Chuyên gia Nhi khoa chỉ ra 3 điều bố mẹ cần chú ý để trẻ khỏe mạnh bước vào năm học mới
“Để trẻ khỏe mạnh là cả một quá trình dài, và bố mẹ cần thực hiện thường xuyên để trẻ có được sức khỏe tốt nhất, sẵn sàng cho một năm học mới”, BS. Phí Văn Công (Khoa Hồi sức Cấp cứu Nhi- BV Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội) khẳng định.
Bươc vao năm hoc mơi cung la khoảng thời gian miền Bắc đang trong giai đoạn giao mùa, chuyển từ hạ sang thu, thời tiết cũng vì thế mà lạnh hơn còn miền Nam lại bước sang mùa mưa. Khoảng thời gian này trở thành nỗi sợ hãi cho các bố mẹ khi các bệnh về đường hô hấp, virus đường ruột, bệnh tay- chân- miệng hay sốt xuất huyết,… phát triển mạnh mẽ.
Cùng với đó, việc bước vào năm học mới sẽ khiến tre phai hoc tâp nhiêu hơn, nhiêu thoi quen phai thay đôi chuân bi vê dinh dương, thê chât va tăng cương sưc khoe trươc nhưng bênh thương găp ơ tre nho. Tất cả những điều này là lý do khiến bố mẹ không ngừng lo lắng về tình trạng thể chất ở trẻ nhỏ.
Liên quan tới vấn đề này, BS Nhi khoa Phí Văn Công đã có lời giải đáp cho những băn khoăn này của các bố mẹ, để giúp trẻ có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Trước tiên, BS. Phí Văn Công đặc biệt nhấn mạnh: “Các bố mẹ cần phải hiểu rằng, để con khỏe mạnh là kết quả phối hợp của nhiều biện pháp. Từ vệ sinh tay chân sạch sẽ, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng đến các hoạt động vận động thích hợp để làm quen với môi trường. Ngoài ra, bổ sung các sản phẩm tăng sức đề kháng cũng là một phần trong quá trình đó.
Do vậy, bố mẹ không nên quá trông đợi vào một sự chuyển biến rõ ràng về mặt thể chất của một đứa trẻ chỉ trong ngày 1, ngày 2.”
Để trẻ khỏe mạnh bước vào năm học mới, bố mẹ cần chú ý 3 điều dưới đây:
Việc vệ sinh tay chân rất quan trọng, cần tạo thành thói quen cho trẻ
Theo BS. Phí Văn Công, các bệnh đường hô hấp thì lây qua các giọt bắn, qua tiếp xúc trực tiếp, nhưng nhiều bệnh lại lây qua đường tay – miệng.
Ví dụ như: Bệnh tay- chân – miệng lây qua đường phân – tay – miệng. Theo đó, nếu một trẻ bị tay – chân – miệng khi đi đại tiện, virus sẽ lan ra ngoài môi trường, sau đó trẻ nhỏ bò trên sàn, cầm đồ chơi, rồi vô tình cho tay đó lên miệng, vậy là lây bệnh. Vì lý do này, bác sĩ Công đặc biệt nhấn mạnh việc cần thiết phải vệ sinh tay chân một cách thường xuyên và sạch sẽ để hạn chế tối đa sự lây truyền loại bệnh này.
Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để con phát triển tốt theo đúng lứa tuổi
Video đang HOT
“Đối với trẻ em hay người lớn, không phải cứ ăn nhiều thịt, nhiều cá hay thậm chí là nhiều đồ ăn vặt (những món mình thích) là sẽ tốt”- BS. Phí Văn Công nhấn mạnh.
Ở thời kỳ xã hội đang ngày càng phát triển văn minh và hiện đại như hiện nay, có lẽ việc cho con ăn uống đầy đủ dưỡng chất không phải là khó. Tuy nhiên, việc chắt lọc thông tin cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn. Bởi lẽ đó, các mẹ thường dễ mắc sai lầm trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho con.
“Điều quan trọng trong dinh dưỡng nằm ở cân bằng. Một bữa ăn bình thường cần đảm bảo đủ 3 thành phần chính: Protein (thịt), Lipid (mỡ), Cacbohydrat (tinh bột). Ngoài ra cần thêm rau, củ, hoa quả để bổ sung thêm vitamin và uống nhiều nước. Một số thực phẩm hiện nay, các nhà sản xuất cũng cố gắng tìm hiểu các chất giúp tăng đề kháng tự nhiên để bổ sung vào”, BS. Phí Văn Công chia sẻ.
Điều quan trọng trong dinh dưỡng nằm ở sự cân bằng giữa các bữa ăn và các loại chất khác nhau.
Trong vấn đề này, BS Công cũng nhấn mạnh một điều đáng ngại trong cuộc sống hiện nay chính là ăn vặt. Nhiều người đang cho con mình ăn vặt quá nhiều với các loại đồ ăn, đồ uống khác nhau như bim bim, nước ngọt, kẹo, bánh… Thật không may, những thứ đồ ăn uống rất được trẻ yêu thích này đều là đồ không tốt cho sức khỏe. Bởi khi nạp những loại đồ ăn, đồ uống này vào cơ thể cũng là lúc dạ dày phải hoạt động liên tục.
Không chỉ thế, đây cũng chính là nguyên nhân khiến con trẻ không có cảm giác đói, từ đó cảm giác thèm ăn cũng dần biến mất và đương nhiên cũng không thấy thèm ăn vào mỗi bữa chính.
Từ đó có thể thấy việc cân đối các bữa ăn với đủ chất đạm, béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất, trái cây tươi, sạch… cũng chính là góp phần vào việc tăng cường sức đề kháng.
Quá trình học tập đòi hỏi trẻ phải vận dụng nhiều đến trí óc và giai đoạn này cũng là giai đoạn vàng để trẻ phát triển chiều cao, thể chất. Do vậy, phụ huynh cần bổ sung dinh dưỡng giúp bổ não, tăng cường trí nhớ bằng thực phẩm hữu ích, tăng cường trí não cho trẻ là cá, trứng, thịt, tôm, uống 2 ly sữa không đường, ăn rau xanh, quả chín, uống đủ nước, không nên ăn quả quá ngọt, không uống nước ngọt có ga, không ăn bim bim…
Vận động thường xuyên, đúng cách
Không phải tự nhiên mà Tổ chức Y Tế Thế Giới có hướng dẫn, khuyên bố mẹ không nên để trẻ ngồi một chỗ nhiều, không nên tiếp xúc với màn hình điện tử nhiều, rằng tuổi này thì cần vận động ít nhất bao nhiêu phút (trẻ từ 2 đến 5 tuổi cần ít nhất 180 phút vận động mỗi ngày), đồng thời luôn “đính kèm” thêm câu vận động càng nhiều càng tốt.
Bởi, việc vận động làm hệ tim mạch hoạt động nhiều hơn, hệ hô hấp hoạt động nhiều hơn, quá trình trao đổi chất và đào thải chất cũng mạnh hơn, não bộ phát triển tốt hơn… Cơ thể vì thế mà phát triển mạnh khỏe hơn. Tất nhiên, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Trẻ nhỏ có thể chỉ cần hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp với độ tuổi và sức lực của trẻ.
Cuối cùng, BS. Phí Văn Công khuyến cáo: “Để trả lời câu hỏi nên làm gì để con em đỡ ốm khi quay lại trường rất khó. Việc giữ vệ sinh, cải thiện môi trường sống sạch sẽ hơn có thể làm sớm và thấy hiệu quả ngay. Dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, tích cực cho con vận động các hoạt động phù hợp lứa tuổi thì nên làm và hiệu quả thấy về lâu dài. Để cơ thể trẻ khỏe mạnh là cả một quá trình dài.”
7 thói quen tưởng vô hại mà nhiều người vẫn làm hằng ngày, hóa ra có thể gây ảnh hưởng sức khỏe rất nhiều
Những thói quen này không những không mang lại kết quả tốt đẹp mà còn gây hại cho chúng ta.
1. Uống nhiều nước
Chúng ta được khuyên nên uống nhiều nước: ít nhất 8 ly mỗi ngày. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy uống quá nhiều nước có thể gây ra các bệnh về thận và não. Đồng thời, uống quá nhiều nước có thể làm giảm mức điện giải trong cơ thể, gây ra tình trạng hạ natri máu.
2. Đi dép xỏ ngón
Nhiều người nghĩ rằng đi dép xỏ ngón nhẹ và thoáng sẽ giúp chúng ta không cần phải đi giày dép hàng ngày. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, dép xỏ ngón rất khó đi trên các bề mặt rắn. Chỉ nên đi dép xỏ ngón khi đi bộ trên cát hoặc cỏ.
3. Dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày
Dọn dẹp nhà cửa là một thói quen rất tốt. Tuy nhiên, sử dụng chất tẩy rửa và chất làm sạch hóa học để lau dọn nhà cửa thường xuyên thì không tốt chút nào. Các chất tẩy rửa gia dụng chứa nhiều thành phần hóa học có thể gây cay mắt, nhức đầu và các bệnh về đường hô hấp.
4. Cố gắng giảm cân
Gầy đi không tốt như bạn tưởng. Ví dụ, những người ăn nhiều mà không tăng cân có thể tích trữ mỡ quanh tim và gan, mắc các bệnh nguy hiểm.
Người gầy có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn trong mùa đông. Ngoài ra, theo kết quả của hơn 100 dự án nghiên cứu, những người gầy có nguy cơ tử vong tương đương với những người tăng cân.
5. Ngủ trưa
Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có vẻ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số nhà khoa học tin rằng nó có thể gây ra một số bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, giấc ngủ trưa dài sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và hoạt động của não bộ.
6. Chạy trên máy chạy bộ
Máy chạy bộ là một trong những thiết bị luyện tập phổ biến, giúp loại bỏ lượng calo dư thừa. Tuy nhiên, chạy trên máy chạy bộ trong thời gian dài có thể gây hại cho xương khớp.
Để tránh điều này, bạn nên thực hiện một số bài tập tăng cường cơ bắp kết hợp với chạy bộ trên máy. Điều này không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn giúp cơ bắp khỏe mạnh.
7. Súc miệng bằng nước
Theo nha sĩ, không nên súc miệng bằng nước sau khi đánh răng vì nó có thể rửa trôi lớp flo bảo vệ răng. Tốt nhất hãy súc miệng bằng các dung dịch đặc biệt không chứa cồn.
Bệnh tay - chân - miệng: tăng cường theo dõi, phát hiện kịp thời, hạn chế tử vong Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay - chân - miệng (TCM) tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có trường hợp tử vong. Ảnh minh họa Bệnh TCM do một nhóm virus thuộc nhóm virus đường ruột...