Chuyên gia PwC: ‘Doanh nghiệp Việt đang đánh đổi hiệu quả sử dụng vốn lưu động lấy tăng trưởng doanh thu’
Nhận xét về hiệu quả quản lý vốn lưu động ở doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, ông Mohammad Mudasser, Lãnh đạo Dịch vụ tư vấn Quản lý vốn lưu động của PwC Việt Nam nhấn mạnh rằng: “Hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã và đang bị đánh đổi để đạt được tăng trưởng doanh thu, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lực hoạt động bền vững của doanh nghiệp”.
Khoảng 24,1 tỷ USD tiền mặt hiện đang bị tồn đọng trong vốn lưu động thuần của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
PwC Việt Nam vừa công bố báo cáo nghiên cứu mới nhất – “Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản” lần 2. Báo cáo được thực hiện trên cơ sở phân tích tình hình quản lý vốn lưu động của 509 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tính theo doanh thu, thuộc 15 nhóm ngành khác nhau trong 4 năm gần nhất.
Hơn 500 doanh nghiệp nói trên đã và đang được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong suốt 4 năm qua.
Theo PwC, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn năm tài chính 2017-2018 ở mức hai con số, đạt 15%. Tuy nhiên, biên lợi nhuận chưa tăng trưởng ở mức tương ứng do kém hiệu quả trong việc quản lý chi phí.
Video đang HOT
Kết quả là, tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE) của các doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu tiếp tục xu hướng suy giảm, riêng trong năm 2018 đã giảm 6,7 điểm phần trăm. Cơ hội giải phóng tiền mặt lên đến 11,3 tỷ USD trong năm tài chính 2018. Khoảng 24,1 tỷ USD tiền mặt hiện đang bị tồn đọng trong vốn lưu động thuần của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Báo cáo của PwC chỉ ra rằng nhu cầu vốn lưu động chủ yếu đang được tài trợ bằng nợ vay ngắn hạn thay vì nỗ lực giải phóng tiền mặt từ hoạt động của doanh nghiệp. Số ngày C2C (chu kỳ tiền mặt) năm tài chính 2018 đạt 67 ngày, tăng 2 ngày so với 2017, chủ yếu là do sự sụt giảm của chu kỳ khoản phải trả người bán của doanh nghiệp.
“Những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh (với tăng trưởng doanh thu bốn năm gần nhất cao hơn mức trung vị trong bốn năm gần nhất) gia tăng việc sử dụng nợ vay ngắn hạn, với CAGR nợ vay ngắn hạn bốn năm gần nhất ở mức 13,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng doanh thu. Việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khả năng hoạt động bền vững của doanh nghiệp”, PwC cho biết.
So sánh với các nước, PwC cho biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp tại Việt Nam tiếp tục kém hơn đa số các nước thuộc khu vực Châu Á cũng như các khu vực và quốc gia phát triển như Châu Âu, Mỹ và Châu Úc. Doanh nghiệp Việt Nam có C2C cao hơn 9 ngày so với trung vị châu Á và cao hơn đến 13 ngày so với Malaysia.
Đáng chú ý, bên cạnh lượng tiền mặt bị tồn đọng trong vốn lưu động thuần tăng gấp đôi chỉ sau 1 năm, cũng như sự suy giảm của chu kỳ tiền mặt C2C, mức chênh lệch gần như tương phản giữa chỉ số tăng doanh thu (15%) và biên lợi nhuận (3%) ở các doanh nghiệp tại Việt Nam làm nổi cộm lên gánh nặng về chi phí vận hành.
Cẩm Thư
Theo vietnamfinance.vn
Yuanta Việt Nam lên kế hoạch tăng vốn lên 500 tỷ đồng vào tháng 4/2020
Nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động cũng như tăng trưởng cho vay ký quỹ và chi tiêu, YSVN trình HĐTV thông qua khoản vay 30 triệu USD từ YSAF.
Trong cuộc họp HĐTV diễn ra vào ngày 11/12, ông Ooi Thean Yat Ronald Anthony, Chủ tọa cuộc họp cho biết, YSVN có kế hoạch tăng vốn vào tháng 4/2020 với số tiền lên đến 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo tình hình hiện tại YSVN có thể thiếu vốn vào cuối năm 2020.
Vì vậy nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động cũng như tăng trưởng cho vay ký quỹ và chi tiêu, YSVN trình HĐTV thông qua khoản vay 30 triệu USD từ Yuanta Securities ASIA Financial Services Limited (YSAF). Lãi suất của khoản vay 30 triệu USD được xác định bằng TAIFX 1 tháng 0,85%, lãi suất đi vay của YSAF, lãi suất tiền gửi cố định của YSAF. Khoản vay này sẽ được hoàn trả theo thu nhập từ hoạt động của YSVN.
Yuanta đã tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ những năm 2000 bằng việc mua và nắm giữ 44.68% cổ phần trong Công Ty Chứng Khoán Đệ Nhất.
Đến cuối năm 2017, Yuanta đã đạt được sự đồng thuận với tất cả cổ đông trong nước để tiến hành mua lại và sở hữu 100% công ty , đồng thời đổi tên thành Công ty TNHH Chứng Khoán Yuanta Việt Nam và chuyển Hội sở chính về TP.HCM.
Tính đến nay, Yuanta Việt Nam đã có một số cơ sở như Hội sở chính (Quận 1, TPHCM), Chi nhánh Chợ Lớn (Quận 5, TPHCM), Chi nhánh Bình Dương, Chi nhánh Đồng Nai, Chi nhánh Hà Nội, Chi Nhánh Đà Nẵng.
Yuanta Việt Nam cho biết, sắp tới đây, Yuanta Việt Nam dự kiến sẽ mở các chi nhánh ở Hải Phòng, Cần Thơ, Vũng Tàu và một số thành phố lớn khác...
BẢO VY
Theo Bizlive.vn
Vì sao mức tín dụng năm 2020 không tăng trưởng? Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 2020 sẽ cân nhắc tương tự của năm 2019 (14%). Mức tín dụng năm 2020 sẽ được giữ tương đương như 2019 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa tổ chức họp báo Triển khai nhiệm vụ năm 2020 tại Hà Nội...