Chuyên gia Nguyễn Phi Vân nói về kỹ năng nhiều người trẻ Việt Nam rất tệ, dân công sở cũng “nhột” khi nghe xong
Mới đây, trên trang cá nhân, chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân đã có dịp chia sẻ những trăn trở của mình về một kỹ năng mà các bạn trẻ Việt rất yếu kém.
Nếu làm việc trong lĩnh vực kinh tế – tài chính, chắc hẳn chị em công sở sẽ không cảm thấy quá lạ lẫm khi nghe đến cái tên Nguyễn Phi Vân – chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhượng quyền tại Việt Nam.
Bà hiện là thành viên sáng lập và phát triển Công ty World Franchise Associates tại khu vực Đông nam Á, đồng thời cũng là Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, đại diện cho gần 1000 thương hiệu quốc tế tại châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời, bà cũng là Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia.
Nguyễn Phi Vân từng phụ trách các thương hiệu quốc tế thuộc tập đoàn Unilever, Nestlé, Abbott, San Miguel, Mastercard, Johnson & Johnson, Gloria Jean’s… và cũng là tác giả của hàng loạt đầu sách bán chạy như: “Quảy gánh băng đồng ra thế giới”, “Nhượng quyền khởi nghiệp”, và “Con đường ngắn để bước ra thế giới”.
Trên trang cá nhân của mình, nữ chuyên gia thường có những bài viết, chia sẻ vô cùng bổ ích, xuất phát từ kinh nghiệm thực tế nhằm giúp những cá nhân trong môi trường công sở có thêm kiến thức cũng như kỹ năng để hoàn thành tốt công việc.
Đơn cử, mới đây, trên trang cá nhân của mình, Nguyễn Phi Vân đã có dịp chia sẻ những trăn trở về sự thiếu hụt và yếu kém trong kỹ năng “briefing” (tóm tắt nội dung công việc) của nhiều bạn trẻ Việt. Cụ thể, cô viết:
“Một trong những kỹ năng rất tệ của bạn trẻ Việt Nam khiến tôi nổi cơn hoài, là kỹ năng briefing – chia sẻ thông tin định hướng cho người khác thực hiện một công việc hay nhiệm vụ nào đó.
Khi cần ai đó làm gì cho mình, điều quan trọng nhất phải làm tốt là briefing thật rõ, thật kỹ, thật đầy đủ và chi tiết tại sao làm, làm thế nào và làm gì, những điều cần lưu ý là gì và tại sao.
Video đang HOT
Trong rất nhiều lần trải nghiệm, tôi thường nhận được các kiểu briefing sơ sài, thiếu thông tin, đùa việc một cách vô trách nhiệm cho có cho xong, không hề bỏ chút thấu cảm vào để hiểu người khác cần gì, không hề bỏ chút tâm vào để hiểu người khác nhận thông tin như vậy thì có thực hiện công việc được hay không. Kết quả ngàn lần như một là vứt đi, trong khi hao phí bao nhiêu nguồn lực, nhân lực. Rảnh quá hả? Bày việc ép nhau làm chỉ để vứt đi?
Bạn nghĩ lại đi, khi ai đó briefing kiểu này, khiến bạn loay hoay, hoang mang không biết phải làm sao cho đúng thì bạn rơi vào cảm giác thế nào? Stress? Áp lực, hoảng hốt, mất tự tin? Out of nothing? Chẳng vì cái gì hết cả? Chi vậy? Thật vô tích sự khi bày biện ra sự vô hiệu quả không cần có.
Tất cả, giải quyết đơn giản chỉ bằng cách “put yourself in other people’s shoes” – đặt chân mình vào giày người khác, hỏi bản thân mình brief vậy một người không phải là mình, chưa hiểu gì về đề tài hay dự án này, họ có hiểu và có thể triển khai tốt hay không. Tất cả sự vô hiệu quả, chỉ cần chút thấu cảm, chút kỹ năng nói hay viết rõ ràng, tự nhiên biến mất.
Cho nên, làm ơn đi, thứ nhất là luôn đặt mình vào vị trí người nhận. Thứ hai là dành thời gian suy nghĩ và briefing hiệu quả. Thêm 30 phút và rắc vào đó chút tâm, là bạn trở thành hero, cứu cả một mớ vô hiệu quả của cả tháng, cả tuần, cả đám emo – cảm xúc phóng đại tào lao vì cãi vã nhau của đội. Cuối cùng, bạn đi làm là để vui, để học, để thành công và phát triển, hay đi làm để xông pha vào những cuộc chiến vô tích sự cho hết một đời người?
Vậy đi nha. Bắt đầu từ hôm nay!”.
Ngay sau khi được chia sẻ, bài đăng của Nguyễn Phi Vân đã thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Rất nhiều ý kiến đồng cảm đã được để lại bên dưới phần bình luận. Bên cạnh đó, có không ít lời cảm ơn được gửi đến nữ chuyên gia vì những kiến thức rất thiết thực và bổ ích này.
“Chuyện này cũng dễ mà các bạn trẻ cứ mắc hoài. Chỉ cần cẩn thận ghi lại, xem lại rồi sắp xếp lại mà vẫn cứ phải học hoài, học mãi 1 bài học. Bài học của chị rất bổ ích cho một tuần mới hứng khởi và hiệu suất”.
“Em cũng dị ứng với mấy lớp đào tạo kỹ năng toàn nói những câu truyền cảm xúc (dạng như NPL) rồi bao biện là truyền cảm hứng hay năng lượng mới tích cực làm việc được. Công việc dễ thì đâu phải mất thời gian vô tích sự, còn việc khó thì nó không chọn những người nửa nạc nửa mỡ như thế”.
“Em đồng ý! Ngoài ra thì theo em người take brief cũng cần có kỹ năng take brief, biết cách đặt câu hỏi để làm rõ những nhiệm vụ. Hai bên cùng phối hợp để tạo được hiệu quả tốt nhất”.
Thế giới ngày một phẳng hơn và cơ hội để tất cả chúng ta có thể “quảy gánh băng đồng vươn ra thế giới” ngày một rộng mở. Tuy nhiên, để có thể làm được điều đó, việc đầu tiên mà chị em công sở chúng ta cần làm đó chính là trang bị cho bản thân những kỹ năng làm việc cơ bản để có thể đủ điều kiện đứng vào đường đua.
Theo Helino
"Bạn là kiểu người nào khi được trả lương 5 triệu?": Triết lý công sở hóm hỉnh và sâu sắc gây bão cộng đồng mạng
Cách mỗi người phản ứng khi nhận cùng mức lương sẽ nói lên được họ là kiểu người như thế nào.
"Nếu có thể được làm công việc mình yêu thích, thì cả đời bạn sẽ không phải làm việc ngày nào" chắc hẳn là câu nói không quá lạ lẫm đối với chị em làm việc trong môi trường công sở. Thật vậy, khi được làm công việc mà mình đam mê, thời gian ngồi tại văn phòng dường như trôi qua nhanh chóng và những khó khăn trong quá trình làm việc cũng sẽ dễ dàng được khắc phục thông qua tình yêu mà bản thân chúng ta dành cho công việc đó.
Tuy nhiên, bên cạnh niềm đam mê, nguồn thu nhập có được từ công việc chính là yếu tố cốt yếu nuôi sống chúng ta hàng ngày, giúp mỗi người thỏa mãn được những nhu cầu cơ bản của bản thân. Vậy mối liên hệ giữa thái độ làm việc cũng như đồng lương nhận được có nói lên bản chất của mỗi cá nhân? Vừa mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội quy tụ đông đảo thành viên là dân văn phòng, một nữ nhân công sở đã có dịp chia sẻ "triết lý" sâu sắc nhưng cũng chẳng kém phần hóm hỉnh được mang tên: "Khi chủ trả lương 5 triệu, bạn sẽ đóng vai gì?".
"Người thông minh: Chủ trả lương 5 triệu thì làm việc đúng 5 triệu, không hơn và cũng không kém, bởi vì sợ mình thiệt, sợ khổ bản thân mình. 10 năm sau vẫn lương 5 triệu, đổi lại bản thân mình mãi thiệt.
Người trí tuệ: Chủ trả lương 5 triệu thì đồng ý và bỏ ra công sức gấp đôi số lương đó, không sợ mệt, không sợ khổ. Vài năm sau lương 50 triệu rồi bắt đầu thăng tiến, lên đến Giám đốc.
Người có chí: Chủ trả lương 5 triệu thì đồng ý và làm việc miệt mài không sợ gian khổ, thiệt thòi. 5 - 10 năm sau, khi đã đủ kinh nghiệm và vốn liếng, nghỉ việc mở công ty riêng để làm chủ, mỗi tháng có thể kiếm 500 triệu.
Người liều mạng: Chủ trả lương 5 triệu thì không đồng ý, chửi lại cả ông chủ, tay không một đồng, bỏ ra ngoài đi giao hàng rồi mở công ty riêng, vài năm sau ngồi bán trà đá.
Người ngu: Chủ trả lương 5 triệu thì chê ít, bỏ đi không làm, kiếm việc khác. Kiếm mãi không được việc như ý thì thất nghiệp, đồng ý tạm việc lương 4 triệu, vài năm sau vẫn vậy vì mải mê đổi việc, lương dậm chân tại chỗ.
Người số nhọ: Chủ trả lương 5 triệu thì đồng ý và bỏ ra công sức gấp đôi số lương đó, không sợ mệt, không sợ gian khổ, thiệt thòi, vài năm sau lương vẫn 5 triệu nhưng đủ kinh nghiệm và vốn liếng để có thể nghỉ việc và mở công ty riêng để làm chủ, vài năm sau gặp lại thấy ngồi bán trà đá.
Người tài năng: Chủ trả lương 10 triệu thì không đồng ý nhưng chịu làm không công, miệt mài cày cuốc, chịu nhục chịu khổ, thức khuya dậy sớm, 6 tháng sau con gái ông chủ có bầu, làm đám cưới rồi hốt trọn cả gia tài.
Còn bạn, bạn thuộc kiểu nào?".
Ngay khi vừa được chia sẻ, bài đăng đã ngay lập tức nhận được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều ý kiến, bình luận đã được để lại bên dưới để thể hiện quan điểm cá nhân của mỗi người về vấn đề hóm hỉnh nhưng cũng rất thực tế này:
"Bản thân mình nhận thấy mình khá liều mạng trong mọi hoạt động cũng như khía cạnh nhưng chưa bao giờ mình chửi lại ông chủ cả (dù là ông ấy đúng hay sai). Mình cũng chưa bao giờ có ý định mở công ty riêng chứ chưa nói đến việc có bị ra vỉa hè bán trà đá hay không".
"Cuộc đời không như là mơ nên mọi thứ cũng thường không diễn tiến theo cách ta muốn mà thay vào đó là vận động theo cách luôn gì ta xuống. Nên thông minh, trí tuệ, cơ trí hay ngu đi nữa có chăng cũng không bằng hai chữ may mắn".
"Đọc qua thì mình chưa biết bản thân mình thuộc loại nào, nhưng nếu được, mình xin được phép đóng vai người trả lương 5 triệu này cho các bạn tha hồ đoán xem các bạn tài năng hay nhọ".
Cuộc đời vốn chẳng có thứ gì tuyệt đối và triết lý công sở mà cô gái đã chia sẻ bên trên cũng vậy. Tuy nhiên, nếu nghiền ngẫm một cách cặn kẽ, chị em công sở vẫn có thể nhìn ra một số điểm đúng đắn để có thể học hỏi và định hướng cho tương lai. Vậy, chị em thuộc kiểu người nào?
Theo Helino
Drama công sở cực căng: Thư ký tố kế toán lo nhắn tin với trai trẻ nên chuyển nhầm tiền cho khách hàng và cái kết Tuy nhiên, do kế toán là người thân của Giám đốc nên ông yêu cầu mọi người tự xử lý. Từ đó, văn phòng chia thành 2 phe đấu đá không ngừng nghỉ. Vừa mới nhìn sơ qua, môi trường công sở thật sự hấp dẫn trong mắt nhiều người. Sáng sớm đúng giờ, ăn bận thật đẹp, quần là áo lượt, nước...