Chuyên gia Nguyễn Phi Vân: “Sếp có tâm sẽ tiễn ngay khi nhân viên thật lòng muốn đi”
“Ai mở lời nói ‘em muốn đi’ thì tiễn đi ngay. Đặc biệt là, khi thấy bạn nào chọn sai nghề, làm chưa đúng việc, đi làm mà khổ sở thì nói luôn là bạn nên nghỉ và nên theo đuổi việc gì, ngành gì cho phù hợp để thăng tiến sau này”.
Có một câu nói, chẳng biết tác giả là ai, tuy nhiên, nội vi anh chị em công sở vẫn hay truyền tai nhau rằng: “Một người nhân viên từ bỏ công việc, thường không phải do bản chất của công việc hay môi trường mà là do người sếp của mình”.
Câu nói này có thể đúng, cũng có thể chưa thật sự chuẩn xác nhưng nó ít nhiều vô tình tạo nên một áp lực vô hình đặt nặng lên đôi vai của những người làm sếp. Để rồi, khi có nhân viên vào phòng nói về chuyện “rời đi”, nhiều người không cần tìm hiểu rõ nguyên nhân mà chỉ một mực níu giữ.
Vậy đâu là cách mà một người sếp nên làm khi nhân viên mình chia sẻ câu chuyện “bỏ việc”. Vừa mới đây, trên trang cá nhân của mình, chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân đã có dịp chia sẻ câu chuyện hay về cách thức quản trị nhân sự mà yếu tố cốt lõi đó chính là “không giữ người”. Cụ thể, chị chia sẻ:
“Quản trị nhân sự là không giữ nhân sự!
Ý kiến cá nhân là vậy đó. Cả đời (tôi) đi làm thuê, làm chủ, chưa bao giờ giữ nhân sự. Luôn cố gắng tạo ra một không gian nhiều cơ hội học hỏi, vui, chân thành, mang lại giá trị xã hội, rồi ai bị hút vô đó thì làm chung. Ai mở lời nói em muốn đi thì tiễn đi ngay. Đặc biệt là, khi thấy bạn nào chọn sai nghề, làm chưa đúng việc, đi làm mà khổ sở thì nói luôn là bạn nên nghỉ và nên theo đuổi việc gì, ngành gì cho phù hợp để thăng tiến sau này.
Với tôi, mỗi con người có duyên gặp gỡ trong đời là một cá thể có tiềm năng khác nhau, và nhiệm vụ của tôi là nếu nhìn thấy điều gì tốt nhất cho họ thì sẽ nói thật. Tôi không giữ người. Tôi chọn phát triển con người, dù điều đó có nghĩa là họ không nên làm việc với tôi.
Một người sếp có tâm là người nhìn ra khả năng, tiềm năng, hướng phát triển của nhân viên và đưa ra lời khuyên cần thiết cho hành trình phát triển của cá nhân đó. Công ty chỉ là một chiếc xe trong một giai đoạn nào đó của cuộc sống.
Khi người ta chưa phù hợp, không thích, chưa đủ khả năng, hoặc dư khả năng để lái chiếc xe đó, giữ là gây đau khổ cho cả đôi bên. Quan hệ giữa con người với nhau là quan hệ cả đời. Và đường đời sẽ giao nhau theo nhiều ngả khác nhau. Hợp tan rồi lại hợp.
Mỗi công việc, công ty, tổ chức ta dừng chân ghé qua trên hành trình cuộc sống giống như một ga tàu. Ở đó, ta dừng lại để học, để thử sức, để hoàn thành một mục tiêu đặt ra trong đời. Làm hết mình, trao hết tâm, học hết những gì có thể, rồi bước tiếp. Bước tiếp, không có nghĩa là đốt cháy chiếc cầu ở phía sau.
Video đang HOT
Bước tiếp, là tiếp tục phát triển bản thân, là cho phép mình thử sức và học hỏi ở môi trường mới, là lớn lên để làm được nhiều điều tốt đẹp hơn, hoặc lùi lại để đắp nền móng còn chưa vững chắc.
Chọn xe nào, chọn ga nào, chọn lùi lại, tiến lên hay dừng chân, tất cả đều kết nối với mục tiêu cuộc đời của cá nhân, với cách bạn định vị mình là ai, sẽ làm được gì và cần gì để thực hiện được điều đó trong cuộc đời này. Đi hay ở, vì vậy chưa bao giờ là bài toán khó. Khó, là dành thời gian để hiểu ra nơi cần đến trong cuộc sống”.
Ngay sau khi vừa được đăng tải, bài đăng của Nguyễn Phi Vân đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Rất nhiều bình luận bày tỏ ý kiến cũng như quan điểm đã được để lại bên dưới:
“Một nhà lãnh đạo giỏi thì chỉ ra cái đích để nhân viên vươn tới. Một nhà quản lý giỏi sẽ biết cách làm nhân viên phát huy hết sức mạnh trong khả năng của họ. Em hoàn toàn đồng ý với chị”.
“Nói ra thì sợ cười chê, em đã từng rơi vào hoàn cảnh như Cô vừa kể. Cảm ơn Cô đã chia sẻ, em sẽ ghi nhớ bài học!”.
“Trước đây khi chưa vững chưa tin vào mình, em khá bối rối nếu nhân sự nghỉ hay làm mình làm mẩy… Giờ thì tốt rồi, ga tiếp theo đang chờ bạn, anh chỉ đồng hành được tới đây”.
Thật vậy, một người sếp tốt, lãnh đạo tốt là người tạo mọi điều kiện cũng như khoảng trống để nhân viên mình có thể phát triển hết mức trong khả năng, trong đó có cả việc rời đi tìm bến đỗ mới. Cuộc đời là những lần gặp mặt, tan hợp và rồi hội ngộ, ai cũng có con đường riêng phải đi và việc được đồng hành cùng nhau trên một chặng nào đó của cuộc đời là đã quá đỗi may mắn cho cả đôi bên. Níu giữ vốn chẳng có ít gì khi tâm người đã quyết.
Đôi nét về chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân:
Nguyễn Phi Vân là thành viên sáng lập và phát triển Công ty World Franchise Associates khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia – công ty đại diện cho hơn 1000 thương hiệu quốc tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chị còn là cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia.
Ngoài ra, chị còn là tác giả của 1 quyển sách về nhượng quyền nổi tiếng, 1 quyển mô tả toàn cảnh về bức tranh nền kinh tế thế giới. Hơn 20 năm bước vào thị trường quốc tế, chị Nguyễn Phi Vân giờ đây không chỉ đạt được thành công trên thương trường mà còn trở thành người truyền lửa cho thế hệ kế tiếp tự tin bước ra thế giới.
Theo Trí Thức Trẻ
Để thành công, dân công sở nên học theo "3 khẩu quyết" rèn luyện tính chủ động của chuyên gia Nguyễn Phi Vân mỗi ngày
Tính chủ động là chìa khoá giúp dân công sở nâng cao trách nhiệm trong công việc cũng như rèn luyện được khả năng quản trị.
"Chủ động là làm điều gì đó mà không cần phải yêu cầu"- Victor Hugo. Bên cạnh năng động, sáng tạo; chủ động là một trong những yếu tố quyết định thành công của một nhân viên văn phòng. Người có tính chủ động thường biết cách hoàn thành công việc được giao một cách nhanh chóng, tối đa hoá giá trị bản thân cũng như góp phần nâng cao chất lượng công việc.
Vậy sự chủ động hay tính chủ động có phải là một yếu tố bẩm sinh? Có khó hay không và làm thế nào để mỗi cá nhân có thể rèn luyện cho mình một tinh thần chủ động? Tất cả những câu hỏi về tính chủ động đã được chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân trả lời trong bài chia sẻ gần đây của bản thân mình trên mạng xã hội. Cụ thể, chị viết:
"RÈN LUYỆN TÍNH CHỦ ĐỘNG
Hôm qua chia sẻ bài "Loài quá khứ" xong thì rất nhiều bạn trẻ comment và inbox hỏi, giờ em cần làm gì để rèn luyện tính chủ động. Hôm nay viết đạo bùa này cho mấy bạn dán ngay trước chỗ ngồi làm việc để trừ tà nè nha. Đề nghị đọc mỗi khi nhận việc và đọc 1 lần trước khi bắt đầu ngày mới để tăng sức đề kháng. Thứ gì đã thành thói quen thì cũng phải dùng thói quen để chữa. Cứ ép thói quen cũ ra, chen thói quen mới vào mỗi ngày là sẽ được.
Mỗi khi được giao và bắt đầu 1 công việc mới, tôi kiên quyết thực hiện ba điều sau:
1. Thái độ khi được giao việc: I own this task - tôi là chủ sở hữu công việc này. Mọi trách nhiệm thành bại của công việc này, tôi là người chịu trách nhiệm. Nếu việc không xong là trách nhiệm của tôi và tôi sẽ hoàn toàn không đổ lỗi cho ai khác. Nếu giao một khâu trong dự án cho ai đó mà người đó không hoàn thành đúng tiến độ thì phải có giải pháp để dự án tiếp tục, không đổ lỗi cho người đó làm hỏng dự án của mình.
Họ làm không xong là chuyện của họ. Tôi không hoàn thành dự án là trách nhiệm của tôi do thiếu kỹ năng quản trị dự án. Người chỉ biết đổ lỗi cho người khác là người kém trách nhiệm, thiếu kỹ năng, khả năng và không đáng tin cậy. Nếu kết quả không tốt, tôi dũng cảm nhận là do bản thân chưa quản trị tốt, chưa tận tâm tận lực, chưa biết sắp xếp và phân việc, chưa có kỹ năng cộng tác tốt,...
2. Trước khi thực hiện công việc: Nghiêm túc ngồi xuống suy nghĩ why - how - what. Tại sao cần làm việc này? Mục tiêu cần đạt được là gì? Trông hình hài nó ra làm sao? Để đạt được mục tiêu đó có những cách nào? Cách nào là tối ưu nhất? Cách nào là phù hợp với nguồn lực hiện tại nhất? Có rủi ro hay khó khăn gì khi thực hiện theo cách này không? Nếu có, đó có thể là gì và cách giải quyết ra sao? Vậy thì cuối cùng là what, tôi cần thực hiện từng bước gì để hoàn thành công việc được giao nhằm hoàn thành mục tiêu đã xác định?
Hỏi và trả lời những câu hỏi trên là cách để bạn lên kế hoạch thực hiện cho đúng. Đừng cắm đầu làm như thiên lôi mà chẳng hiểu mô tê.
3. Trong suốt thời gian lên kế hoạch và thực hiện: Liên tục chủ động báo cáo xin ý kiến, hướng dẫn, đồng ý giải pháp cho các vấn đề gặp phải. Chia sẻ thông tin và tương tác với sếp là cách để giúp họ hiểu rõ và an tâm là công việc đang đúng tiến độ, và hỗ trợ cho ý kiến đóng góp tốt hơn cho công việc bạn đang thực hiện. Đồng thời, liên tục chia sẻ thông tin, cập nhật, trao đổi với những thành viên liên quan đến công việc, nhắc nhở deadline nếu cần, có phương án giải quyết khi bị ùn tắc hay có sự cố.
Thói quen của người Việt là im, hỏi tới mới nói, nói ra là đổ thừa tại bị lung tung. Mọi trách nhiệm quy về bạn hết. Người đến 1 cái task giao làm không xong, đổ thừa tá lả là người kém cỏi. Làm ơn mở miệng, mở lòng ra giao tiếp. Nếu không ai biết chỗ nào ngứa mà gãi. Là do bản thân hết thôi nha. Giao tiếp tốt không những giúp cho dự án thành công mà còn xây dựng được sự trân trọng, hỗ trợ của sếp và đồng nghiệp dành cho mình.
Rồi cứ niệm đúng 3 khẩu quyết này mỗi ngày mỗi khi nhận công việc mới sẽ giúp bạn xây dựng sự chủ động cần có trong công việc. Nếu muốn hội nhập tương lai, không bị quăng vào bảo tàng thì bắt đầu ngay hôm nay đi nhé".
Ngay sau khi được đăng tải cách đây chưa lâu, những dòng chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Phi Vân đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo người hâm mộ. Rất nhiều bình luận bày tỏ quan điểm về vấn đề này đã được để lại bên dưới:
"Bản thân em đã rèn luyện SỰ CHỦ ĐỘNG này nhiều rồi. Mặc dù chẳng ai hướng dẫn mà mình vẫn luyện thành. Nhưng khi đi giúp người khác rèn luyện đức tính lại rất khó, nhất là những bạn đồng trang lứa hoặc quá thân quen".
"Cách viết về một vấn đề "động chạm" của chị vô cùng dí dỏm. Có lẽ chỉ có như vậy mới có thể "đi vào lòng" của người nghe được".
"Nhưng có lẽ bài viết chỉ dành cho những người tự giác nhận thức được vấn đề. Nếu phải quản lý một nhân sự thiếu chủ động và bản thân họ không nhận thức được điều ấy thì quản lý sẽ làm gì để giúp họ? Liệu loại bỏ họ có phải đáp án dễ và hiệu quả nhất?".
Rèn luyện được cho bản thân mình sự chủ động trong công việc nói riêng cũng như tất cả những khía cạnh khác trong cuộc sống nói chung không phải là điều đơn giản. Tuy nhiên, những lợi ích mà đức tính tích cực này mang lại là không thể chối cãi. Vì lẽ đó, hãy cố gắng để chủ động trong mọi tình huống, chị em công sở nhé.
Theo Trí Thức Trẻ
Sếp "mặn" nhất năm: Mời nhân viên đi Year End Party bằng cách làm... thơ trên Facebook "Bích Phương thì thích đu đưa, còn em lại thích ăn dưa xào lòng". Tiệc cuối năm (Year End Party) là một sự kiện nội bộ quan trọng đối với mỗi công ty. Đó là khi mọi người được vui chơi, ăn uống và nhìn lại những gì tập thể đã đạt được trong năm vừa qua. Thông thường, sự kiện này yêu...