Chuyên gia: Sẽ quá muộn nếu châu Âu vẫn trì hoãn giải quyết vấn đề Iran
Nếu không có thay đổi, những người ủng hộ chính sách cứng rắn có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới ở Iran, và sau đó tình hình sẽ trở nên phức tạp.
Iran ngày càng tức giận vì châu Âu không thể đi đến những nhượng bộ, nhất là trong bối c ảnh Mỹ đang có những hành vi gay gắt – nhà phân tích chính trị Ali Vaez nhận định trong bài viết cho Foreign Policy.
Theo ông, Tổng thống Iran Hassan Rouhani kêu gọi nhà lãnh đạo tinh thần Ali Khamenei dành nhiều thời gian hơn cho các cuộc đàm phán với Pháp, Anh và Đức, trong khi ông Khamenei tin rằng điều này là vô nghĩa.
Điều này đã từng xảy ra vào năm 2005 – tác giả bài viết lưu ý. Khi đó, Iran đã đình chỉ chương trình làm giàu uranium của mình với mong muốn châu Âu sẽ đưa ra các đề xuất kinh tế quan trọng. Nhưng ông John Bolton, người lúc đó còn công tác ở Bộ Ngoại giao, đã ngăn chặn điều này. Kết quả là, sau đó những nỗ lực buộc Iran từ bỏ hạt nhân kéo dài suốt gần 10 năm. Năm 2015, các quốc gia đã ký kết thỏa thuận, nhưng đến năm 2018, Mỹ rút khỏi thỏa thuận, chuyển sang chính sách gây áp lực tối đa.
Sẽ là quá muộn nếu châu Âu còn trì hoãn giải quyết vấn đề Iran. (Ảnh: CNBC)
Bây giờ, châu Âu lại một lần nữa phải cố gắng để cứu lấy thỏa thuận. Họ hứa sẽ duy trì và mở rộng hợp tác kinh tế với Iran trong các lĩnh vực năng lượng, vận tải, đầu tư và dịch vụ ngân hàng. Nhưng trên thực tế, ngược lại, thương mại giữa Iran và châu Âu đã giảm. Theo đó, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8/2019, những con số về xuất khẩu từ Iran sang châu Âu đã giảm 94% so với cùng kỳ năm 2018.
Video đang HOT
Nhằm giảm bớt hiệu lực các lệnh trừng phạt của Mỹ, các quốc gia châu Âu đã tạo ra một cơ chế để giúp các công ty có thể tiếp tục làm ăn với Iran, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất đối với người dân Iran: dược phẩm và y tế, cũng như các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, con đường tỏ ra khá dài và chông gai.
Các sáng kiến khác của châu Âu thất bại hoàn toàn. Theo đó, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu, nơi được ủy thác đầu tư vào Iran, đã từ chối làm điều này vì sợ rơi vào lệnh trừng phạt của Mỹ. Ngoài ra, EU ban hành một đạo luật cấm các công ty châu Âu tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ, nhưng trên thực tế, nó không hề được thi hành.
Để gây ảnh hưởng đến châu Âu, Iran bắt đầu từ bỏ dần các nghĩa vụ của mình, đồng thời gợi ý rằng họ có thể quay lại thực hiện nếu như châu Âu đưa ra sự giúp đỡ như đã hứa. Tuy nhiên, người châu Âu lại đi theo con đường ngược lại: họ đưa ra cơ chế giải quyết các tranh cãi về thỏa thuận trước, và điều này có thể dẫn đến việc các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc sẽ lại được áp dụng đối với Tehran.
Iran còn đe dọa sẽ rút khỏi không chỉ thỏa thuận mà Mỹ đã rút, mà còn Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Điều này sẽ “ làm mù mắt” các thanh tra viên, chuyển sang câu chuyện về các cuộc tấn công của Mỹ và Israel, và gạt đi các điều kiện cơ sở cho các cuộc đàm phán tiếp theo.
Nếu Iran không còn tin tưởng Mỹ trong một thời gian dài, tình hình hiện tại có thể khiến châu Âu trở thành bất lực trong mắt họ. Ông Khamenei gọi người châu Âu là “ không đáng tin cậy” và là “ cảnh sát tốt đi cặp với cảnh sát xấu Washington” – tác giả bài báo lưu ý. Và điều này gây khó khăn cho những quan chức Iran đứng ra hợp tác với châu Âu.
Những người ủng hộ đường lối cứng rắn dường như là những quan chức Iran được giáo dục ở phương Tây: như Tổng thống Rouhani, người đe dọa quân đội châu Âu trong khu vực, như Bộ trưởng Ngoại giao Mohammad Javad Zarif, người chế giễu châu Âu vì đã để cho Mỹ thao túng, như người đứng đầu Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi, người nói rằng California còn có chủ quyền nhiều hơn tất cả 28 quốc gia EU cộng lại.
Iran, trong khi đó, sắp tới sẽ có cuộc bầu cử quốc hội, và khó có khả năng bất kỳ chính trị gia nào sẵn sàng gặp châu Âu lại có thể giành chiến thắng. Ngược lại, những người tỏ ra hoài nghi về phương Tây lại đang có nhiều cơ hội hơn. Trong trường hợp này, ông Rouhani cũng sẽ không nắm quyền lâu. Và tình huống này cũng giống như năm 2004, khi các lực lượng ôn hòa tại Iran thua cuộc và một Mahmoud Ahmadinezhad cứng rắn hơn sẽ lên nắm quyền. Khi đó, trong mối quan hệ giữa Iran và châu Âu sẽ là một trong những giai đoạn khó khăn nhất.
Tuy nhiên, vẫn còn có thể thay đổi tình hình – tác giả bài viết lưu ý. Châu Âu chỉ cần nhanh chóng cố gắng cung cấp cho Iran sự giúp đỡ nghiêm túc, hoặc làm việc như một trung gian giữa Tehran và Washington để giảm căng thẳng. Nếu không, mối quan hệ giữa họ và Tehran sẽ bị “ nhiễm độc“, và thỏa thuận được coi là thành tựu ngoại giao của họ sẽ sụp đổ – chuyên gia kết luận.
VĂN ĐỨC (Nguồn: Foreign Policy)
Theo vtc.vn
Đại giáo chủ Iran lần đầu làm việc này sau 8 năm giữa khủng hoảng
Lãnh đạo tối cao của Iran Ali Khamenei sẽ có bài thuyết giảng tại buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu đầu tiên trong 8 năm giữa bối cảnh nhiều người dân Iran vẫn còn phẫn nộ vì vụ Vệ binh Cách mạng Hồi giáo bắn nhầm một máy bay chở khách Ukraine, khiến 176 người chết oan.
Lãnh đạo tối cao của Iran Ali Khamenei
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Iran và giới cầm quyền nước này đang phải chịu nhiều áp lực cả trong và ngoài nước sau vụ bắn nhầm máy bay Ukraine chở 176 người hôm 8/1.
Trong bài thuyết giảng, Đại giáo chủ Khamenei nói với hàng ngàn người Iran đang hô "Nước Mỹ chết đi!" rằng không thể tin cậy các cường quốc châu Âu trong cuộc đối đầu giữa Iran với Washington về chương trình hạt nhân Iran.
Đại giáo chủ Khamenei cũng nhấn mạnh rằng các lực lượng đặc nhiệm Quds "bảo vệ các quốc gia bị áp bức trên toàn khu vực". "Họ là những chiến sĩ không biên giới". Lực lượng đặc nhiệm Quds từng nằm dưới sự dẫn dắt của tướng Qassem Soleimani, người vừa bị Mỹ ám sát hôm 3/1.
"Chúng ta phải tiếp tục chống lại (Mỹ)cho tới khi nào khu vực này hoàn toàn được giải phóng khỏi sự bạo ngược của kẻ thù", Đại giáo chủ Khamenei tuyên bố và yêu cầu quân đội Mỹ rời nước láng giềng Iraq và rút ra khỏi khu vực Trung Đông.
Năm 2018, chính quyền của Tổng thống Trump rút ra khỏi thoả thuận hạt nhân của Tehran với các cường quốc, đồng thời áp đặt các biện pháp chế tài đã làm tê liệt nền kinh tế Iran, dẫn cuộc xung đột hiện nay giữa Washington và Tehran.
Tổng thống Donald Trump đã hạ lệnh giết tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh lực lượng Quds hôm 3/1/2020. Tướng Suleimani là người đã xây dựng các lực lượng dân quân khu vực bị Washington cho là phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công nhắm vào các lực lượng Mỹ.
Iran đáp trả bằng cách bắn hơn một chục tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu Mỹ ở Iraq hôm 8/1 nhưng không gây thương vong. Iran đã rơi vào tình trạng bất ổn từ sau cái chết của tướng Soleimani, người được coi như một anh hùng dân tộc ở Iran nhưng bị phương Tây coi là kẻ thù và đặc biệt là sau vụ bắn nhầm máy bay dân dụng của Ukraine làm chết 176 người nhưng vài ngày sau nước này mới thừa nhận. Sự chậm trễ này đã gây phẫn nộ, đưa đến các cuộc biểu tình trên khắp Iran.
Theo danviet.vn
Lãnh tụ tối cao Khamenei gợi lại vụ ám sát Tướng Soleimani, nói Iran được 'sự ủng hộ của thần linh' Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei cho rằng, vụ Mỹ ám sát Tướng Qassem Soleimani là một "hành động hèn nhát", gây tổn hại tới uy tín siêu cường của Mỹ. Lãnh tụ tối cao Khamenei gợi lại vụ ám sát Tướng Soleimani. (Nguồn: AFP) Trong bài thuyết pháp ngày 17/1, ông Khamenei nói rằng, người Mỹ không thể đối phó với...