Chuyên gia nước ngoài “hiến kế” nông dân Việt Nam không bị ép giá

Theo dõi VGT trên

Có nhiều lợi thế về các sản phẩm nông nghiệp và nông thôn nhưng người dân Việt Nam luôn bị động và không có nhiều quyền trong thương lượng giá nên bị thiệt thòi.

Bên lề Hội thảo “Tích hợp trang trại quy mô nhỏ vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu thông qua ký kết hợp đồng” do Viện Năng suất Việt Nam – Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) tổ chức trong các ngày từ 3 – 7/11/2014 tại Hà Nội, các chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và từ 23 nước thành viên APO đều cho rằng, trong xu hướng hội nhập hiện nay, người nông dân nói chung và người nông dân Việt Nam nói riêng cần phải hướng vào làm ăn có các cam kết, giao dịch hợp đồng. Việc giao dịch bằng các hợp đồng cũng đòi hỏi người nông dân phải có trách nhiệm và nỗ lực hơn. Thông qua đó, các doanh nghiệp sẽ không ép giá hoặc thu mua tùy tiện, gây nhũng nhiễu thị trường.

Chuyên gia nước ngoài hiến kế nông dân Việt Nam không bị ép giá - Hình 1

TS. Carlos A.B.da Silva khẳng định, việc người nông dân ký kết hợp đồng mua bán với doanh nghiệp sẽ giúp họ có lợi ích tốt hơn. Ảnh: N. N

Theo TS. Carlos A.B.da Silva, vấn đề tích hợp trang trại quy mô nhỏ vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu thông qua ký kết hợp đồng ở trên thế giới không phải là vấn đề mới nhưng nó lại rất mới đối với Việt Nam. Đặc biệt, người nông dân Việt Nam còn rất xa lạ với vấn đề ký kết hợp đồng, bán theo giao kèo, thỏa thuận. Người nông dân Việt Nam vẫn thường tự cung tự cấp, có sản phẩm là tự bán, chưa có nhiều nơi tổ chức được thành mạng lưới. Cũng chính vì thế mà họ luôn ở thế bị động và bị thương lái ép giá.

“Ký kết hợp đồng với người nông dân là hình thức bán hàng trực tiếp nhất để mà liên kết giữa nhà phân phối và nông dân, đưa sản phẩm ra thị trường. Đây là phương thức rất hiệu quả, vì thông thường, làm ăn theo phương thức cũ, người nông dân sẽ bị ép giá và phải bán qua thương lái. Sản phẩm của người nông dân cũng vì thế khi đến tay người tiêu dùng bị đội giá bởi qua rất nhiều cầu. Điều này cũng có nghĩa, người tiêu dùng không mua được giá tốt mà người nông dân cũng không bán được giá cao. Khi đã ký kết hợp đồng sẽ giúp cho người nông dân cải thiện thu nhập, cải thiện sản xuất, kỹ thuật trong nông nghiệp”, TS. Carlos A.B.da Silva nói.

Cũng theo TS. Carlos A.B.da Silva, ông là người Brazil, nước đứng số 1 ngành chăn nuôi thế giới, 75% các sản phẩm chăn nuôi được thực hiện theo phương thức ký kết hợp đồng. Brazil cũng có thế mạnh xuất khẩu được thực hiện bởi các doanh nghiệp lớn nhưng nguồn cung hàng xuất khẩu lại được lấy từ các hộ dân rất nhỏ. Các doanh nghiệp đầu mối thu mua cung cấp hết cho người nông dân kỹ thuật, thức ăn chăn nuôi, thuốc men… còn người nông dân chỉ đầu tư công sức để làm theo yêu cầu của doanh nghiệp. Cũng chính vì thế mà thời gian qua, Brazil đã trở thành nước xuất khẩu rất cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Hình thức giao kết hợp đồng này cũng giúp cho người nông dân chịu ít áp lực hơn và họ chỉ cần tập trung vào việc chăn nuôi cho tốt. Còn các vấn đề về tài chính, thu mua sản phẩm, đầu tư và tìm kiếm thị trường đã được công ty thu mua thực hiện.

Chuyên gia nước ngoài hiến kế nông dân Việt Nam không bị ép giá - Hình 2

Ông Joselito C. Bernardo – Trưởng ban Nông nghiệp, Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) khẳng định, APO sẽ tăng cường hơn nữa các hỗ trợ nâng cao năng lực cho người nông dân Việt Nam. Ảnh: N. N

Ở Việt Nam có nhiều ví dụ điển hình trong việc giao kết hợp đồng giữa người nông dân và doanh nghiệp nhưng vẫn còn rất manh mún. Đã có những mô hình ký kết hợp tác chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm gia cầm như trong chăn nuôi gà lôi, gà đông cảo ở TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc và thị trường đầu ra cho sản phẩm. Hoặc các mô hình trồng rau sạch cũng đang được triển khai ở khắp nơi.

Về vấn đề sản xuất nông nghiệp trong nước để không phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài để cạnh tranh tốt hơn, TS. Carlos A.B.da Silva cho rằng, việc cạnh tranh là hết sức bình thường, Việt Nam nên tìm ra các mặt hàng tốt nhất, có khả năng cạnh tranh tốt nhất, đó là chìa khóa để người nông dân tìm được đầu ra cho sản phẩm.

Theo ông Joselito C Bernardo – Trưởng ban Nông nghiệp, Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), trong thời đại toàn cầu hóa, đồng nghĩa với việc cạnh tranh khốc liệt diễn ra, người nông dân phải tiếp cận với thị trường và người tiêu dùng. Việc ký kết các hợp đồng giữa doanh nghiệp và người nông dân để tăng tính cạnh tranh, đảm bảo lợi ích giữa các bên. APO là tổ chức quốc tế, có 25 chương trình về nông nghiệp vào năm 2014. Các chương trình này là cầu nối để các nước thành viên APO cùng nhau thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp nói chung.

“APO không trực tiếp hỗ trợ từng hộ nông dân vì số lượng quá đông. Chúng tôi chỉ hỗ trợ chung với sự tham gia của các bộ, ngành, các nhà quản lý, các nhà khoa học… qua các chương trình như vậy, cung cấp các kỹ năng quản lý, marketing, kỹ năng về nông nghiệp để từ đó truyền thụ rộng rãi trong cộng đồng”, ông Joselito C Bernardo nói.

APO và FAO có sự hợp tác với nhau để cùng hỗ trợ người nông dân trên thế giới tham gia vào ký kết hợp đồng với doanh nghiệp. Mô hình này đã thịnh hành ở Thái Lan, Philippin và nhiều nước châu Á khác. Đặc biệt ở Philippin, mô hình ký kết hợp đồng như vậy đã xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ trước với những sản phẩm thêu và đã rất thành công. Hiện nước này đã mở rộng mô hình ký kết hợp đồng ở rất nhiều lĩnh vực khác.

Video đang HOT

Hiện nay APO có 20 quốc gia và nền kinh tế là thành viên. Việt Nam đã là thành viên của tổ chức này vào năm 1996. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan chủ trì tham gia thành viên APO. Với khẩu hiệu “Vì một ngày mai tốt hơn ngày hôm qua” các hoạt động của APO góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các nền kinh tế thành viên thông qua các hoạt động nâng cao năng suất chất lượng tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, môi trường, phát triển cộng đồng vì mục tiêu tối đa hóa nguồn lực và phát triển bền vững.

Nguyễn Nam

Theo_Vietbao

Cấm vận Nga, EU đã tự "bắn vào chân mình"

Ủng hộ Mỹ đưa ra các lệnh cấm vận kinh tế đối với Nga, nhưng chính EU sẽ phải gánh chịu phần thiệt thòi nhất trong "cuộc chiến kinh tế" này.

Nga có thiệt hại trước mắt nhưng vẫn sẽ đứng vững

Đáp lại những biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu, ngày 6-8 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh cấm nhập khẩu trong vòng 1 năm các sản phẩm nông nghiệp từ những nước áp lệnh trừng phạt Nga, bao gồm Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Thủ tướng Medvedev đã ký nghị quyết của chính phủ về cấm hoàn toàn nhập khẩu thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, cá, phô mai, sữa và các sản phẩm rau quả từ các nước như Australia, Canada, Liên minh châu Âu, Mỹ, Na Uy trong vòng một năm. Nhà lãnh đạo chính phủ Nga cho biết, chính Mỹ và đồng minh đã buộc Nga phải thi hành những bước đi đáp trả.

Lệnh trừng phạt của hai phía đã đem lại kết quả gì cho cả hai bên, ai là kẻ chịu thiệt và ai được hưởng lợi từ những lệnh trừng phạt này? Nga sẽ chịu thiệt hại trước mắt nhưng dần dần sẽ ổn định, Liên minh châu Âu sẽ bị thiệt thòi nhiều nhất, hưởng lợi chính là các nước châu Á và Mỹ Latin, ngoài ra tổ chức BRICS cũng được lợi không nhỏ từ lệnh cấm vận này.

Về phía Nga, tại cuộc giao ban của Chính phủ, Thủ tướng Dmitry Mevedev đã phải thừa nhận không ít thì nhiều, những hệ lụy xấu cũng sẽ xảy ra với đất nước. Tất cả các sản phẩm sữa, thịt, cá cao cấp có xuất xứ từ Tây Âu chắc chắn sẽ thiếu hụt trầm trọng và thậm chí sẽ không có mặt trên các kệ hàng tại thị trường Nga.

Một chủ nhà hàng của Nga nhận xét: "Tôi có thể khẳng định chắc chắn là giá cả các mặt hàng thực phẩm sẽ tăng. Người dân có thể sẽ phải mua các sản phẩm thực phẩm với giá cao hơn, và giá bán của các đồ ăn của chúng tôi cũng sẽ cao hơn. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tồn tại".

Tuy nhiên, theo thông báo của các quan chức Nga, các khu vực sản xuất có khả năng thay thế và đáp ứng nhu cầu của thị trường Nga đã được hoạch định và đang triển khai, các mặt hàng thiết yếu và bình dân thiếu hụt sẽ không đáng kể. Có thể khẳng định tuy ban đầu nền kinh tế Nga sẽ gặp tổn thất nhưng về lâu dài Nga sẽ đứng vững.

Cấm vận Nga, EU đã tự bắn vào chân mình - Hình 1

"Chiến tranh kinh tế" giữa Nga với Mỹ và EU đang ngày càng leo thang

Với các nhà sản xuất tư nhân, Nga nhắn nhủ rằng Moscow sẵn sàng đáp trả bất kỳ các lệnh trừng phạt mới chống Nga, nếu như họ làm theo ý kiến của chính phủ. Về mặt lý thuyết, "câu trả lời Nga" có thể bao hàm cả những lĩnh vực nhập khẩu hóa chất, dược phẩm, máy móc, thiết bị xây dựng, ô tô. Hiện đang có không ít những nhà cung cấp đủ khả năng thay thế những sản phẩm này của châu Âu.

Với các nước láng giềng gần và xa của Nga (không tham gia lệnh trừng phạt của Mỹ và EU) thì những biện pháp mới ban hành của Nga đã giúp họ kiếm được một thị trường lớn. Mạng lưới bán lẻ của Nga đã đàm phán với Nam Phi, Argentina, Brazil, Chile, Trung Quốc và các nước châu Á khác về nội dung thay thế nhập khẩu thịt bò, trái cây và rau quả của châu Âu và Mỹ.

Hơn nữa, lệnh trừng phạt của Mỹ và EU trước hết là sự thách thức với hệ thống quản lý Nhà nước của Nga, thách thức trách nhiệm quốc gia và sự linh hoạt của các cấp thực thi đường lối chính trị của Tổng thống Putin. Các chuyên gia kinh tế Nga cho rằng, nếu vượt qua đợt khủng hoảng này, Moscow có thể lặp lại những thành công như năm 2009.

Khi đó, các nhà sản xuất nông nghiệp Nga đã thuyết phục chính quyền tiến tới cuộc thử nghiệm và cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu từ phương Tây. Trong thời gian ngắn nhất họ đã thay thế những hạn ngạch cắt giảm này bằng thành quả sản xuất nội địa, hạ thấp tỷ lệ nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ EU.

Hiện nay, nền kinh tế Nga đang đứng trước cơ hội đầy triển vọng đó. Tuy có khó khăn ban đầu nhưng nó sẽ kích thích nâng cao sức mạnh nội lực của nền kinh tế Nga, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác kinh tế lớn hơn và ít rủi ro hơn với những đối tác quan trọng của Nga trong lĩnh vực chính trị.

Những nhà cung cấp nước ngoài, đến từ những quốc gia tiềm năng châu Á, châu Mỹ sẵn sàng cung cấp sản phẩm của họ thay thế cho số hàng nhập ngoại mà Nga sẽ không nhận được từ phương Tây và không thể tự sản xuất đủ số lượng cần thiết. Điều này vừa có lợi cho nền kinh tế Nga, vừa mang lại những tác dụng quan trọng trong xây dựng quan hệ quốc tế của Nga thời kỳ "hậu Ukraine".

Cấm vận Nga, EU đã tự bắn vào chân mình - Hình 2

Nga và EU đang đối đầu quyết liệt sau vụ khủng hoảng chính trị Ukraine

Dưới các áp lực đối với đất nước, Liên bang Nga đã thông qua quyết định thực sự chuyển sang tiêu dùng sản phẩm nội địa, nền nông nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tự cung tự cấp, giảm bớt và dần loại bỏ sự phụ thuộc vào nhập khẩu các loại sản phẩm nông nghiệp, giành lại thị trường Nga mà cho đến gần đây gần như do các nhà sản xuất nông nghiệp phương Tây chiếm độc quyền!

Nhìn chung, các biện pháp trừng phạt phương Tây sẽ buộc Nga phải bắt đầu cải tạo triệt để nên kinh tế và giải quyết các vấn đề khó khăn như đấu tranh chống tham nhũng và quan liêu, chống phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu nhiên liệu năng lượng và phải khắc phục nền công nghiệp chế tạo máy móc yếu kém, đầu tư vào nghiên cứu phát triển nông nghiệp và phát triển các mô hình hiện đại của ngành nông nghiệp.

Các nước EU chính là kẻ "giơ đầu chịu báng"

Liên minh châu Âu chính là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, với kim ngạch thương mại song phương năm 2013 đạt 336 tỷ Euro. Hứng chịu đòn "phản công" chính của Nga sẽ là các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu châu Âu chuyên cung cấp các loại trái cây, rau quả, giò và xúc xích, phó-mát, bơ và những sản phẩm từ sữa.

Theo tư liệu của Ủy ban châu Âu, thị phần xuất khẩu của Liên minh châu Âu vào Nga là khoảng 30% trái cây và hơn 20% các loại rau. Tổng cộng hàng năm Nga nhập khẩu thực phẩm và nông sản chừng 30 tỷ USD. Trong đó, chỉ 2% là từ Mỹ. Vì vậy, các biện pháp trừng phạt của chính Liên minh châu Âu và đòn đáp trả của Nga đã gây lo ngại cho các nước có nền kinh tế gặp khó khăn của EU.

Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, các nước thành viên Liên minh châu Âu sẽ thiệt hại khoảng 40 - 50 tỷ Euro trong 2 năm 2014-2015 do bị hạn chế tiếp cận thị trường tài chính Nga, cũng như lệnh cấm cung cấp vũ khí và hàng hóa, công nghệ lưỡng dụng. Ngoài ra, họ còn tốn kém một khoản không nhỏ trong dịch chuyển cơ cấu đầu tư và xuất nhập khẩu.

Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã cho biết, kinh tế của họ sẽ gặp phải sự tấn công nghiêm trọng từ các đòn trả đũa của Nga. Trong đó, Đức và Ba Lan sẽ mất phần lớn kim ngạch mậu dịch với Nga, các nước Baltic như Estonia, Latvia và Litva có thể sẽ bị tổn thất GDP ở mức độ còn lớn hơn.

Cấm vận Nga, EU đã tự bắn vào chân mình - Hình 3

Ngày 6/8 vừa qua, Nga đã đưa ra lệnh trừng pháp, đáp trả lại hành động của Mỹ và EU

Ban đầu khi đưa ra các biện pháp trừng phạt, Mỹ và châu Âu muốn ép Nga phải xuống thang và nỗ lực để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột tại Ukraine. Tuy nhiên, những biện pháp trừng phạt qua lại này đang biến thành một cuộc chiến tranh kinh tế tác động nghiêm trọng tới quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa cả 2 bên.

Kirill Entin, nhà phân tích kinh tế thuộc trường Trường Đại học Kinh tế của Nga nhận xét: "Những biện pháp trừng phạt tài chính và những rào cản về thuế đang làm hai bên tổn thất nặng nề. Các biện pháp trừng phạt này đang tác động lớn tới nền kinh tế của hai bên, gây ảnh hưởng đến thương mại và làm xấu đi môi trường đầu tư".

Ngày 11-8 vừa qua, Cộng hòa Séc đã đề xuất tiến hành cuộc gặp Bộ trưởng nông nghiệp các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) để thảo luận biện pháp giảm thiểu hậu quả, cũng như tìm kiếm giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng sau khi Nga cấm nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa từ EU.

Bộ trưởng Nông nghiệp Séc, Marian Jurecka, ngày 11/8 cho biết ông đã đề nghị Bộ trưởng Nông nghiệp Italia, hiện đang lãnh đạo Hội đồng Nông nghiệp và Ngư nghiệp châu Âu, sớm tiến hành cuộc gặp các Bộ trưởng Nông nghiệp EU để thảo luận và cùng nhau tìm kiếm giải pháp cho tình hình hiện nay.

Ông Jurecka cũng kêu gọi người dân tích cực mua và sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước, trước hết là các sản phẩm thịt và sữa cũng như rau và hoa quả. Ông cũng đã gửi thư cho lãnh đạo các mạng lưới siêu thị của Séc yêu cầu mở rộng danh mục các hàng hóa của Séc được bán tại siêu thị. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ là giải pháp chữa cháy tạm thời.

Trước khi Cộng hòa Séc lên tiếng, một loạt các nước thành viên EU ở khu vực Baltic (thuộc Liên Xô cũ) là Lithuania, Estonia và các quốc gia bên cạnh là Ba Lan, Latvia cũng đồng loạt lên tiếng về những tổn thất mà họ phải gánh chịu sau khi Nga cấm nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp. Được biết, chịu thiệt hại nặng nề nhất là ngành chế biến các sản phẩm từ sữa của các quốc gia này.

Cấm vận Nga, EU đã tự bắn vào chân mình - Hình 4

EU đã nghĩ đến cái giả phải trả khi ủng hộ Mỹ, đưa ra lệnh cấm vận với Nga?

Ngày 6/8, Thủ tưởng Phần Lan Alexander Stubb đã buộc phải lên tiếng về các thiệt hại mà nền kinh tế nước này phải hứng chịu sau vài ngày Nga tuyên bố đáp trả các biện pháp trừng phạt của EU. Nền kinh tế Phần Lan thêm liêu xiêu khi bản thân quốc gia này vẫn đang trong tình cảnh khủng hoảng kinh tế.

Liên quan đến các biện pháp trả đũa của Nga đối với EU, ngày 11/8, Ủy ban châu Âu (EC), cho biết cơ quan này sẽ tiến hành các biện pháp đặc biệt để hỗ trợ ngành trồng đào bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của EU mà Moscow vừa áp đặt.

Các biện pháp đó bao gồm giảm cung, tăng cầu và tăng từ 5-10% lượng quả được phép rút khỏi thị trường để phân phối miễn phí. Mặc dù quyết định chính thức sẽ được đưa ra trong vài tuần tới, nhưng những biện pháp hướng tới hỗ trợ các nhà sản xuất đơn lẻ này bắt đầu có hiệu lực ngay từ ngày 11/8.

Cho đến thời điểm này, nguyên tắc "đoàn kết kinh tế" vì mục đích chung của cả Liên minh châu Âu và Mỹ đã khiến các nước thành viên EU, đặc biệt là Đông Âu và Bắc Âu bắt đầu chịu thiệt hại. Và nếu kéo dài tình trạng này, EU sẽ một lần nữa lâm vào thảm cảnh bất hòa, tương tự như thời kỳ khủng hoảng nợ công năm 2010.

Chính phủ các nước EU đang định yêu cầu Brussels bồi thường tài chính liên quan đến việc đình chỉ xuất khẩu sang Nga. Dù Cao ủy Thương mại EU Karel De Gucht có tự tin đến mấy thì ngân quỹ 400 triệu euro của EC (Ủy ban châu Âu) cũng không thể gánh nổi những thiệt hại nặng nề của nông dân châu Âu.

Nhưng quan trọng nhất là nông dân châu Âu đã mất đi thị trường truyền thống, trong 2 năm 2014 và 2015 họ sẽ phải tìm kiếm những thị trường mới cho những sản phẩm vốn được sản xuất để cung cấp chính cho Nga. Sau khi lệnh cấm vận này được dỡ bỏ, liệu nông dân châu Âu có còn cơ hội tại thị trường màu mỡ này?

Câu trả lời "chắc chắn là không" sẽ được giải đáp trong kỳ tới và chính phủ các nước châu Âu đang đứng trước viễn cảnh phải tái cơ cấu lại nền nông nghiệp và xuất nhập khẩu các sản phẩm nông, ngư nghiệp.

Thiên Nam

Theo_Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024
Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km
18:57:05 18/11/2024
Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM
20:01:12 16/11/2024

Tin đang nóng

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024
Bức ảnh mỹ nhân ngủ quên ở lễ trao giải hé lộ 1 điều khiến 40 triệu người thích thú
16:03:42 18/11/2024

Tin mới nhất

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu

17:40:30 16/11/2024
Ngày 16/11, một lãnh đạo xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) xác nhận, trên khu vực vùng biển thuộc địa bàn xã vừa xuất hiện một đàn cá heo bị mắc cạn.

Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta

17:39:57 16/11/2024
Dự báo đến 7 giờ ngày 18-11, bão ở trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, đổi hướng Tây Tây Bắc và di chuyển chậm lại với tốc độ 15-20 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 15.

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Có thể bạn quan tâm

Yếu tố địa chính trị tác động đến thị trường khí đốt châu Âu

Thế giới

20:18:15 18/11/2024
Hiện tại, Nga vẫn cung cấp một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp. Một lượng dầu ít hơn vẫn được chuyển tới Italy và Serbia.

Diddy bị tố vi phạm quy định trong trại giam, tìm cách thao túng nhân chứng

Sao âu mỹ

20:11:12 18/11/2024
Truyền thông Mỹ đưa tin, ông trùm nhạc rap Diddy vướng cáo buộc vi phạm nhiều quy định trong trại giam, lên kế hoạch tác động tâm lý các nạn nhân với mong muốn thay đổi kết quả vụ án.

Jude Bellingham đạt con số ấn tượng, cảm xúc khác hẳn ở Real Madrid

Sao thể thao

20:07:31 18/11/2024
Jude Bellingham đạt con số ấn tượng, nói lời cảm ơn HLV tạm quyền Lee Carsley sau khi giành Cầu thủ hay nhất trận Anh 5-0 CH Ireland.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

Sức khỏe

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Chuyện không ai ngờ tới: Chú chó dành 2 năm chỉ để làm một việc khiến hàng triệu người xúc động

Netizen

19:44:55 18/11/2024
Mới đây, một người dùng mạng xã hội Trung Quốc, đồng thời là chủ một trung tâm cứu hộ chó hoang ở tỉnh Giang Tây, có tài khoản tên @ganpojiege đã chia sẻ một đoạn video về chú chó trung thành.

Michael Learns To Rock ôn kỷ niệm thanh xuân cùng 5.000 fan ở TPHCM

Nhạc quốc tế

19:44:41 18/11/2024
Tối 17/11, nhóm nhạc Michael Learns To Rock (MLTR) tổ chức đêm nhạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TPHCM), thu hút 5.000 người tham dự.

Lao thẳng vào xế hộp, 2 người đi xe máy tử vong ở Đắk Lắk

Pháp luật

19:43:34 18/11/2024
Đang lưu thông trên quốc lộ 27, đoạn qua huyện Lắk (Đắk Lắk), xe máy lao thẳng vào ô tô 7 chỗ lưu thông ngược chiều khiến 2 người tử vong.

Phim thất bại nhất hiện tại với rating 0%, nam chính ngốc nghếch đến mức khán giả đòi bỏ xem

Phim châu á

19:41:09 18/11/2024
Tỉ suất người xem trung bình ở tập 1 và tập 2 trên toàn quốc chỉ đạt mức 0.7% - một con số vô cùng thấp đối với một tác phẩm được chiếu vào cuối tuần.

Ngày càng không nhận ra "nàng thơ" Hải Tú

Sao việt

19:29:48 18/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, Hải Tú vừa xả kho bộ ảnh mới. Mỹ nhân sinh năm 1997 khiến người hâm mộ không khỏi bất ngờ khi lựa chọn tạo hình khác lạ để thực hiện bộ ảnh.

Nữ diễn viên nổi tiếng tung tin nhắn bị "tú ông" mồi chài, ngã giá 1,6 tỷ đồng để đi khách

Sao châu á

19:18:28 18/11/2024
Ngày 18/11, tờ The Star đưa tin nữ diễn viên Mạch Thi Tình gây xôn xao dư luận khi công khai tin nhắn cô bị 1 người đàn ông tự xưng là đại diện thương hiệu mồi chài, gạ gẫm đi khách.

Thanh Lam "ke đầu" hát dân ca Nam Bộ

Tv show

19:12:37 18/11/2024
Sau những lần đu dây, khoe vũ đạo bắt mắt, diva nhạc Việt tiếp tục khiến khán giả bất ngờ với màn ke đầu và hát dân ca Nam Bộ ngọt ngào.