Chuyên gia Singapore kêu gọi quốc tế phản ứng cứng rắn với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Trừ khi quốc tế đồng loạt đưa ra phản ứng cứng rắn chống lại các hành động của Trung Quốc, nếu không các sự việc như ở bãi Tư Chính sẽ lặp lại trong tương lai.
Khẳng định này được chuyên gia Swee Lean Collin Koh tới từ Học viện Chiến lược và Quốc phòng Singapore đưa ra trong bài xã luận trên trang Maritime Issues.
Theo ông Koh, việc quốc tế chưa cho Trung Quốc thấy thái độ cứng rắn của mình có thể sẽ tạo ra các tiền lệ tương tự với chủ thể gây ra các hành động gây hấn là các quốc gia khác trong khu vực hoặc trên thế giới. Họ có thể sẽ “giậu đổ, bìm leo”, bình thường hóa các hành vi cưỡng ép, lặp đi lặp lại để các nước tập quen dần.
“Lịch sử chứng minh, các hành động xoa dịu chỉ khiến kẻ xâm lược hung hăng hơn khi chính họ không biết giới hạn. Bãi Tư Chính không nên trở thành Sudetenland của biển Đông”, ông Koh nhận định. Sudetenland là vùng đất của Tiệp Khắc bị Đức quốc xã chiếm đóng trước Thế chiến II, với nguyên nhân một phần do sự phó mặc của phương Tây.
Tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc. (Ảnh: SCMP).
Trung Quốc nhiều năm qua ngày càng hung hăng với dã tâm không hề che giấu trên biển Đông. Mới đây nhất, hành động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế bất bình.
Bộ Ngoại giao Việt Nam trong tuyên bố đưa ra cuối tuần trước mạnh mẽ lên án hành vi này. Vài ngày sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên tiếng chỉ trích Trung Quốc trước các hành động cưỡng ép, can thiệp vào các hoạt động khai thác và sản xuất dầu khí đã có từ lâu của Việt Nam.
Tuyên bố đưa ra sau Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) gần đây tại Bangkok không đề cập tới việc Bắc Kinh đang tiếp tục quân sự hóa các vùng biển tranh chấp. Chính điều này khiến nhiều người lầm tưởng câu chuyện biển Đông vẫn đang hòa bình và ổn định, do dó không cần sự can thiệp của bên ngoài.
Video đang HOT
Theo ông Koh, Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam nhưng cũng nằm trong yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc. Phán quyết tại Tòa Trọng tài quốc tế ở La Hague năm 2016 bác bỏ đường 9 đoạn này nhưng Bắc Kinh làm ngơ và không hề tuân thủ.
Với Trung Quốc, họ coi việc các bên có tranh chấp trong đường 9 đoạn tổ chức các hoạt động thăm dò địa chất như ở Bãi Tư Chính là bất hợp pháp vì cho rằng đó là vùng biển tranh chấp mà “cố đấm ăn xôi” chối bỏ thực tế rằng các quốc gia ven biển như Việt Nam đang thực thi các quyền hợp pháp trên EEZ theo đúng quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển.
Ông Koh nhận định, Trung Quốc không muốn đả động tới phán quyết cách đây 3 năm vì nó phần nào ảnh hưởng tới uy tín của giới tinh hoa nước này, những người luôn miệng khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Khi tâm tâm niệm niệm các vùng biển tranh chấp đó là của mình, Bắc Kinh phản đối các hoạt động thăm dò hợp pháp của Hà Nội trong chính EEZ của Việt Nam.
Với hành động ngang ngược của nhóm tàu khảo sát, Bắc Kinh như đang muốn gửi đi thông điệp rằng không ai được quyền khai thác tài nguyên năng lượng trong vùng biển tranh chấp, nhất là khi không có sự đồng ý của Trung Quốc trong khi Bắc Kinh làm điều đó nhản nhản ở những nơi khác.
“Họ muốn nói rằng khi Bắc Kinh không thể đặt tay vào những tài nguyên đó, những người khác cũng đừng mơ. Nó cũng tương tự như cái gọi là đảm bảo lẫn nhau về những quyền tài nguyên đó”, ông Koh phân tích.
Theo vị chuyên gia tới từ Học viện Chiến lược và Quốc phòng Singapore, sự vụ mới đây ở Bãi Tư Chính cho thấy các hành động bồi đắp phi pháp và quân sự hóa các thực thế của Trung Quốc trên biển Đông mang tới những hệ lụy nguy hiểm. Các tàu của Trung Quốc chở theo lực lượng bảo vệ bờ biển và dân quân của nước này đang duy trì hiện diện tại các vùng biển tranh chấp, lưu lại tại các tiền đồn mà Bắc Kinh xây dựng phi pháp mà không cần phải quay lại căn cứu ở đại lục.
Ông Koh cho rằng Bắc Kinh đang leo thang các hành động ngang ngược như vậy vì tự tin rằng các quốc gia Đông Nam Á sẽ dĩ hòa vi quý trước các động thái cưỡng chế của mình trong bối cảnh ASEAN và Bắc Kinh gần đây đang đạt được những bước tiến quan trọng đi đến mục tiêu thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Sau đó, Trung Quốc vẫn sẽ lặp đi lặp lại các kịch bản cũ rích như họ từng làm, biện minh các hành động trái phép chỉ là phản ứng trước các khiêu khích và đổ vấy ngược cho các bên khác có tranh chấp phá hoại thiện chí trong tiến trình hòa bình trên biển Đông.
Nhắc tới tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đưa ra cuối tuần trước, ông Koh chú ý tới lời kêu gọi của bà Hằng về việc “các bên liên quan và cộng động quốc tế cùng nỗ lực duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế”.
Theo ông Koh, điều này cho thấy Hà Nội sẵn sàng quốc tế hóa vụ việc ở Bãi Tư Chính. Động thái này có thể là một đòn đánh vào nỗi sợ phải đương dầu với sự can thiệp từ bên ngoài vào Biển Đông của Trung Quốc.
Mặc dù vậy, ông Koh cho rằng trước khi cần đến hỗ trợ từ bên ngoài, các nước ASEAN phải sẻ chia quan điểm thống nhất về vấn đề này. Giới tinh hoa chính trị ASEAN cần cảnh báo Bắc Kinh rằng bất cứ sự ép buộc nào tương tự như vụ việc ở Bãi Tư Chính đều đi ngược các quy tắc quốc tế được thiết lập, làm xói mòn các lợi ích mà ASEAN và Trung Quốc đạt được trong 2 năm qua, trong đó có COC.
“Vụ việc ở Bãi Tư Chính nên là giấy quỳ thử nghiệm cho tính trung tâm của ASEAN”, ông nói, cho rằng đây là lúc để đưa ra một chương trình nghị sự thích hợp và thực sự đánh động tới Trung Quốc.
Các cường quốc bên ngoài như Mỹ và EU vốn từ lâu có truyền thống bảo vệ trật tự dưa trên các nguyên tắc cũng có thể cân nhắc tham gia tích cực hơn vào nỗ lực áp chế dã tâm của Bắc Kinh.
“Đã tới lúc cộng đồng quốc tế, không chỉ các quốc gia thành viên ASEAN nhận ra nỗ lực hòa giải với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông sẽ không mang lại kết quả. Một mặt, Trung Quốc vẫn sẽ công khai ủng hộ ngoại giao như những gì họ làm khi đàm phán COC. Mặt khác, Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ cưỡng chế của mình để đạt được mục tiêu, gây bất lợi cho các bên khác”, ông Koh cho hay.
(Nguồn: Maritime Issues)
SONG HY
Theo VTC
Pháp sẽ tuần tra tại Biển Đông tối thiểu 2 lần/năm
Tại Đối thoại Shangri-La - Hội nghị thượng đỉnh quốc phòng hàng đầu châu Á ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly hôm 2.6 đã công bố chiến lược "Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương" trong đó khẳng định tiếp tục tuần tra tại Biển Đông tối thiểu 2 lần mỗi năm.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly phát biểu tại Đối thoại Shangri-La - Hội nghị thượng đỉnh quốc phòng hàng đầu châu Á ở Singapore - Ảnh: Straits tiimes
"Chúng tôi có lãnh thổ ở đây (Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương)... và trách nhiệm đi kèm với lãnh thổ. Trật tự an ninh đang phát triển cũng ảnh hưởng đến chúng tôi", bà Parly nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cho biết gần đây, chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Paris đã "không được nâng cao", nhất là trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh chiến lược, các hoạt động phá hoại chủ nghĩa đa phương và các giá trị cốt lõi như bình đẳng chủ quyền và tôn trọng biên giới. Trước tình hình đó, Pháp đã xác định 5 ưu tiên chính trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của mình.
Theo đó, ưu tiên đầu tiên là "bảo vệ quyền lợi về chủ quyền, của các công dân, bảo vệ lãnh thổ và các vùng đặc quyền kinh tế" của nước Pháp trong khu vực. Để hoàn thành những mục tiêu đó Paris đã huy động 7.000 lính đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
"Lực lượng của chúng tôi sẽ sẵn sàng đối mặt với bất kỳ mối đe dọa nào, cho dù là khủng bố, tội phạm có tổ chức hay bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm suy yếu chủ quyền của Pháp. Dù những mối đe dọa ấy có phạm vị ảnh hưởng thế nào, chúng tôi sẽ đối đầu với chúng bằng mọi cách", bà Parly khẳng định.
Điểm thứ 2 trong chiến lược an ninh được Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đề cập đến là "đóng góp duy trì ổn định khu vực thông qua việc tăng cường hợp tác an ninh và quân sự, trong đó Ấn Độ và Úc là hai đối tác then chốt của Paris". Bà Parly cũng nhấn mạnh tính trung tâm của ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) và cho biết Pháp đang thực hiện các bước để hợp tác chặt chẽ hơn với khối khu vực này.
Ưu tiên thứ 3 của Pháp là cùng với các đối tác của mình bảo vệ tự do lưu thông hàng hải. "Những gì đang bị đe dọa vượt ra ngoài sự thịnh vượng của châu Âu và việc bảo vệ các con đường thương mại có ý nghĩa sống còn đối với thế giới. Đây là một câu hỏi về nguyên tắc. Trường hợp các quy tắc không còn là ranh giới của tham vọng, an ninh nào có thể đảm bảo cho các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực?", bà Parly nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cho biết Paris sẽ "tiếp tục tuần tra Biển Đông tối thiểu mỗi năm hai lần". Bà Parly cũng tuyên bố không chấp nhận việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và lên án chủ trương "sự đã rồi" của Bắc Kinh là vi phạm luật pháp quốc tế.
Các ưu tiên khác trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Pháp là góp phần ổn định chiến lược thông qua hành động đa phương, cũng như học cách lường trước những thảm họa môi trường trong khu vực.
Hoàng Vũ (theo Straits times)
Theo Motthegioi.vn
Đối thoại Shangri-La 2019 : Nhu chế cương, trong khác ngoài Nhìn nhận và đánh giá thế nào về quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay, qua những gì diễn ra tại Đối thoại Shangri-La năm 2019? Phân tích của TG&VN. Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa gặp nhau trước khi bắt đầu Đối thoại an ninh...