Chuyên gia nói gì về dự báo giá căn hộ tăng 30%?
Giai đoạn 2016 – 2018, giá căn hộ kỳ vọng tăng trung bình 5 – 7%/ năm, riêng chung cư giá rẻ có thể tăng 30% trong 3 năm tới. Thông tin được đưa ra bởi Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam, trong 1 dự báo mới đây, đã gây ra không ít tranh luận trên thị trường. PV xin ghi nhận ý kiến một số chuyên gia xung quanh vấn đề này.
Chung cư chất lượng kém khó có khả năng tăng giá.
Căn hộ giá rẻ và cao cấp có thể diễn biến trái chiều
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Bất động sản Đất Lành, khoảng 2 năm trở lại đây, tận dụng thị trường nóng trở lại, các doanh nghiệp đổ xô đầu tư căn hộ cao cấp, khiến nguồn cung căn hộ giá rẻ thiếu hụt. Với các yếu tố lạm phát, giá đầu vào gia tăng… giá căn hộ phân khúc này có thể tăng trong 3 năm tới, nhưng biên độ tăng giá có thể từ 5 – 7%/năm, vì đã qua thời kỳ nóng nhất. Kỳ vọng tăng giá 10%/năm là điều bất khả thi.
“Trái lại, ở phân khúc cao cấp, nguồn cung căn hộ mới trên thị trường TP.HCM lên đến 30.000 – 40.000 căn, dân đầu tư vẫn chiếm tỷ lệ lớn so với những người mua để ở thực. Đây là yếu tố bất ổn mà tôi đã cảnh báo cách đây hơn 1 năm. Gần đây, từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đến Bộ Xây dựng cũng đã lên tiếng về việc mất cân đối cung cầu. Thực tế, lượng giao dịch căn hộ cao cấp thời gian gần đây, theo các báo cáo thị trường cũng đang có dấu hiệu giảm sút. Do vậy, phân khúc cao cấp khó có khả năng tăng giá thời gian tới mà có thể giảm giá ở 1 số vị trí”, ông Đực nói.
Năm 2017, giá căn hộ có thể đi ngang
Đồng tình một phần quan điểm với ông Nguyễn Văn Đực, tiến sỹ Đinh Thế Hiển phân tích: “Chung cư giá rẻ nếu là nhà ở xã hội của Nhà nước đang được bán dưới giá thị trường thì việc tăng giá hoàn toàn có thể. Còn chung cư dạng nhà giá thấp thì chưa chắc sẽ tăng giá, vì phải tuân theo quy luật thị trường”.
Ông cũng cho rằng, khả năng chung cư giá thấp tăng giá 30% trong 3 năm là không có. Lý do là bởi: “Người mua chung cư thường không phải là người thu nhập thấp, mà đó là những người làm trong lĩnh vực văn phòng, giáo viên, công nhân viên, những người có thu nhập ổn định và họ có xu thế chọn một khu vực sống ngăn nắp, trật tự, an ninh, nhưng do không có nhiều tiền nên chọn chung cư giá thấp. Theo thời gian, mức sống và thu nhập của họ sẽ tăng lên. Còn chung cư giá thấp thì chưa chắc quản lý tốt, thậm chí có thể không có chi phí hoặc xây dựng không đạt, thậm chí xuống cấp thì môi trường đó chưa chắc đã làm cho những người vốn đang ở thích, chứ chưa nói đến những người muốn về ở”.
Việc tăng giá bất động sản trong những năm tới, theo ông Hiển sẽ phụ thuộc vào mức sống, đời sống kinh tế. Nếu năm 2017 kinh tế có sự tăng trưởng tốt thì có thể sẽ tạo ra nhu cầu tăng giá.
Video đang HOT
Ở chiều ngược lại, nguồn cung sẽ là yếu tố chính tác động tới việc giảm giá bất động sản. “Cho đến bây giờ nguồn cung vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Trong khi đó, nguồn vốn ngân hàng không đưa vào, lãi suất ngân hàng không giảm, thậm chí đang có xu hướng tăng lại. Khi cân bằng các yếu tố như vậy thì khả năng năm 2017, giá có thể sẽ đi ngang chứ khó mà tăng được như một số chuyên gia nhận định”, ông Hiển nêu quan điểm.
Không phải chung cư nào cũng tăng giá
Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa, cho rằng: “Chung cư giá rẻ đang đáp ứng nhu cầu của người mua. Giá hiện tại được đánh giá là rất tốt. Tỷ suất tăng 30% trong 3 năm có vẻ cao, thế nhưng mỗi năm giá tăng từ 5 – 10% là chuyện bình thường. Tính ra lũy tiến sau 3 năm tăng 30% là có thể đạt được”.
Chuyên gia này cũng cho biết thêm, không phải chung cư nào cũng tăng giá. Chung cư muốn tăng giá phải hội đủ 3 yếu tố: Giá bán vừa phải, giao nhà đúng chất lượng và cộng đồng dân cư tốt, có nếp sống văn hóa, văn minh.
Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng tới việc tăng, giảm giá bất động sản, ông phân tích: “Phân khúc nào có nhu cầu thực như chung cư giá rẻ thì sẽ tăng giá, vì cung không đủ cầu; còn phân khúc cao cấp do chênh lệch ngược lại về cung cầu nên đang có sự chững lại để tự điều chỉnh giá cho phù hợp với thị trường”.
Khi số liệu giao dịch qua các báo cáo gần đây có xu hướng giảm thì JLL lại dự báo giá tăng. Thế nhưng, ông Quang không thấy có mâu thuẫn ở đây, do việc tăng giá nằm ở phân khúc mà nhu cầu vẫn còn rất lớn.
“Giao dịch giảm do sự bất hợp lý trong lệch pha giữa ba phân khúc giá rẻ, trung bình khá và cao cấp. Thường tỷ lệ ba phân khúc này là 5 – 4 – 1 sẽ tốt nhất. Nghĩa là giá rẻ chiếm 50%, trung bình khá chiếm 40% và cao cấp chiếm 10%. Còn bây giờ tỷ lệ này đang bị lệch, căn hộ giá rẻ chỉ khoảng 20%, căn hộ trung bình khá chiếm tới 60%, còn cao cấp lại chiếm 20%. Như vậy giao dịch bị chậm lại là đúng, vì không khớp với nhu cầu thị trường. Mặc dù căn hộ giá rẻ vẫn tiếp tục được tiêu thụ tốt, nhưng căn hộ trung bình khá và cao cấp chững lại vì nhu cầu ở 2 phân khúc này có hạn”, ông Quang nói.
Theo Vietnamnet
Ông Trịnh Xuân Thanh và vụ "ăn chia" tại dự án Khu đô thị Thanh Hà
Trước đây, vụ án liên quan đến dự án khu đô thị Thanh Hà - Cienco5 gây rúng động không chỉ vì số tiền bị lừa đảo rất lớn, số người bị hại cực lớn mà còn bởi có những lời khai tố ông Trịnh Xuân Thanh - Tổng giám đốc Cienco5 - là "đầu trò" trong việc "ăn chia" khi bán cổ phần của Cty Cienco5 Land - một Công ty thành viên của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco5).
Ông Trịnh Xuân Thanh cũng được cho là có dính líu đến những tiêu cực ở dự án Khu đô thị Thanh Hà trước đây
Hơn 800 nạn nhân bị lừa đảo
Vụ án lừa đảo này tuy lớn nhưng diễn biến không phức tạp lắm, bởi hành vi lừa đảo trong dự án bất động sản này là khá rõ ràng, hậu quả hơn 400 nạn nhân bị lừa đảo với số tiền hơn 800 tỉ đồng. Những đối tượng lừa đảo này lại lấy hơn 200 tỉ đồng trong số tiền nêu trên để mua toàn bộ cổ phần một dự án bất động sản khác. Trong vụ mua bán cổ phần này lại dẫn đến một số đối tượng bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, trong đó, ông Trịnh Xuân Thanh bị tố chỉ đạo việc việc "ăn chia" này.
Cuối năm 2009, biết Cty cổ phần phát triển địa ốc Cienco5 (Cty Cienco5 Land) được thực hiện dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây, các khu đô thị hoàn vốn trong đó có khu đô thị Thanh Hà - Cienco5 ( thuộc tỉnh Hà Tây cũ), lãnh đạo Cty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1.5 (Cty 1.5) đã gặp gỡ để đàm phán hợp tác đầu tư.
Từ kết quả đàm phán, ông Lê Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT Cty 1.5 - chỉ đạo Nguyễn Mạnh Cường - Tổng giám đốc Cty 1.5 - ký bản Hợp đồng vay vốn số 01 ngày 19.1.2010 với nội dung: Cty 1.5 cho Cienco5 Land vay 200 tỉ đồng để sử dụng vào mục đích chi phí đầu tư giai đoạn 1 Dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây. Còn Cty 1.5 được hưởng quyền ưu tiên hợp tác đầu tư vào khu đô thị Thanh Hà A - Cienco5 do Cienco5 làm chủ đầu tư, Cienco5 Land là doanh nghiệp dự án.
Theo phụ lục số 01của hợp đồng này, sau khi thực hiện hợp đồng vay vốn số 01, Cty 1.5 được ưu tiên thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư trên diện tích khoảng 55.000 m2 thuộc khu đô thị Thanh Hà A - Cienco5. Theo thỏa thuận của 2 bên, bản phụ lục này được được niêm phong, giao cho Cienco5 land cất giữ và nó chỉ có hiệu lực khi Cty 1.5 thực hiện xong hợp đồng vay vốn số 01.
Tuy nhiên, khi chưa thực hiện Hợp đồng vay vốn số 01, Cty 1.5 đã sử dụng hợp đồng này cùng phụ lục số 01 để huy động vốn của dân dưới hình thức "Hợp đồng giao vốn". Dựa vào "Hợp đồng giao vốn" và các trích lục bản đồ, Cty 1.5 thu của tiền của các cá nhân trị giá 30% giá trị của lô đất mà họ đã chọn. Dù đã bị Cty Cienco5 Land ra thông báo hủy hợp đồng vay vốn vì Cty 1.5 không thực hiện hợp đồng, nhưng Cty 1.5 vẫn huy động vốn của các nhà đầu tư cá nhân.
Phát hiện dấu hiệu lừa đảo, cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án hình sự. Đến lúc này, đã có 429 người bị lừa đảo với tổng số tiền bị chiếm đoạt trên 800 tỉ đồng.
Trong tổng số tiền hơn 800 tỉ đồng nêu trên, lãnh đạo Cty 1.5 đã chi trên 264 tỉ đồng để mua toàn bộ cổ phần của Cty cổ phần dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương (Cty Xuyên Thái Bình Dương) - đơn vị được cấp giấy phép xây dựng Dự án tổ hợp công trình Nam Đàn Plaza trên diện tích 9.584 m2 tại xã Mỹ Đình (nay là đường Phạm Hùng), huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Đây cũng là nguồn cơn của vụ án "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" với những lời khai về sự "ăn chia" của ông Trịnh Xuân Thanh và các "đệ tử" ruột của ông ta mà chúng tôi muốn đề cập trong loạt bài này.
Ăn chia tới 1/3 giá trị hợp đồng
Cty Xuyên Thái Bình Dương được thành lập năm 2007 gồm 5 cổ đông, trong đó Cty Cổ phần bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam (PVP land) là cổ đông lớn nhất, sở hữu 12.120.000 cổ phần (chiếm 50,5%).
Còn Cty PVP land có 4 cổ đông, trong đó, TCty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (TCty PVC) là cổ đông lớn nhất, nắm 14.000.000/ 26.500.000 cổ phần. Với cổ phần chi phối nêu trên, ông Trịnh Xuân Thanh - Tổng Giám đốc TCty PVC - cử ông Đào Duy Phong, Nguyễn Ngọc Sinh giữ đại diện quản lý vốn ở Cty PVP land với chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc.
Dự án khu đô thị Thanh Hà đã từng có nhiều vụ bê bối
Để thực hiện chủ trương mua toàn bộ cổ phần của Cty Xuyên Thái Bình Dương, với sự môi giới của Huỳnh Nguyễn Quốc Duy, ông Lê Hòa Bình gặp gỡ, đàm phán với Đặng Sỹ Hùng (trưởng phòng Kinh tế kế hoạch, đại diện Cty PVP land ) và đại diện của một số cổ đông. Kết quả, hợp đồng đặt cọc ngày 27.3.2010 được ký kết giữa bên mua do Lê Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT Cty 1.5 - làm đại diện với bên bán là 05 cổ đông của Cty Xuyên Thái Bình Dương. Trong 5 cổ đông đó có đại diện của Cty PVP land là Đặng Sĩ Hùng theo ủy quyền của Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Sinh.
Nội dung bản hợp đồng này thể hiện giá thống nhất cho 24 triệu cổ phần (100% cổ phần của cả 5 cổ đông) là 20.756,34 đồng/cổ phần tương đương 52 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza (về sau chúng tôi chỉ đề cập giá đất cho dễ hình dung - pv).
Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, đại diện Cty 1.5 ký hợp đồng với từng cổ đông. Điều rất không bình thường là việc 4/5 cổ đông đều ký bán cho Cty 1.5 với đúng giá hợp đồng đặt cọc, riêng với Cty PVP land, Tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Sinh ký hợp đồng số 66 thì giá bán chỉ có 34 triệu đồng /m2 (như vậy, giá bán giảm tới hơn 1/3 so với giá chung)!?
Tổng giá trị hợp đồng số 66 (giữa Cienco5 Land và Cty 1.5) trị giá gần 192 tỉ đồng, so với mức giá bán chung (52 triệu đồng/ m2) thì tổng giá trị hợp đồng này bị giảm hơn 87 tỉ đồng. Vậy 87 đồng chênh lệch này đã vào túi những ai? Và những ai có thể nhận được những đồng tiền vênh giá này?
Trong bài sau, chúng tôi đề cập đến những lời khai của các bị can, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về việc chỉ đạo "ăn chia" của ông Trịnh Xuân Thanh (chủ tịch HĐQT PVC) và Nguyễn Ngọc Sinh (Tổng giám đốc PVP land) trong số tiền 87 tỉ đồng chênh nêu trên. Bởi, nhiều dấu hiệu cho thấy, những vị này là những người "đầu trò" trong vụ ăn chia số tiền nêu trên, nhưng đã né ngoạn mục khỏi vành móng ngựa như thế nào.
Theo Dân Trí
Cựu Phó GĐ Sở Nông nghiệp bị bắt, hàng loạt dự án bất động sản bị đình trệ Việc ông Phan Minh Nguyệt, cựu Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội bị bắt giam đã khiến hàng loạt dự án bất động sản của Hadico bị đình trệ. Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Phan Minh Nguyệt (SN 1962, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cựu...