Chuyên gia quân sư Trung Quốc bị dân mạng “ném đá” vì bình luận “hạ mình”
Bình luận của Trương Triệu Trung ngay sau đó đã nhận được những phản ứng không hề tốt đẹp từ các cư dân mạng.
Thiếu tướng Trương Triệu Trung
Về quân sự, Trung Quốc sẽ không thể vượt mặt được Mỹ trong vòng 20 năm tới ngay cả khi Bắc Kinh vẫn duy trì được trạng thái phát triển mạnh như hiện nay – Thiếu tướng Trương Triệu Trung ( Zhang Zhaozhong) từ Đại học quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra nhận định như vậy trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình trung ướng Trung Quốc CCTV.
Trương Triệu Trung không chỉ nhận định như vậy mà còn lớn tiếng chỉ trích các phương tiện truyền thông của Mỹ đã cố tình thổ phồng sức mạnh quân sự của quân đội Trung Quốc nhằm thu hút sự chú ý.
“Truyền thông Mỹ thích đưa ra những tuyên bố về sự phát triển nhanh của quân đội Trung Quốc, phỏng đoán rằng quân đội của Bắc Kinh có thể áp đảo Mỹ”.
“Điều tôi phải nói là Trung Quốc không thể theo kịp Mỹ ngay cản khi Hoa Kỳ dừng lại tất cả các chương trình quân sự của mình” – Trương Triệu Trung cho hay.
Chuyên gia quân sự TQ này cũng khuyên rằng người dùng internet ở Trung Quốc không nên quá quan ngại về năng lực quân sự của Trung Quốc.
Video đang HOT
Trương Triệu Trung cho rằng ở Trung Quốc hiện nay có hai dòng suy nghĩ chính.
“Một số cho rằng mỹ không đủ khả năng kinh tế để chạy đua vũ trang với Trung Quốc, trong khi đó, những người khác tin rằng Trung Quốc sẽ vượt quan Mỹ trong 3 đến 5 năm tới. Tôi cho rằng cả hai dòng suy nghĩ này đề sai” – Trương Triệu Trung nhận định.
Theo tuyên truyền của Trương Triệu Trung và CCTV, Trung Quốc không có ý định chạy đua giành vị thế thống trị toàn cầu của Mỹ nhưng Trung Quốc cần một quân đội mạnh bởi “Mỹ khiêu khích Trung Quốc”..
Trong 20 năm qua Trung Quốc đã đầu tư trang bị cho PLA nhưng mất đi khoảng 10 năm trong Cách mạng văn hóa và Hoa Kỳ và và đang tiếp tục đầu tư, nâng cấp cho quân đội của mình và Bắc Kinh khó bề theo kịp.
Bình luận của Trương Triệu Trung ngay sau đó đã nhận được những phản ứng không hề tốt đẹp từ các cư dân mạng bởi họ không thích nghe những lời “hạ mình” về sức mạnh quân sự Trung Quốc trước Mỹ.
Trương Triệu Trung thậm chí còn được gắn ngay với biệt danh “Giám đốc lừa phỉnh chiến lược” khi ông Trương nói rằng Trung Quốc không phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 sau khi thử nghiệm máy bay J-20 vào năm 2011.
Theo Người Đưa Tin
Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc điều tàu xâm phạm lãnh hải
Sáng ngày 30/4, Trung Quốc đã điều 3 tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, động thái dường như nhằm trả đũa việc Mỹ và Nhật Bản thắt chặt hơn quan hệ hợp tác quốc phòng.
Trung Quốc thường xuyên cử tàu đến các vùng biển tranh chấp với Nhật Bản (Ảnh: PressTV )
Trong thông báo đưa ra trưa ngày 30/4, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết 3 tàu Trung Quốc đã tiến vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là đảo Điếu Ngư).
Ba tàu này được xác định thuộc phiên chế của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc, lần lượt mang số hiệu Hải cảnh 2101, 2102 và 2307.
Thời điểm 3 tàu trên tiến vào vùng lãnh hải Nhật Bản là vào khoảng 10 giờ sáng theo giờ địa phương (12 giờ cùng ngày ở Việt Nam). Các tàu trên đã cố tình đi vào lãnh hải Nhật Bản bất chấp cảnh báo của tàu tuần tra JCG, yêu cầu họ không được tiếp cận vùng biển này.
Đây là lần đầu tiên các tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản kể từ ngày 17/4 và là lần thứ 12 trong năm nay.
Đặc biệt, động thái này diễn ra ngay sau khi Mỹ và Nhật Bản công bố định hướng hợp tác quốc phòng mới hôm 28/4, theo đó sẽ trao quyền chủ động lớn hơn cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) trong việc phối hợp với lực lượng Mỹ ở nước ngoài để ứng phó tốt hơn với các thách thức đang nổi lên trong khu vực.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ có quyền tham gia vào các hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, chống chiến tranh mạng, chiến tranh vũ trụ, bảo đảm an ninh hàng hải và thực thi "quyền phòng vệ tập thể".
Trong bài phát biểu lịch sử tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ về định hướng hợp tác quốc phòng mới, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định liên minh an ninh mới với Mỹ không chỉ bao trùm khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà còn cả khu vực Ấn Độ Dương.
"Thông qua việc Nhật Bản và Mỹ hợp tác với nhau, chúng tôi muốn đảm bảo hòa bình và ổn định trong một khu vực trải dài từ châu Á - Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương", nhà lãnh đạo Nhật Bản nhấn mạnh.
Cũng theo ông, sự thay đổi định hướng hợp tác quốc phòng là rất cần thiết vì môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng khắc nghiệt, ám chỉ đến sự hiện diện ngày càng tăng của các lực lượng quân sự Trung Quốc tại hai vùng biển Hoa Đông và Biển Đông.
Các chuyên gia cho rằng, với định hướng hợp tác quốc phòng mới, nhiều khả năng Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng cường phối hợp bảo đảm an ninh ở Biển Đông, trong đó có việc cùng tiến hành tuần tra chung.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Châu Á chạy đua tàu ngầm với Trung Quốc, Nhật sẽ bán 6 tàu ngầm cho Ấn Độ Nhiều nước châu Á-Thái Bình Đương đang tìm cách xây dựng, tăng cường năng lực hạm đội tàu ngầm, đáng chú ý như Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc... Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 25 tháng 4 dẫn trang mạng nguyệt san "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 23 đưa tin, Thái Lan trở thành một quốc gia châu...