Chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân: “Nếu bạn đang được một phần lương, hãy tỏ lòng biết ơn, vì bạn vẫn còn khá hơn rất nhiều người vừa mất việc”
“Ai không đủ linh hoạt, không thay đổi thái độ cho phù hợp với thời thế, không đủ tâm để đồng cam cộng khổ cho sự sống còn của doanh nghiệp, người đó đương nhiên nên là người ra đi trước”, chuyên gia Nguyễn Phi Vân khẳng định!
Chuyên gia Nguyễn Phi Vân hiện là thành viên sáng lập và phát triển của Công ty World Franchise Associates khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia…
Nguyễn Phi Vân từng phụ trách các thương hiệu quốc tế thuộc tập đoàn Unilever, Nestlé, Abbott, San Miguel, Mastercard, Johnson & Johnson, Gloria Jean’s… và cũng là tác giả của hàng loạt đầu sách bán chạy như: “Quảy gánh băng đồng ra thế giới”, “Nhượng quyền khởi nghiệp”, và “Con đường ngắn để bước ra thế giới”.
Bày tỏ về tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra căng thẳng trên toàn thế giới và sự ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động làm ăn của nhiều doanh nghiệp cũng như đến miếng cơm manh áo của nhiều nhân viên, chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân chia sẻ nếu vẫn được đang hưởng một phần lương, bạn nên tỏ lòng biết ơn vì không ít người đã mất việc vì đại dịch này. Nội dung cụ thể chia sẻ như sau:
“COVID JDs
Hôm qua, gọi hỏi thăm đối tác ở Thái Lan xem ứng phó thế nào trong tình hình đóng cửa và hạn chế đi lại. Cô đối tác thở dài, bảo mới họp team xong, thông báo cắt giảm lương và giao việc mới để chạy mô hình online. Một số nhân viên phàn nàn, vì phải làm những việc không có ghi trong JD – Job Description – Bảng mô tả công việc, và họ phải làm nhiều thứ mới linh tinh, nhỏ nhặt, không xứng với vị trí họ được tuyển vào.
Cô nói, nếu tình hình diễn biến cứ như này thì ngân sách tiền mặt để trả lương chỉ còn khoảng 6 tháng. Rồi sẽ đến lúc phải đưa ra quyết định rất khó khăn về việc cắt giảm nhân sự, và cũng không có cách nào khoa học hơn là bắt đầu từ những nhân sự phàn nàn về JD.
Trong cái mùa mà doanh thu bằng không hoặc may mắn thì được 10-20% doanh thu trung bình, ai còn tâm trí nào nữa mà nói chuyện JD. Doanh nghiệp chết thì nhân viên đương nhiên mất job. Cho nên, JD mùa Covid đơn giản là làm tất cả những gì có thể, làm tất cả những gì được giao một cách nhanh nhất, tốt nhất, hiệu quả nhất, rồi tự nghĩ thêm và làm thêm cả những việc không được giao. What else can I do? What more can I do? Ai không đủ linh hoạt, không thay đổi thái độ cho phù hợp với thời thế, không đủ tâm để đồng cam cộng khổ cho sự sống còn của doanh nghiệp, người đó đương nhiên nên là người ra đi trước.
Nếu bạn vẫn đang được hưởng lương 100% cho đến ngày hôm nay, hãy tỏ lòng biết ơn, vì rất nhiều người khác không được hưởng cái phúc này. Nếu bạn đang được hưởng một phần lương, hãy tỏ lòng biết ơn, vì bạn vẫn còn khá hơn rất nhiều người vừa mất việc. Khi bóng tối đổ lên từng đường ngang ngõ hẹp, là lúc ta nên nhìn về ánh sáng để tìm đường. Xin hãy nhìn về nửa bên ánh sáng của cuộc đời. Và học cách biết ơn những gì mình đang có.”
Trước đó, chuyên gia Nguyễn Phi Vân cũng giãi bày trong giai đoạn khó khăn này, những ai còn có công việc để làm, có lương để hưởng cần phải chiến đấu hết mình vì đó là trận chiến sống còn của chính bản thân. Còn công việc là ít nhất chúng ta còn hạnh phúc hơn nhiều người bỗng nhiên bị mất việc trong giai đoạn này; vì thế, hãy trân quý công việc mình đang làm dù công việc đang gặp khó khăn hơn, có số lượng nhiều hơn giai đoạn trước.
Video đang HOT
“Trong thời khắc bất thường này, ai cũng phải xuất chiêu phi thường để tồn tại. Và đó không chỉ dừng lại ở những người doanh chủ. Nếu bạn đang đi làm thuê cho công ty, doanh nghiệp, xin các bạn hãy rất rõ ràng rằng, bạn thật ra đang chiến đấu cho bản thân chứ không phải vì công ty hay vì ai khác cả.
Thời khắc này, doanh nghiệp nào còn chuyển đổi mô hình nhanh, còn có doanh thu, còn vận hành kinh doanh được đều là cái phúc của doanh nghiệp đó, và là cái phúc của toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp đó. Là người đi làm thuê, chúng ta cần phải hiểu rằng, không có doanh thu đồng nghĩa với không có tiền để trả lương cho đội ngũ, đồng nghĩa với việc có thể phải cắt giảm nhân sự, đặc biệt là những nhân sự không có thái độ đánh trận, quyết liệt, sống còn cùng công ty. Do đó, chiến đấu đương nhiên là bạn đang chiến đấu cho bản thân, cho công việc, cho thu nhập của chính mình, không ai khác.
Đừng than tại sao mình phải làm thêm những việc mình chưa bao giờ phải làm. Đừng trách tại sao đổ thêm việc không liên quan tới bảng mô tả công việc lên người bạn. Đừng bực bội tại sao ép phải làm việc nhanh hơn, nhiều hơn, không còn 9-5 như trước. Trong thời đoạn bất thường này, nếu bạn không tự mình lớn lên và trở thành nhân sự phi thường để chiến đấu và tồn tại cùng công ty, bạn đang tự loại mình ra khỏi cuộc chơi.
Bạn không phải đang chiến đấu vì công ty đâu. Bạn đang chiến đấu vì bản thân mình đấy. Khi hiểu rất rõ vị thế này, có lẽ bạn sẽ làm việc và chiến đấu rất khác, vì điều đó liên quan đến sự sống còn của chính bạn, của gia đình bạn.
Tôi tâm sự những dòng này vì bản thân cũng đã từng đi làm thuê, cũng đã từng đối diện tất cả những cuộc chiến sống còn như cuộc chiến của bản thân, chưa bao giờ than phiền hay tính toán. Cuối cùng thì, chúng ta cũng chỉ làm việc cho chính bản thân mình, không ai khác. Và cuộc chiến này, sẽ còn dài, sẽ còn ảnh hưởng đến sự sống còn của chính bản thân ta, không ai khác. Bạn có dám đứng ra chịu trách nhiệm cho sự sống còn của chính bản thân không? Hay trước giờ và mãi mãi về sau, bạn vẫn đùn đẩy trách nhiệm sống còn của bản thân cho một ai đó khác?
Đây cuối cùng là cuộc chiến của chính bạn, là sự sống còn của chính bạn, không ai khác!”
PV
Chuyên gia Nguyễn Phi Vân nói về kỹ năng nhiều người trẻ Việt Nam rất tệ, dân công sở cũng "nhột" khi nghe xong
Mới đây, trên trang cá nhân, chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân đã có dịp chia sẻ những trăn trở của mình về một kỹ năng mà các bạn trẻ Việt rất yếu kém.
Nếu làm việc trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, chắc hẳn chị em công sở sẽ không cảm thấy quá lạ lẫm khi nghe đến cái tên Nguyễn Phi Vân - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhượng quyền tại Việt Nam.
Bà hiện là thành viên sáng lập và phát triển Công ty World Franchise Associates tại khu vực Đông nam Á, đồng thời cũng là Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, đại diện cho gần 1000 thương hiệu quốc tế tại châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời, bà cũng là Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia.
Nguyễn Phi Vân từng phụ trách các thương hiệu quốc tế thuộc tập đoàn Unilever, Nestlé, Abbott, San Miguel, Mastercard, Johnson & Johnson, Gloria Jean's... và cũng là tác giả của hàng loạt đầu sách bán chạy như: "Quảy gánh băng đồng ra thế giới", "Nhượng quyền khởi nghiệp", và "Con đường ngắn để bước ra thế giới".
Trên trang cá nhân của mình, nữ chuyên gia thường có những bài viết, chia sẻ vô cùng bổ ích, xuất phát từ kinh nghiệm thực tế nhằm giúp những cá nhân trong môi trường công sở có thêm kiến thức cũng như kỹ năng để hoàn thành tốt công việc.
Đơn cử, mới đây, trên trang cá nhân của mình, Nguyễn Phi Vân đã có dịp chia sẻ những trăn trở về sự thiếu hụt và yếu kém trong kỹ năng "briefing" (tóm tắt nội dung công việc) của nhiều bạn trẻ Việt. Cụ thể, cô viết:
"Một trong những kỹ năng rất tệ của bạn trẻ Việt Nam khiến tôi nổi cơn hoài, là kỹ năng briefing - chia sẻ thông tin định hướng cho người khác thực hiện một công việc hay nhiệm vụ nào đó.
Khi cần ai đó làm gì cho mình, điều quan trọng nhất phải làm tốt là briefing thật rõ, thật kỹ, thật đầy đủ và chi tiết tại sao làm, làm thế nào và làm gì, những điều cần lưu ý là gì và tại sao.
Trong rất nhiều lần trải nghiệm, tôi thường nhận được các kiểu briefing sơ sài, thiếu thông tin, đùa việc một cách vô trách nhiệm cho có cho xong, không hề bỏ chút thấu cảm vào để hiểu người khác cần gì, không hề bỏ chút tâm vào để hiểu người khác nhận thông tin như vậy thì có thực hiện công việc được hay không. Kết quả ngàn lần như một là vứt đi, trong khi hao phí bao nhiêu nguồn lực, nhân lực. Rảnh quá hả? Bày việc ép nhau làm chỉ để vứt đi?
Bạn nghĩ lại đi, khi ai đó briefing kiểu này, khiến bạn loay hoay, hoang mang không biết phải làm sao cho đúng thì bạn rơi vào cảm giác thế nào? Stress? Áp lực, hoảng hốt, mất tự tin? Out of nothing? Chẳng vì cái gì hết cả? Chi vậy? Thật vô tích sự khi bày biện ra sự vô hiệu quả không cần có.
Tất cả, giải quyết đơn giản chỉ bằng cách "put yourself in other people's shoes" - đặt chân mình vào giày người khác, hỏi bản thân mình brief vậy một người không phải là mình, chưa hiểu gì về đề tài hay dự án này, họ có hiểu và có thể triển khai tốt hay không. Tất cả sự vô hiệu quả, chỉ cần chút thấu cảm, chút kỹ năng nói hay viết rõ ràng, tự nhiên biến mất.
Cho nên, làm ơn đi, thứ nhất là luôn đặt mình vào vị trí người nhận. Thứ hai là dành thời gian suy nghĩ và briefing hiệu quả. Thêm 30 phút và rắc vào đó chút tâm, là bạn trở thành hero, cứu cả một mớ vô hiệu quả của cả tháng, cả tuần, cả đám emo - cảm xúc phóng đại tào lao vì cãi vã nhau của đội. Cuối cùng, bạn đi làm là để vui, để học, để thành công và phát triển, hay đi làm để xông pha vào những cuộc chiến vô tích sự cho hết một đời người?
Vậy đi nha. Bắt đầu từ hôm nay!".
Ngay sau khi được chia sẻ, bài đăng của Nguyễn Phi Vân đã thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Rất nhiều ý kiến đồng cảm đã được để lại bên dưới phần bình luận. Bên cạnh đó, có không ít lời cảm ơn được gửi đến nữ chuyên gia vì những kiến thức rất thiết thực và bổ ích này.
"Chuyện này cũng dễ mà các bạn trẻ cứ mắc hoài. Chỉ cần cẩn thận ghi lại, xem lại rồi sắp xếp lại mà vẫn cứ phải học hoài, học mãi 1 bài học. Bài học của chị rất bổ ích cho một tuần mới hứng khởi và hiệu suất".
"Em cũng dị ứng với mấy lớp đào tạo kỹ năng toàn nói những câu truyền cảm xúc (dạng như NPL) rồi bao biện là truyền cảm hứng hay năng lượng mới tích cực làm việc được. Công việc dễ thì đâu phải mất thời gian vô tích sự, còn việc khó thì nó không chọn những người nửa nạc nửa mỡ như thế".
"Em đồng ý! Ngoài ra thì theo em người take brief cũng cần có kỹ năng take brief, biết cách đặt câu hỏi để làm rõ những nhiệm vụ. Hai bên cùng phối hợp để tạo được hiệu quả tốt nhất".
Thế giới ngày một phẳng hơn và cơ hội để tất cả chúng ta có thể "quảy gánh băng đồng vươn ra thế giới" ngày một rộng mở. Tuy nhiên, để có thể làm được điều đó, việc đầu tiên mà chị em công sở chúng ta cần làm đó chính là trang bị cho bản thân những kỹ năng làm việc cơ bản để có thể đủ điều kiện đứng vào đường đua.
Theo Helino
Nữ sinh Quảng Nam vẽ tranh cảm ơn những "người hùng" chống dịch Covid-19 Hình ảnh các bác sĩ, y tá, người lính... thầm lặng chiến đấu với dịch bệnh Covid-19 đã được nữ sinh Quảng Nam tái hiện chân thực bằng tranh vẽ, để tỏ lòng biết ơn. Cô bạn Ngọc Anh (sinh năm 1999) hiện đang là sinh viên năm ba ĐH Kinh Tế - ĐH Đà Nẵng. Mới đây, Ngọc Anh đã khiến cộng...