Chuyên gia nói gì về giờ đi vệ sinh tốt nhất trong ngày?
Nên “đi” bao lâu một lần?
Tại sao người ta thường “đi” vào buổi sáng?
Bởi có rất nhiều ý kiến xung quanh chuyện tế nhị này, nên khó có thể đưa ra câu trả lời thuyết phục về việc “đi” lúc nào, như thế nào là tốt nhất.
Lý tưởng nhất là “đi” vào buổi sáng
Theo các chuyên gia, chế độ đi đại tiện lý tưởng thực sự là mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chế độ đi đại tiện lý tưởng thực sự là mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng, theo trang tin Yahoo News.
Thực tế đi đại tiện vào buổi sáng không quá quan trọng, nhưng chắc chắn đó là thói quen lành mạnh vì nó đảm bảo việc đi đại tiện diễn ra một cách thường xuyên đều đặn, tiến sĩ Pasricha, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Delaware (Mỹ), được đào tạo tại Harvard, cho biết.
Như vậy, tính nhất quán đều đặn là quan trọng nhất đối với nhu cầu rất bình thường này. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho trẻ sơ sinh.
Tại sao người ta thường “đi” vào buổi sáng?
Đối với nhiều người, việc đi ngoài vào mỗi buổi sáng là bình thường và có lý do. Các chuyên gia y tế cho biết cơ thể con người được “thiết kế” tốt nhất để đi đại tiện vào buổi sáng.
Tiến sĩ Sarina Pasricha, cho biết: Thực tế, trong giờ đầu tiên sau khi thức dậy, đại tràng co bóp mạnh gấp 3 lần so với khi ngủ, theo Yahoo News.
Video đang HOT
Điều xảy ra trong giấc ngủ là lý do quan trọng khiến cơ thể thường sẵn sàng đi đại tiện vào buổi sáng. Khi ngủ, ruột non và ruột già hoạt động để xử lý tất cả thức ăn còn sót lại trong ngày.
Sau khi thức dậy, thường mất khoảng 30 phút để bắt đầu đi vệ sinh.
Các thói quen buổi sáng như vươn vai, uống nước và tất nhiên là uống cà phê đều giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và kích hoạt lần đi đại tiện đầu tiên. Khoảng 30% số người cần phải đi vệ sinh sau khi uống 1 tách cà phê nóng.
Tiến sĩ Pasricha nói: Uống cà phê vào sáng sớm có tác dụng hiệp đồng với nhu động ruột để tạo ra nhu động ruột khỏe mạnh.
“Đi” vào lúc khác có sao không?
Nếu bạn không “đi” vào mỗi sáng, đừng lo lắng. Không phải ai cũng nên đi đại tiện vào mỗi buổi sáng.
Tiến sĩ Pasricha nói: Một số người có thể không “đi” vào buổi sáng và điều này không nhất thiết là có vấn đề gì. Không “đi” vào buổi sáng cũng không sao miễn là “đi” đều đặn hằng ngày, theo Yahoo News.
Tần suất “đi” như thế nào là bình thường?
Tần suất đi tiêu là một dấu hiệu sức khỏe quan trọng. Lý tưởng nhất là khoảng 1 ngày 1 lần, tiến sĩ Pasricha cho biết.
Nhưng cô Pasricha cũng lưu ý không nhất định là nên “đi” bao nhiêu lần một ngày. “Đi” từ 3 lần một ngày đến 3 lần một tuần đều là bình thường, theo Yahoo News.
Trên thực tế, vấn đề không phải là “đi” bao nhiêu lần một ngày mà quan trọng nhất là tính nhất quán đều đặn.
Hãy để ý những thay đổi đột ngột về tần suất “đi”, nhưng nên nhớ trong kỳ kinh hoặc khi đi du lịch, tần suất “đi” sẽ thay đổi, với khoảng 40% người bị táo bón khi đi du lịch.
Thỉnh thoảng bị tiêu chảy vào buổi sáng cũng là bình thường, nhưng nếu điều này xảy ra hằng ngày, nên đi khám vì có thể báo hiệu vấn đề về đường ruột.
Nên làm gì để duy trì việc đại tiện lành mạnh?
Những thực phẩm giàu chất xơ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn uống với nhiều chất xơ và tập thể dục tạo ra sự khác biệt lớn nhất.
Giấc ngủ đều đặn cũng đóng vai trò quan trọng. Rối loạn giấc ngủ làm thay đổi nhu động ruột một cách tự nhiên, có thể dẫn đến “đi” không đều, tiến sĩ Pasricha cảnh báo. Giấc ngủ sâu không bị gián đoạn rất quan trọng trong việc duy trì thói quen “đi” lành mạnh, theo nền tảng kỹ thuật số Fatherly.
Bác sĩ nói gì về việc 'ôm điện thoại cả buổi' trong nhà vệ sinh?
Các bác sĩ cảnh báo không nên duy trì thói quen ngồi lâu khi đi đại tiện, ôm điện thoại cả buổi trong nhà vệ sinh, vì nó gây ra tác hại khó lường.
Khảo sát trước đây cho thấy 80% số người thích ngồi lâu khi đi vệ sinh. Và khảo sát gần đây, bao gồm 9.800 người ở 10 quốc gia, cho thấy 65% thích sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh. Với 53% lướt mạng, 38% cập nhật tin tức, 31% chơi game, 29% làm việc hoặc nhắn tin, xem video, phim, theo nhật báo South China Morning Post.
Khảo sát gần đây, bao gồm 9.800 người ở 10 quốc gia, cho thấy 65% thích sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe, theo nhật báo Anh Express.
Đi đại tiện quá lâu có thể gây ra áp lực chèn ép bên trong trực tràng và hậu môn, từ đó dẫn đến bệnh trĩ.
Chuyên gia y tế Stephanie Taylor, người sáng lập StressNoMore - thương hiệu chăm sóc sức khỏe hàng đầu của Anh - cho biết: Nhiều người có sở thích dùng điện thoại để đọc báo hoặc lướt mạng trong khi đi vệ sinh, nhưng điều này có thể gây hại cho trực tràng.
Ngồi lâu gây thêm áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới, cuối cùng có thể dẫn đến bệnh trĩ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngồi lâu gây thêm áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới, cuối cùng có thể dẫn đến bệnh trĩ, gây khó chịu và dẫn đến chảy máu trực tràng, theo Express.
Chuyên gia y tế Stephanie Taylor cho biết thêm: Tránh ngồi trên bồn cầu quá lâu tại một thời điểm. Chỉ nên nán lại chừng nào còn cảm giác "muốn đi", nếu không, hãy đứng dậy và làm việc khác.
Không nên đi vệ sinh lâu hơn 10 phút
Tiến sĩ Karan Rajan, bác sĩ phẫu thuật của dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), giảng viên tại Đại học Imperial College London và Đại học Sunderland (Anh), cũng cảnh báo không nên đi vệ sinh lâu hơn 10 phút, để tránh bệnh trĩ, theo kênh tin tức News 18 (Ấn Độ).
Ông cảnh báo đây là một thói quen rất có hại cho sức khỏe.
Ông khuyên: Cố gắng không đi vệ sinh quá 10 phút. Theo ông, ngồi càng lâu, "máu càng dễ đọng lại trong các tĩnh mạch trực tràng gây ra bệnh trĩ".
Đồng thời, ông cũng chỉ ra 2 điều nên tránh khi đi vệ sinh.
Đó là không nên "rặn". Ông cho biết, "rặn" khi đi vệ sinh sẽ dẫn đến các mạch máu sưng lên và gây ra bệnh trĩ.
Nguy hiểm hơn, nghiên cứu cho thấy bệnh trĩ làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Và lời khuyên tiếp theo là: Đừng bỏ qua chất xơ. Theo ông, mọi người nên ăn từ 2 đến 30 g chất xơ mỗi ngày, theo News 18. Ngoài ra, cũng nên uống nhiều nước.
Sau khi đi vệ sinh, xả nước có cần đậy nắp bồn cầu? Trong một thử nghiệm mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports hôm 15.12, các nhà khoa học đã chụp được những bức ảnh cho thấy bụi nước bắn lên từ bồn vệ sinh bay khắp phòng do xả nước không đậy nắp. Đoạn video cho thấy những giọt nước phát sáng khi tia laser chiếu vào. Một đám mây bụi nước...