hè lại có quạt thông gió", bài báo địa phương khi đó cho biết.
Nhân viên một cơ sở ngoại ô Bắc Kinh tiếp nhận thịt lợn được mua đấu giá từ đợt xả kho dự trữ quốc gia của Trung Quốc. Ảnh: NYT.
Dự trữ cũng như "muối bỏ biển"
Con số cụ thể về thịt lợn dự trữ được chính phủ Trung Quốc xem là bí mật quốc gia.
Thông tư của Bộ Nội thương Trung Quốc vào tháng 12/1996 về "Các biện pháp Quản lý Hoạt động Dự trữ Thịt Quốc gia" nhấn mạnh: "Các kế hoạch, số liệu, những văn bản và thông báo khác liên quan đến kho dự trữ thịt quốc gia đều được xem là bí mật quốc gia và sẽ không được tiết lộ nếu chưa có sự cho phép của Bộ Nội thương".
Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc qua những phát ngôn nhiều năm qua cũng hé lộ được phần nào quy mô kho dự trữ chiến lược. Một trong các mục tiêu của kho dự trữ là tác động về tâm lý. Nếu có quá nhiều bí ẩn bao quanh vấn đề này, việc dự trữ không còn mấy tác dụng khi không thể trấn an thị trường về một nguồn cung đáng tin cậy.
Trong một bài luận năm 1996, một viên chức của công ty TNHH Thực phẩm Trung Quốc, một doanh nghiệp nhà nước tham gia quản lý dự trữ thịt lợn quốc gia, tiết lộ trữ lượng thịt tăng nhanh từ 20.000 tấn ban đầu lên 200.000 tấn.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc nhận định con số này đã giảm nhẹ vào đầu thập niên 2000, nhưng dường như tăng trở lại vào năm 2011 khi nhiều dịch bệnh đe dọa đàn lợn quốc gia ở mức báo động. Thời điểm đó, Bộ Thương mại Trung Quốc nói dự trữ quốc gia ở mức 200.000 tấn.
Ẩn số lớn nhất về hệ thống này là liệu con số thực của kho dự trữ quốc gia có đủ lớn để tạo tác động đáng kể lên giá cả thị trường Trung Quốc hay không.
Người dân nước này tiêu thụ gần 50 triệu tấn thịt lợn mỗi năm, gần 1/2 lượng thịt lợn được tiêu thụ trên toàn thế giới. Phần lớn nguồn cung cho thị trường Trung Quốc là từ lợn nuôi trong nước chứ không phải nhập khẩu. Tuy nhiên, đàn lợn quốc gia đã giảm gần 40% trong vòng 1 năm qua vì dịch cúm lợn, hoạt động tiêu hủy kiểm soát dịch hoặc số lợn sinh giảm.
Ngân hàng đầu tư Jefferies dự báo sản lượng thịt lợn Trung Quốc năm 2019 giảm 30% so với năm 2018, tương đương 16 triệu tấn. So với con số này thì 200.000 tấn thịt dự trữ chỉ như "muối bỏ biển".
Trung Quốc đang đẩy mạnh giống lợn 500-750 kg mỗi con để đối phó với tình trạng khan hiếm thịt lợn. Ảnh: Reuters.
Theo Zing.vn
Thương chiến Mỹ-Trung: Những người giàu nhất thế giới bốc hơi 14 tỷ đô Những người giàu nhất hành tinh đã mất hơn 14 tỷ đô la vì các sàn giao dịch thế giới bị rơi giá trong bối cảnh thương chiến Mỹ -Trung Quốc đang diễn biến căng thẳng, phức tạp. Theo tính toán của hãng tin, dựa trên dữ liệu xếp hạng của Bloomberg Billionaires Index (BBI), người sáng lập Amazon Jeff Bezos chịu tổn...