Chuyên gia nhận định mục đích của Nga khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine
Giới quan sát đã tìm cách “giải mã” mục tiêu thực sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Sputnik).
Tên lửa và đạn pháo của Nga bắt đầu rơi xuống các thành phố của Ukraine hôm 24/2 ngay sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt cả trên bộ và trên không vào Ukraine. Một ngày sau đó, Ukraine cáo buộc các đơn vị quân sự đầu tiên của Nga đã tiến vào thủ đô Kiev.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng của họ đã “hoàn thành xuất sắc” các mục tiêu trong ngày đầu tiên triển khai chiến dịch. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng của nước này đã phá hủy tổng cộng 211 cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine, trong đó có 11 sân bay. Các thành phố Konotop và Sumy ở Đông Bắc Ukraine cùng với một số thành phố gần biên giới như Chernigov cũng đã bị quân đội Nga bao vây.
Theo SCMP, Danil Bochkov, một thành viên của Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga, nhận định Tổng thống Putin có thể đang tìm cách thay đổi chính quyền Ukraine sang chính quyền thân Nga. Chiến dịch của Nga tại Ukraine được dự đoán sẽ diễn ra chóng vánh, như chiến dịch quân sự kéo dài 12 ngày ở Gruzia năm 2008 và sáp nhập bán đảo Crimea trong một tháng vào năm 2014.
Video đang HOT
Trước khi công nhận 2 vùng lãnh thổ ly khai tại Đông Ukraine, Nga từng công nhận nền độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia, 2 khu vực ly khai ở Gruzia, sau khi xảy ra cuộc xung đột ngắn với Gruzia vào năm 2008.
Chuyên gia Bockhov cho rằng, một số cuộc bầu cử có thể được tổ chức sau khi chiến dịch của Nga kết thúc, với điều kiện chính quyền mới đồng ý theo đuổi chính sách thân thiện với Nga và không đưa Ukraine gia nhập NATO.
Đống đổ nát của một ngôi nhà sau trận pháo kích của Nga tại Kiev, Ukraine hôm 24/2 (Ảnh: AP).
Các nhà phân tích quân sự cho biết, mục tiêu cuối cùng của Nga không phải là kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Ukraine, mà duy trì nước này như một vùng đệm giữa phương Tây và Nga.
“Quân đội Nga chủ yếu nhắm mục tiêu vào một số cơ sở chiến lược nhất định, điều này cho thấy ông Putin đang sử dụng cách tiếp cận hạn chế và ông ấy cần tìm thêm các quân bài thương lượng cho các cuộc đàm phán trong tương lai”, Zhou Chenming, nhà nghiên cứu tại Viện khoa học và công nghệ Yuan Wang ở Bắc Kinh, cho biết.
Nhà bình luận Ni Lexiong tại Thượng Hải cũng cho rằng mục tiêu của Tổng thống Putin không phải là kiểm soát Kiev, vì việc thủ đô của một quốc gia có chủ quyền sẽ chỉ làm tổn hại đến hình ảnh quốc tế của Nga.
Andrei Chang, tổng biên tập tạp chí Kanwa Defence Review tại Canada, cho biết quy mô của hoạt động quân sự trên bộ cho thấy quân đội Nga không tiến hành một chiến dịch quân sự quy mô lớn. Điều này cho thấy mục đích của Tổng thống Putin không phải là kiểm soát toàn bộ Ukraine.
“Chiến dịch không thể kéo dài quá lâu. Nó sẽ phát triển theo hướng tương tự chiến dịch quân sự Nga – Gruzia. Ông Putin hiểu rằng cả châu Âu không thể chấp nhận các cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào hơn chục thành phố ở Ukraine. Ông ấy muốn chấm dứt chiến dịch càng sớm càng tốt”, nhà bình luận Chang nói.
Ukraine sẵn sàng đàm phán với Nga về lập trường trung lập
Ukraine muốn hòa bình và sẵn sàng đàm phán với Nga, bao gồm cả về lập trường trung lập liên quan đến Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tuyên bố trên được cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak đưa ra ngày 25/2 trong bối cảnh Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự tại miền Đông Ukraine.
Cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak. Ảnh: Ukrainian Presidents Office/TTXVN
Trao đổi với hãng tin Reuters, ông Podolyak nêu rõ nếu có khả năng, hai bên nên tổ chức các cuộc đàm phán. Ông cũng để ngỏ khả năng sẵn sàng đàm phán với Nga về lập trường trung lập nếu Moskva muốn điều này. Ông nhấn mạnh tinh thần sẵn sàng đối thoại của Ukraine là một phần trong nỗ lực bền bỉ "theo đuổi hòa bình".
Ukraine hiện không phải là thành viên của NATO hay Liên minh châu Âu (EU) dù trước đó nước này đã bày tỏ mong muốn gia nhập cả hai liên minh này. Trước đó, trong phát biểu ngày 24/2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga không loại trừ khả năng đối thoại Ukraine nếu như Kiev sẵn sàng.
Điện Kremlin thông báo đã lưu ý việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẵn sàng thảo luận về khả năng cam kết trung lập của Kiev, song cho biết Moskva hiện chưa thể nói gì về cuộc đàm phán có thể diễn ra giữa lãnh đạo hai nước này.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay Nga sẽ xem xét lời đề nghị của Tổng thống Zelensky, đồng thời nhấn mạnh kỳ vọng của Moskva đối với Kiev vẫn không thay đổi.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho hay Moskva sẵn sàng đối thoại với Kiev vào mọi thời điểm với điều kiện binh sĩ Ukraine chịu hạ vũ khí. Ông Lavrov nhấn mạng Nga không có ý định chiếm đóng Ukraine và mục đích của chiến dịch quân sự này là nhằm phí quân sự hóa Ukraine và bảo vệ dân thường ở miền Đông Ukraine.
Moskva lâu nay vẫn yêu cầu những sự đảm bảo rằng Ukraine sẽ không bao giờ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoặc cho phép liên minh quân sự này triển khai quân đội và vũ khí trên lãnh thổ quốc gia Đông Âu này.
SIPRI cảnh báo vòng xoáy tái vũ trang liên quan cuộc khủng hoảng ở Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) - ông Dan Smith - đã cảnh báo về một vòng xoáy tái vũ trang do những diễn biến mới nhất trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Xe quân sự của Nga được triển khai ở vùng Rostov, miền Nam Nga, giáp với Cộng hòa nhân...