Chuyên gia Nhật: Nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn coi Việt Nam là cơ sở sản xuất, nhưng thực tế đất nước này đang phát triển ở tầm cao hơn!
Ông Hironobu Kitagawa, Phó Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) trong cuộc phỏng vấn của TTXVN tại Tokyo đã đánh giá cao nỗ lực cải thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam.
Đánh giá về các thành tựu phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam sau 45 năm thống nhất đất nước, đặc biệt trong quá trình Đổi mới, ông Hironobu Kitagawa nhận xét bằng từ “mạnh mẽ”.
GDP Việt Nam đã tăng 50 lần trong tính từ năm 1986 đến năm 2018, từ 5 tỷ USD khi bắt đầu Đổi mới lên 245 tỷ USD.
“Đó là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). So với tốc độ tăng trưởng GDP xấp xỉ 2,5 lần của Nhật Bản trong cùng giai đoạn, chúng ta có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh như thế nào”, ông nói.
Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này, theo ông, đó là thành công trong việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tới nước này và mở rộng hoạt động xuất khẩu.
Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chưa bằng 1/10 của Malaysia hay Thái Lan. Tuy nhiên, vào năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên hơn 240 tỷ USD, bắt kịp các quốc gia láng giềng.
Video đang HOT
Ông nhấn mạnh các nỗ lực của Việt Nam nhằm cải thiện chính sách thương mại quốc tế bằng cách theo sát các xu hướng trên thế giới đã được các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao.
Đáng chú ý, các nỗ lực này bao gồm việc đưa vào thực thi Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ, gia nhập Tổ chức WTO và tham gia Hiệp định CPTPP.
“Các nỗ lực của Việt Nam nhằm tạo nền tảng cho một môi trường đầu tư mở cho hàng loạt quốc gia và khu vực, như việc tổ chức Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, nơi các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản thảo luận với chính phủ của hai nước, hay Diễn đàn VBF với sự tham gia của các doanh nghiệp phương Tây, cũng góp phần không nhỏ vào các nỗ lực này”, ông bình luận.
Trong cuộc khảo sát về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản ở châu Á và châu Đại Dương do JETRO tiến hành trong năm 2019, các doanh nghiệp Nhật đánh giá Việt Nam cao nhất trong khối ASEAN khi có tới 63,9% trong số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ dự định sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại nước này.
“Về môi trường đầu tư, quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng và sự ổn định chính trị và xã hội là hai nhân tố được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao nhất”, ông cho biết và nhận định: “Có thể coi đây là lời khen ngợi về sự ổn định trong chính sách mở cửa nền kinh tế của Việt Nam với các quốc gia khác và hệ thống quản trị của nước này”.
Tuy nhiên, có 61,1% doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát trên bày tỏ quan ngại về vấn đề “ chi phí nhân công tăng”, 42,6% quan ngại về vấn đề “quản trị chính sách không rõ ràng của chính quyền địa phương” và 38,6% lo ngại về vấn đề “tỷ lệ nhân viên chuyển việc cao”. Đây chính là các nhân tố đứng đầu trong danh sách “các rủi ro liên quan tới môi trường kinh doanh”.
Mặt khác, cho dù các doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát chỉ ra rằng các rủi ro liên quan tới các thủ tục hành chính đã giảm, nhưng khi được hỏi về các rủi ro trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn nêu ra một số rủi ro như việc giảm các ưu đãi đầu tư hay tình trạng thiếu điện. Do vậy, việc giải quyết từng quan ngại này sẽ giúp tạo điều kiện cho việc tiếp tục đầu tư và mở rộng các dự án.
Nói thêm, ông Hironobu Kitagawa cho biết: “Mặc dù cho đến thời điểm này, các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản, vẫn coi Việt Nam là cơ sở sản xuất nhưng tôi cho rằng Việt Nam đang phát triển ở tầm cao hơn”. Theo đó, ông lưu ý về việc cần nhận thức rõ tiềm năng của sự hợp tác thông qua việc kết hợp trí thức của Nhật Bản và Việt Nam.
Các cơ sở kinh doanh dược triển khai biện pháp ứng phó với COVID-19
Các đơn vị phải bố trí kịp thời cán bộ có trình độ tương đương thay thế trong trường hợp các cán bộ chủ chốt, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược... dương tính với virus SARS-CoV-2.
Cán bộ Đội QLTT thành phố Ninh Bình kiểm tra mặt hàng khẩu trang. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Bộ Y tế vừa có công văn 2352/BYT-QLD gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc về hướng dẫn biện pháp ứng phó tại cơ sở kinh doanh dược giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19.
Theo công văn, hiện nay, tình hình dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Trong nước dịch có nguy cơ lây nhiễm đối với người lao động tại các cơ sở lao động, các khu công nghiệp và các cơ sở kinh doanh dược.
Để cụ thể hóa các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) đã xây dựng hướng dẫn biện pháp ứng phó tại các cơ sở kinh doanh dược trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19.
Hướng dẫn áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản, cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc; người làm việc tại các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản, cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc.
Các cơ sở cần thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhân viên phải cách ly.
Cụ thể như bố trí cho nhân viên sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà, có kế hoạch bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp làm việc luân phiên để duy trì hoạt động của cơ sở trong cả trường hợp cơ sở có người bị dương tính với virus SARS-CoV-2 hoặc bị cách ly theo quy định.
Các đơn vị phải bố trí kịp thời cán bộ có trình độ tương đương thay thế trong trường hợp các cán bộ chủ chốt, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng thuôc, thủ kho... dương tính với virus SARS-CoV-2 hoặc bị cách ly theo quy định.
Đồng thời, các đơn vị xây dựng các quy trình thao tác chuẩn (SOP) hướng dẫn cách ứng phó đối với trường hợp nguy cấp xảy ra.
Các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần chủ động lên phương án sản xuất, kinh doanh, phân phối thuốc để phòng trường hợp có kho thuốc phải cách ly, nhân viên hoặc người lao động bị dương tính với virus SARS-CoV-2 nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mọi tình huống.
Các đơn vị chủ động liên hệ với các cơ sở có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bảo quản thuốc để thuê kho để phòng trường hợp cơ sở bị trong khụ vực cách ly; thực hiện chuyển thuốc đến kho đáp ứng GSP khác trước khi chuyển đến các cơ sở khám, chữa bệnh hoặc cơ sở bán lẻ thuốc, trong đó ưu tiên các thuốc thiết yếu phòng chống COVID-19.
Các đơn vị xây dựng kế hoạch phân chia hàng hóa thành các khu vực, đặc biệt lưu ý đối với các loại hàng hóa phục vụ cho yêu cầu chống dịch COVID-19; có kế hoạch bố trí khu vực thực hiện khử trùng thuốc, nguyên liệu làm thuốc để trong khu vực có người bị dương tính với virus SARS-CoV-2 để đảm bảo thuốc, nguyên liệu làm thuốc không bị nhiễm virus gây bệnh COVID-19 trước khi luân chuyển đến kho bảo quản đã được đánh giá đáp ứng GSP khác.
Trong trường hợp khu vực bảo quản đáp ứng GSP hạn chế, cơ sở phải có kế hoạch ưu tiên luân chuyển thuốc phục vụ phòng chống COVID-19 đến kho đáp ứng GSP để đảm bảo không thiếu thuốc cho phòng chống dịch...
Hướng dẫn cũng chỉ rõ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc; trường hợp cơ sở có nhân viên dương tính với virus SARS-CoV-2; trường hợp cơ sở kinh doanh nằm trong khu vực bị cách ly; trường hợp cơ sở vận chuyển hàng hóa đi qua vùng dịch.../.
Doanh nghiệp thời Covid-19 biến "nguy" thành "cơ" Nhiều doanh nghiệp năng động sáng tạo trong việc thay đổi, chuyển đổi nguồn cung thị trường, chu trình sản xuất và cách thức sản xuất... Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp (DN) hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là dịp để các...