Chuyên gia phong thủy nhắc nhở: Rút tỉa chân nhang nhớ để lại đúng con số này để “không phạm”, bề trên ban lộc
Việc rút tỉa chân nhang là một phần quan trọng trong phong tục thờ cúng của người Việt, đặc biệt là trong dịp tiễn ông Công ông Táo.
Tuyệt chiêu muối hành Tết giòn tan, để cả tháng không hỏng
Đi tảo mộ cuối năm thấy thứ này: Chứng tỏ con cháu đời sau đang được che chở, bảo vệ
Đầu năm lấy một nắm muối đặt vào chỗ này để hút tài lộc
Việc rút tỉa chân nhang là một phần quan trọng trong phong tục thờ cúng của người Việt, đặc biệt là trong dịp tiễn ông Công ông Táo.
Dưới đây là các hướng dẫn chi tiết và những lưu ý cần thiết để thực hiện đúng cách, giúp gia chủ không phạm vào điều cấm kỵ và nhận được sự phù hộ từ bề trên:
Việc rút tỉa chân nhang
Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?
Thông thường, các gia đình tiến hành dọn dẹp bàn thờ sau lễ cúng ông Công ông Táo, với ý nghĩa làm sạch không gian thờ cúng sau một năm dài. Tuy nhiên, không có quy định bắt buộc nào về thời điểm thực hiện.
Tỉa trước lễ cúng: Một số gia đình chọn tỉa chân nhang trước khi cúng ông Công ông Táo để bàn thờ gọn gàng, trang nghiêm trong lễ tiễn ông Táo về trời.
Tỉa sau lễ cúng: Phổ biến hơn, các gia đình thường rút tỉa sau khi tiễn ông Táo, với ý nghĩa bàn thờ sạch sẽ, ngăn nắp để chuẩn bị đón năm mới.
Ai là người tỉa chân nhang?
Người đảm nhận việc này thường là gia chủ hoặc người chịu trách nhiệm thờ cúng trong gia đình. Trước khi tiến hành, người này cần:
Tắm rửa sạch sẽ.
Mặc trang phục gọn gàng, nghiêm túc.
Rửa tay kỹ lưỡng để thể hiện sự tôn kính.
Rút tỉa chân nhang: Để lại bao nhiêu chân nhang là đúng phong tục?Theo quan niệm phong thủy, khi rút tỉa chân nhang, gia chủ cần giữ lại một số lẻ nhất định trong bát hương, như 3, 5, 7 hoặc 9 chân nhang. Số lẻ tượng trưng cho sự may mắn, cân bằng âm dương, mang lại phúc lộc và bình an cho gia đình.
Phần chân nhang còn lại được hóa tro, sau đó thả xuống sông, suối sạch sẽ hoặc vùi dưới gốc cây.
Lưu ý: Tuyệt đối không vứt chân nhang vào thùng rác hoặc những nơi ô uế.
Video đang HOT
Cách thức rút tỉa chân nhang đúng chuẩn
Chuẩn bị dụng cụ:
Khăn sạch, mới hoặc chuyên dùng để lau bàn thờ.
Chậu nước sạch.
Rượu gừng (rượu trắng pha với gừng giã nhuyễn).
Một tấm vải sạch hoặc tờ báo để đựng chân nhang.
Các bước thực hiện:
Thắp hương và khấn xin phép:
Trước khi rút tỉa, gia chủ thắp hương và khấn xin phép thần linh, tổ tiên. Đợi hương cháy hết rồi bắt đầu thực hiện.
Rút tỉa chân nhang:
Đặt tấm vải hoặc tờ báo gần bát hương để đựng chân nhang.Một tay giữ bát hương cố định, tay còn lại nhẹ nhàng rút từng chân nhang, tránh làm tro rơi vãi.
Dừng lại khi còn số chân nhang lẻ trong bát hương (3, 5, 7 hoặc 9).Lau sạch bát hương:
Dùng khăn sạch thấm rượu gừng lau nhẹ nhàng bát hương và các vật dụng thờ cúng khác. Có thể thêm nước hoa để tạo hương thơm thanh tịnh.
Làm sạch đồ thờ:Rửa sạch chén nước, chén rượu, bình hoa, đĩa hoa quả. Dùng khăn sạch lau khô và đặt lại vị trí cũ.
Hóa chân nhang:
Chân nhang sau khi rút được hóa thành tro, sau đó thả xuống dòng nước sạch hoặc chôn ở nơi thanh tịnh.
Những lưu ý quan trọng khi rút tỉa chân nhang
Không làm xê dịch bát hương: Trong khi rút tỉa, cần giữ bát hương cố định, không để xoay hoặc di chuyển hướng. Nếu cần di chuyển để lau chùi, phải xin phép và làm với thái độ thành kính.
Dụng cụ chuyên dùng: Khăn lau, chổi quét bàn thờ nên là đồ mới hoặc chuyên dùng, không sử dụng cho mục đích khác.
Không vứt chân nhang vào nơi ô uế: Điều này có thể mang đến vận rủi, làm mất đi sự linh thiêng.
Ý nghĩa của việc rút tỉa chân nhang
Rút tỉa chân nhang không chỉ giúp không gian thờ cúng sạch sẽ, gọn gàng mà còn thể hiện lòng thành kính của gia chủ với tổ tiên và thần linh. Việc làm đúng cách, thành tâm sẽ giúp gia đình đón nhận nhiều may mắn, tài lộc và bình an trong năm mới.
Hãy thực hiện với tâm thế trân trọng và ý thức giữ gìn nét đẹp truyền thống của người Việt.
Không phải chỉ cúng ông Công ông Táo hay cúng Giao thừa, các gia đình nên thực hiện lễ cúng này để năm mới tài lộc
Năm cũ sắp qua, không phải chỉ cúng ông Công ông Táo hay cúng Giao thừa, một nghi lễ cúng khác mà các gia đình cũng nên thực hiện để năm mới tài lộc.
Ý nghĩa thực hiện lễ tạ đất cuối năm
Theo chuyên gia phong thủy Phùng Gia, các cụ vẫn có quan niệm phần âm có yên ổn thì phần dương mới yên. Trong khi đầu năm, các gia đình thực hiện nghi lễ cúng đất để khai mở năm mới, đến cuối năm sẽ tiến hành lễ tạ đất.
Cúng tạ đất cuối năm còn gọi là lễ tạ thần linh Thổ địa của nơi mình sinh sống. Đây là một nghi lễ quan trọng với mục đích để tri ân các vị thần linh đã bảo vệ, quản lý và gìn giữ mảnh đất mà gia đình sinh sống trong suốt năm qua.
Lễ tạ đất là một trong những lễ cúng cuối năm. Ảnh minh họa
Thông thường, các gia đình tổ chức lễ cúng rất trang trọng với hy vọng trong năm mới các vị thần linh tiếp tục che chở, giúp gia đạo được bình an, thịnh vượng.
Lễ cúng tạ đất cũng là dịp để tưởng nhớ công ơn tổ tiên, những người đã phù hộ, che chở cho gia đình trong năm qua, đồng thời cầu mong tổ tiên tiếp tục dõi theo và bảo vệ gia đình trong năm mới.
Trước đây, lễ tạ đất thường được tiến hành trước lễ đưa ông Táo về Trời, nhưng hiện nay, nghi lễ này không còn bắt buộc, và phần lớn các gia đình thường gộp chung với lễ cúng ông Táo.
Thời gian thực hiện lễ cúng tạ đất cuối năm
Lễ tạ đất cuối năm có thể được thực hiện vào hai thời điểm chính:
Làm chung với lễ tiễn Táo Quân về Trời vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch.
Thực hiện vào một ngày phù hợp theo điều kiện của gia đình, từ sau Rằm tháng Chạp cho đến trước ngày lễ ông Công ông Táo.
Với những gia đình hay ở công ty, cơ sở kinh doanh có ban Thần Tài thì cuối năm lưu ý thêm lễ tạ Thần Tài. Đây là lễ cúng tạ cuối năm với mục đích cảm tạ Thần Tài đã phù trợ tài vận, hưng vượng của chủ nhân trong suốt cả trong năm.
Thời gian phù hợp thực hiện nghi lễ này có thể thực hiện vào ngày 25 hoặc 29 Tháng Chạp, phù hợp cho việc dọn dẹp công ty.
Sau khi Tạ thần cho công ty xong, nên xông trầm nụ để tẩy uế, đưa lại nguồn sinh khí tốt lành cho một năm mới vạn sự hanh thông.
Giờ đẹp lên hương ngày 25 tháng Chạp vào giờ Thìn (7h - 9h) và giờ Mùi (13h - 15h). Ngày 29 tháng Chạp, lên hương vào giờ Thìn (7h - 9h) và giờ Mùi (13h - 15h).
Đồ lễ thực hiện cúng tạ đất
Theo chuyên gia phong thủy, lễ tạ thần làm ngay tại ban thờ nhà mình, nghi thức cúng ở gia đình, lễ vật gồm: Hương thơm, hoa tươi 10 bông chia ra hai lọ hai bên; Trầu 3 lá, cau 3 quả, đĩa ngũ quả gồm 5 loại quả, xôi trắng 2 đĩa to bày hai bên.
Lễ mặn gồm: Gà luộc nguyên con bày vào 1 đĩa hoặc 1 cái chân giò lợn luộc, 3 chén đựng rượu, 10 lon bia, 6 lon nước ngọt bày ở hai bên ban thờ; Thuốc lá, chè, bánh kẹo... bày vào 1 đĩa to. 1 chén rượu, 1 chén trà khô, 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối, nến cốc...
Phần mã thì tùy từng gia đình, có thể tham khảo bộ Ngũ phương gồm: 5 ông ngựa 5 màu kèm theo 5 bộ mũ áo, cờ lệnh, kiếm, trên lưng mỗi ông ngựa đặt 10 lễ tiền vàng.
Bộ Thần linh gồm 1 ông ngựa đỏ, cùng kèm theo mũ, áo hia, cờ kiếm. 1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng), 1 cây vàng ngũ phương. 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền để dâng gia tiên.
Văn khấn cúng lễ tạ đất
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Con kính lạy:
Quan đương xứ Thổ địa chính thần
Thổ địa Ngũ phương
Long mạch Tôn thần
Hôm nay là ngày...tháng...năm...nhằm tiết...
Chúng con là... thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn thần về việc lễ tạ thần linh Thổ địa. Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi đây.
Đội ơn Thần linh Thổ địa che chở, ban ơn, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe.
Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lành tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai gián gán tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cung kính nghĩ rằng Thần linh Thổ địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long. Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.
Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.
Cẩn cáo !
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.
Những điều cần lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ cuối năm, không phải ai cũng biết Dọn dẹp bàn thờ cuối năm là một trong những việc quan trọng cần làm mỗi khi Tết đến, xuân sang. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những điều cần lưu ý khi lau dọn bàn thờ... Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet) Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo? Về việc nên lau...