Chuyên gia Nga: MiG-29 của Ba Lan và Slovakia không lật ngược tình thế ở Ukraine
Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng những máy bay chiến đấu MiG-29 của Ba Lan và Slovakia cung cấp cho Kiev khó có thể làm đảo lộn cân bằng chiến trường ở Ukraine vì một số lý do sau:
Máy bay MiG-29 của Ba Lan. Ảnh: Theaviationist.com
Đức mới đây Đức đã đồng ý việc tái xuất khẩu 5 máy bay chiến đấu MiG-29 từ kho vũ khí quân sự cũ của Đông Đức cho Ukraine. Đầu tháng này, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda thông báo rằng Warsaw đã bàn giao 4 máy bay phản lực MiG-29 cho Ukraine, và 4 chiếc nữa sẽ được chuyển cho Kiev.
Ba Lan và Slovakia là hai quốc gia thành viên NATO đã đồng ý chuyển giao các máy bay phản lực MiG-29 cũ của họ cho không quân Ukraine. Ngày 17/3, Slovakia cũng thông báo họ sẽ giao 13 chiếc MiG-29 đã hết hạn sử dụng cho Kiev. Sau đó, Bratislava được cho là đã chuyển giao lô 4 máy bay chiến đấu MiG-29 đầu tiên vào ngày 24/3.
MiG-29 có thể làm đảo lộn cân bằng chiến trường?
Đánh giá về vấn đề trên, Evgeny Mikhailov, chuyên gia quân sự và nhà quan sát chính trị người Nga, nói với Đài Sputnik (Nga): “Tôi nghĩ rằng Ba Lan sẽ không gửi máy bay đang hoạt động bình thường đến Ukraine. Những chiếc máy bay mà Ba Lan đang chuyển giao có lẽ trong tình trạng rất tồi tệ. Chúng tôi đã thấy trước đó rằng các quốc gia khác cũng bàn giao những chiếc máy bay trong tình trạng gần như không thể sử dụng được. Do đó, tôi nghi ngờ rằng những chiếc MiG-29 này có thể ‘thay đổi cuộc chơi’ cho Lực lượng Vũ trang Ukraine”.
Video đang HOT
Về phần mình, Dmitry Drozdenko, Tổng biên tập tạp chí quân sự “Kho vũ khí Tổ quốc” của Nga, vấn đề là các máy bay chiến đấu trên không được bảo dưỡng đúng cách sau khi NATO kết nạp các đồng minh mới từng là thành viên của Hiệp ước Warsaw.
MiG-29 được Liên Xô thiết kế vào năm 1974 như một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không để đối phó với máy bay chiến đấu F-15 Eagle của Mỹ. Những chiếc MiG-29 đầu tiên đi vào hoạt động năm 1982 được NATO gọi là “Fulcrum”.
Các nhà quan sát quân sự phương Tây đã ca ngợi MiG-29 về “khả năng siêu cơ động” và nói thêm rằng sau khi nước Đức thống nhất, các phi công phương Tây đã có cơ hội trải nghiệm bay những chiếc MiG-29. Hơn nữa, Mỹ được cho là đã bí mật mua một lượng lớn 21 chiếc MiG-29 từ Moldova vào tháng 11/1997.
Những chuyên gia được Sputnik phỏng vấn có chung nhận định rằng những chiếc máy bay được viện trợ có khả năng sẽ được triển khai và cất cánh từ lãnh thổ Ukraine vì quân đội nước này có phi công, chuyên gia, nhân viên dịch vụ và cơ sở hạ tầng để khai thác loại máy bay chiến đấu trên.
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga đã phá hủy hầu hết các sân bay quân sự ở những vùng lãnh thổ mà họ có kế hoạch tiến vào. Theo ông Mikhailov, mặc dù một số sân bay vẫn được duy trì ở các vùng Kherson, Sumy và Dnepropetrovsk, nhưng chúng khó có khả năng đáp ứng các điều kiện để những chiếc MiG của Ukraine có thể cất cánh và hạ cánh trực tiếp, đặc biệt là trong môi trường đang giao tranh, nơi chúng có thể bị lực lượng phòng không của Nga tiêu diệt.
Ngoài ra, có một số vấn đề nhất định trong việc bảo trì các thiết bị quân sự của quân đội Ukraine, trong đó có MiG-29, do Nga đã phá hủy và tiếp tục làm hư hại các xưởng bảo trì, bảo dưỡng của Kiev, cả ở các khu vực như Kharkov và Dnepropetrovsk, cũng như ở các thành phố khác gần với khu vực chiến sự ở Ukraine.
Do đó, chuyên gia Mikhailov cho rằng vài chục chiếc MiG trên khó có thể thay đổi cán cân trên chiến trường theo hướng có lợi cho Kiev. Theo Bộ Quốc phòng Nga, Nga đã loại bỏ khoảng 400 máy bay chiến đấu, hơn 220 máy bay trực thăng và 3.600 máy bay không người lái của Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra.
Ba Lan chuẩn bị chuyển giao máy bay chiến đấu cho Ukraine
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố nước này chuẩn bị bàn giao một số máy bay chiến đấu MiG-29 do Liên Xô thiết kế cho Ukraine.
Máy bay chiến đấu MIG-29 của Không quân Ba Lan tham gia cuộc tập trận của NATO tại Căn cứ Không quân Lask ngày 12/10/2022. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), tuyên bố của Thủ tướng Ba Lan được đưa ra sau khi Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda khẳng định Warsaw sẽ chỉ cung cấp máy bay chiến đấu cho Kiev trong khuôn khổ liên minh quốc tế.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 14/3, ông Morawiecki cho biết quá trình này có thể mất từ 4 đến 6 tuần do các quốc gia phương Tây vẫn thận trọng trong việc chuyển giao máy bay chiến đấu cho Ukraine. Giới quan sát nhân định tuyên bố của Thủ tướng Ba Lan ám chỉ rằng các đồng minh của Kiev đang tiến gần hơn đến thỏa thuận về bước tiếp theo trong hỗ trợ quân sự cho nước này.
Cụ thể, Warsaw sẽ cùng Slovakia cung cấp máy bay chiến đấu cho Kiev, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Jarolslav Nad tuần trước đồng ý thực hiện quy trình chung với Ba Lan để bàn giao máy bay MiG-29 cho Ukraine. Ông Nad cho rằng đã đến lúc Slovakia phải đưa ra quyết định về việc có gửi máy bay chiến đấu tới Ukraine hay không. Ba Lan và Slovakia cũng đang kêu gọi các thành viên khác trong NATO tham gia sáng kiến này.
Ba Lan có tổng cộng 28 máy bay MiG-29 đang hoạt động. Tuy nhiên, Warsaw đang dần thay thế chiến đấu cơ này bằng các mẫu máy bay tương tự do Mỹ và Hàn Quốc sản xuất. Không rõ Ba Lan sẽ cung cấp bao nhiêu máy bay thời Liên Xô cho Ukraine.
Trả lời phỏng vấn kênh CNN, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố rằng nước này sẽ tặng toàn bộ phi đội MiG-29 cho Ukraine. Trong khi đó, tuần trước, khi đề cập đến việc chuyển giao máy bay cho Kiev, người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ba Lan Pawel Szrot nói rằng "đó sẽ không phải số lượng lớn".
"Lô hàng chắc chắn sẽ không lớn bằng số lượng xe tăng đã cung cấp, và không bằng số lượng xe tăng Leopard mà Warsaw đã cung cấp cho Ukraine, đến nay là 14 chiếc", ông Szrot nói thêm.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nad đã nói với hãng tin AP rằng Slovakia đang xem xét chuyển giao 10 trong tổng số 11 chiếc MiG-29 cho Ukraine. Chiếc còn lại sẽ được chuyển đến một viện bảo tàng.
Lực lượng vũ trang Ukraine đã từng sử dụng các máy bay do Liên Xô sản xuất trong nhiều thập kỷ. Vì vậy, các phi công của họ đã quen với phương tiện này và có thể sử dụng máy bay ngay sau khi tiếp nhận.
Kiev đã nhiều lần yêu cầu các nước ủng hộ NATO viện trợ cả máy bay do Liên Xô và phương Tây sản xuất. Mặc dù chưa có quốc gia nào đáp ứng yêu cầu đó, tháng trước, Anh tuyên bố sẽ đào tạo các phi công Ukraine trên "các máy bay chiến đấu tiên tiến theo tiêu chuẩn NATO". Trong khi đó, Mỹ được cho là đang đánh giá khả năng huấn luyện phi công Ukraine trên các máy bay chiến đấu F-16 của nước này.
Các đồng minh NATO ở phía Đông như Ba Lan và Slovakia đã đặc biệt ủng hộ Kiev kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2/2022. Trong đó, Ba Lan là nước đầu tiên trong số các đồng minh phương Tây chuyển giao xe tăng Leopard hiện đại cho Ukraine. Warsaw cũng sẽ cung cấp 60 xe tăng PT-91 Twardy cho Kiev.
Về phần mình, Nga đã khẳng định rằng dòng vũ khí phương Tây tràn vào Ukraine sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột mà không làm thay đổi kết quả. Hai tuần trước, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo việc cung cấp máy bay chiến đấu nói riêng là "lằn ranh đỏ có thể đặt phương Tây vào cuộc chiến chống Nga".
Tổng thống Belarus lo ngại Ba Lan và NATO âm mưu chia cắt Ukraine Ngày 23/5, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết ông lo ngại về các động thái của phương Tây nhằm chia cắt Ukraine. Tổng thống Nga (trái) và Tổng thống Belarus. Ảnh: Sputnik Theo hãng tin Reuters, ông Lukashenko nhận định trong cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin: "Điều khiến chúng tôi lo lắng là Ba Lan và NATO sẵn sàng...