Chuyên gia săn máy bay thề sẽ tìm thấy MH370
Đây là chuyên gia hàng đầu từng thực hiện thành công sứ mệnh tìm kiếm một máy bay rơi giữa Đại Tây Dương.
Ngày 31/5, một chuyên gia tìm kiếm đại dương người New Zealand cam kết sẽ tìm thấy máy bay mất tích MH370 nếu như công ty của ông thắng thầu khi chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay này được giao lại cho các nhà thầu tư nhân.
Chuyên gia Rob McCallum cho biết với thời gian và nguồn lực như vừa qua, đội tìm kiếm của ông có thể làm được việc mà các lực lượng cứu hộ của chính phủ đã bó tay suốt 2 tháng trời.
Chuyên gia săn máy bay mất tích Rob McCallum
Ông McCallum chính là người đã thực hiện thành công sứ mệnh tìm kiếm chiếc máy bay AF 447 mất tích trên Đại Tây Dương hai năm trời sau khi các lực lượng chính phủ bất lực. Lần này, ông tin tưởng rằng công ty ông với chuyên môn về tìm kiếm biển sâu có thể tìm thấy MH370 dù nó đã mất tích 86 ngày.
Ông này tuyên bố: “Đó chính là việc mà chúng tôi làm để kiếm sống.”
Video đang HOT
McCallum cho biết đội của ông chuyên dùng các tiết bị lặn sâu để tìm kiếm các mục tiêu đơn lẻ, chẳng hạn như tàu, tàu ngầm hoặc máy bay dưới đáy biển.
Trong suốt 15 năm qua, McCallum đã thực hiện nhiều sứ mệnh tìm kiếm trên khắp thế giới cùng với nhiều chính phủ, với Liên Hợp Quốc và các công ty tư nhân, trong đó có chiến dịch tìm kiếm tàu Titanic và tàu chiến Đức Bismarck.
Mới đây, nhà chức trách đã thừa nhận rằng những tín hiệu âm thanh mà họ thu được tại một vùng biển ở nam Ấn Độ Dương đã không giúp họ tìm thấy bất cứ dấu vết nào của chiếc máy bay mất tích, và giờ đây chiến dịch tìm kiếm sẽ trông cậy vào thiết bị của các nhà thầu tư nhân.
Trung tâm Điều phối Hỗn hợp Úc cho rằng chỉ có các thiết bị thủy âm siêu mạnh của nhà thầu tư nhân mới có thể chinh phục được vùng biển quá sâu của Ấn Độ Dương, nơi tàu ngầm mini Bluefin 21 của hải quân Mỹ cũng “bó tay”.
Trung tâm này cho biết chiến dịch tìm kiếm biển sâu sẽ bắt đầu vào tháng Tám tới và có thể kéo dài tới một năm. Tuy nhiên, McCallum tuyên bố rằng đội của ông có thể tìm thấy MH370 trong vòng chưa đầy 7 tháng trong một khu vực rộng khoảng 30.000 km vuông.
Ông này nói rằng vẫn chưa ước tính được chi phí cho chiến dịch tìm kiếm biển sâu này. Nếu huy động thêm nhiều phương tiện và thiết bị thì việc tìm kiếm sẽ nhanh hơn nhưng sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
Chính phủ Úc dự kiến sẽ chi hơn 98 triệu USD cho giai đoạn 2 của chiến dịch tìm kiếm MH370, và đây trở thành chiến dịch tốn kém nhất trong lịch sử hàng không thế giới.
Theo Khampha
Sách nói máy bay MH370 bị 'bắn hạ' gây phản ứng dữ dội
Thân nhân của hai hành khách trên chuyến bay mất tích MH370 đã chỉ trích kịch liệt một quyển sách vừa xuất bản đưa ra giả thuyết nó bị bắn rơi trong cuộc tập trận giữa Mỹ và Thái Lan ở biển Đông.
Tàu Ocean Shield của hải quân Úc đang kéo theo thiết bị định vị thủy âm Towed Pinger Locator (Mỹ) tìm kiếm xác máy bay MH370 tại Ấn Độ Dương - Ảnh: Reuters
Trong quyển sách có tựa đề "MH370 The Mystery" (tạm dịch: Bí ẩn MH370), tác giả người Anh Nigel Cawthorne cho rằng chiếc Boeing 777 chở theo 239 người đã vô tình bị bắn rơi ở biển Đông do bay ngang một cuộc tập trận Mỹ - Thái Lan.
Cuộc tìm kiếm sau đó đã bị làm cho lệch hướng nhằm mục đích che giấu nguyên nhân, tác giả này nhận định.
Quyển sách vừa được xuất bản tháng này ở London, chưa đầy 11 tuần sau khi MH370 mất tích, tờ Telegraph (Anh) cho biết ngày 18.5. Cho đến giờ lực lượng cứu hộ quốc tế vẫn chưa tìm ra xác chiếc máy bay tại vùng biển phía nam Ấn Độ Dương.
"Cuộc tập trận bao gồm đánh trận giả trên đất liền, trên biển, trên không và là tập trận bắn đạn thật", theo nội dung quyển sách.
"Và một bên tham gia đã vô tình bắn hạ MH370. Chuyện này vẫn có thể xảy ra", tác giả Cawthorne viết.
Trên trang web cá nhân, ông Cawthorne, hiện đang sống tại London, cho biết ông đã viết hơn 150 tác phẩm, bao gồm bộ sách "Sex lives" (tạm dịch: Cuộc sống tình dục), đưa ra những phân tích về đời sống riêng tư của các giáo hoàng, tổng thống Mỹ và những nhân vật quan trọng khác.
Ông Cawthorne còn nói thêm trong quyển sách của mình rằng chính việc không tìm ra xác MH370 tự bản thân nó đã dấy lên nhiều "nghi ngại"; và thậm chí nếu có tìm ra hộp đen, thì đó không phải là hộp đen của chiếc máy bay Malaysia.
Bà Irene Burrows, một công dân Úc có con trai và con dâu là hành khách chuyến bay MH370, chỉ trích tác phẩm nói trên là "không chín chắn".
"Không ai biết điều gì đã xảy ra, thế nên tại sao lại có người ra sách về chuyện đó vào lúc này?", bà Burrows đặt vấn đề.
"Có quá nhiều giả thuyết và tôi chỉ muốn tin vào một, đó là tất cả hành khách đều đã bất tỉnh và không biết chuyện gì đang diễn ra ... Điều đó khiến tôi không phát điên. Giờ tôi chỉ muốn ai đó tìm ra một phần của chiếc máy bay", thân nhân này cho hay.
Theo TNO
Vụ máy bay Malaysia MH370 mất tích: Xuất hiện giả thiết mới Chiếc máy bay của Malaysia Airlines MH370 mất tích hồi đầu tháng Ba có thể đã bị bắn hạ bởi một loạt đạn thật trong cuộc tập trận không quân chung giữa Mỹ và Thái Lan. Máy bay tham gia tìm kiếm MH370 trên Ấn Độ Dương. (Nguồn: AMSA) Cuộc tìm kiếm sau đó dường như đã bị cố ý làm lệch hướng...