Chuyên gia Nhật Bản đánh giá lợi ích từ việc tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em
Vaccine phòng COVID-19 dành cho trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi và loại đặc hiệu đối với biến chủng BA.5 đã được Chính phủ Nhật Bản phê duyệt.
Trong bối cảnh làn sóng dịch lần thứ 8 tại Nhật Bản có thể xảy ra trong tương lai, các chuyên gia cho rằng tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa vô cùng quan trọng.
Trẻ em được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản ngày 26/2/2022. Ảnh: Mainichi Japan
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Giáo sư Akihiko Saito thuộc Đại học Niigata, người am hiểu về các bệnh truyền nhiễm và vaccine, nói rằng cho đến nay không có mối lo ngại nghiêm trọng về hiệu quả hoặc độ an toàn của vaccine. Tuy nhiên, số lượng trẻ em được điều tra còn ít và cần phải thu thập và phân tích thêm dữ liệu.
Video đang HOT
Theo Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nghiễm quốc gia Nhật Bản, năm 2022 đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong do COVID-19 là trẻ em khỏe mạnh dưới 4 tuổi. Mặc dù nhiều trẻ em mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ, song cũng có trường hợp trẻ không có bệnh nền nhưng vẫn bị biến chứng nặng sau khi mắc COVID-19 và những trường hợp này thường tập trung nhiều ở trẻ nhỏ tuổi. Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng quan ngại về trường hợp xuất hiện các bệnh về não cấp tính sau khi mắc COVID-19 và tình trạng này có thể tăng lên cùng với số trẻ mắc COVID-19 gia tăng. Bệnh về não cấp tính có thể là nguyên nhân gây ra tử vong hoặc di chứng sau này cho trẻ.
Trên cơ sở dữ liệu về số ca tử vong ở độ tuổi nhỏ, dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và dữ liệu sau khi tiêm chủng tại Mỹ, Giáo sư nhi khoa tại Đại học Nagasaki, Hiroyuki Moriuchi cho rằng lợi ích từ việc tiêm chủng loại vaccine này là lớn. Ông cũng cho rằng cần chú ý đến phản ứng phụ sau tiêm chủng đối với những trẻ có bệnh nền so với các trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, ông cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng sau khi mắc COVID-19 là cao và việc thảo luận với bác sĩ về sự cần thiết khi tiến hành tiêm chủng vaccine cho trẻ là rất quan trọng.
Hiện Nhật Bản đang lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch cúm mùa vào mùa Đông, đồng thời với dịch COVID-19. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội Nhật Bản đã cho phép tiêm chủng đồng thời hai loại vaccine là cúm mùa và COVID-19.
Hiện tại, biến chủng đang lưu hành chủ yếu tại Nhật Bản là BA.5 và kể từ tháng 9/2022, Nhật Bản bắt đầu triển khai tiêm chủng vaccine phòng ngừa Omicron. Vaccine đặc hiệu với Omicron được phát triển trên cơ sở thông tin di truyền của virus thuộc biến chủng BA.1 đời đầu, tuy nhiên thực tế hiệu quả phòng ngừa đối với BA.1 lại thấp hơn nhiều so với BA.5.
Giáo sư virus học lâm sàng thuộc Đại học Kitasato, Tetsuo Nakayama cho biết ý nghĩa của vaccine là ngăn ngừa diễn biến trầm trọng của bệnh viêm phổi và các bệnh khác, ngay cả khi đã mắc bệnh. Trong làn sóng dịch thứ 7 tại Nhật Bản, nhiều trường hợp có triệu chứng nhẹ song vẫn tử vong do bệnh nền chuyển biến xấu. Do đó, điều quan trọng là ngăn chặn sự lây nhiễm và khởi phát. Vaccine phòng ngừa BA.5 được kỳ vọng mang lại hiệu quả dự phòng chống dịch cao.
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ vẫn tiếp tục lây lan trên thế giới
Theo trang thông tin chính thức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kể từ đầu năm 2022 đến nay, WHO đã nhận được báo cáo về sự xuất hiện của dịch đậu mùa khỉ tại 106 quốc gia thành viên ở tất cả 6 khu vực của tổ chức này.
Kiểm tra y tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ tại sân bay quốc tế ở Chennai, Ấn Độ, ngày 3/6/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cụ thể, tính đến ngày 4/10, có tổng cộng 68.900 ca mắc đậu mùa khỉ được xác nhận và 3.203 ca nghi mắc. Theo báo cáo của WHO, thế giới đến nay ghi nhận 26 ca tử vong vì căn bệnh này.
Mỹ là nước có số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ cao nhất thế giới với hơn 26.000 ca tính đến ngày 3/10. Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết California là bang có số ca mắc đông nhất của nước này với 5.010 ca, tiếp sau là New York (3.948 ca), Florida (2.543 ca).
CDC Mỹ khẳng định trong tương lai gần, dịch bệnh này chưa thể xóa sổ tại Mỹ, song hiện nay mức độ lây lan đang dần chậm lại nhờ chương trình tiêm chủng vaccine phòng bệnh được mở rộng và người dân được nâng cao nhận thức về cách phòng tránh bệnh.
Mặc dù virus gây bệnh đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm từ động vật sang người, song các chuyên gia y tế nhấn mạnh sự lây lan toàn cầu gần đây là do tiếp xúc gần với người bệnh. Các triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, phát ban hoặc tổn thương da. Bệnh đậu mùa khỉ gây ra các nốt phát ban giống như bệnh đậu mùa và để lại sẹo, chủ yếu ở mặt, hậu môn và bộ phận sinh dục. Những người mắc bệnh có thể lây lan cho người khác khi đã xuất hiện các triệu chứng và virus lây lan qua chất dịch cơ thể (mủ hoặc máu từ các tổn thương da) và các vật dụng mà người mắc bệnh sử dụng.
Singapore phê duyệt thêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngày 29/9, vaccine Comirnaty phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer đã được cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi tại Singapore. Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Cơ quan Khoa học Y tế Singapore (HAS), phác đồ tiêm chủng cơ bản ở nhóm tuổi này sẽ...