Chuyên gia Nga lo ngại gia tăng hoạt động gián điệp mạng từ nước ngoài
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, công ty an ninh mạng hàng đầu ở Nga Kaspersky Lab cho biết đã ghi nhận các cuộc tấn công của tin tặc nước ngoài gia tăng nhằm vào các doanh nghiệp quốc phòng Nga với mục đích thực hiện hoạt động gián điệp thông qua mạng Internet.
Theo Kaspersky Lab, đầu năm 2022, một nhóm tội phạm mạng nhiều lần tấn công các tổ chức chính phủ và quốc phòng ở Nga, cũng như các nước ở Đông Âu. Trong quá trình điều tra, các chuyên gia đã xác định được sự liên quan của nhóm tin tặc nói tiếng nước ngoài tới hàng loạt cuộc tấn công kể trên. Theo các chuyên gia, mục đích của những kẻ tấn công là khai thác thông tin về bí mật quốc phòng và công nghệ quốc phòng.
Các chuyên gia an ninh mạng Nga cho biết, trong một số trường hợp, đối tượng tấn công đã chiếm được hoàn toàn cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Các đối tượng này chủ yếu sử dụng các sửa đổi mới của phần mềm độc hại đã biết trước đây được thiết kế để điều khiển từ xa một cách bí mật hệ thống bị nhiễm, cũng như các kỹ thuật phát triển tấn công và vượt qua các công cụ bảo mật thông tin.
Chuyên gia cấp cao của Kaspersky Lab, ông Vyacheslav Kopeytsev cho biết đây không phải là lần đầu tiên công ty phát hiện hàng loạt cuộc tấn công mạng, đồng thời cảnh báo những cuộc tấn công như vậy có thể tái diễn trong tương lai. Ông nhấn mạnh lừa đảo trực tuyến vẫn là một trong những mối đe dọa cấp bách nhất đối với các ngành công nghiệp và các cơ quan chính phủ. Theo chuyên gia này, các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ cần cảnh giác và chuẩn bị sẵn sàng để đẩy lùi các mối đe dọa phức tạp và có mục tiêu.
Liên quan đến các cuộc tấn công mạng nhằm vào các cơ quan Chính phủ Nga, Kaspersky Lab cho biết số vụ tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) ở Nga trong tháng 6 đã giảm 4 lần so với hồi tháng 3, nhưng tính chất phức tạp lại tăng lên. Ông Alexander Gutnikov, chuyên gia về an ninh mạng tại Kaspersky Lab cho biết: “Thường mất nhiều thời gian để chuẩn bị các cuộc tấn công có chủ đích. Chúng đòi hỏi sự huấn luyện kỹ thuật cao của những kẻ tổ chức, đồng thời chúng cũng khó khăn hơn trong việc phát hiện và ngăn chặn. Số lượng ngày càng tăng của các cuộc tấn công như vậy đang đưa mối đe dọa DDoS lên mức độ nguy hiểm mới”.
Để chống lại các cuộc tấn công DDoS quy mô lớn và ngăn chặn sự cố tài nguyên website, các chuyên gia Kaspersky Lab khuyên người dùng Internet nên sử dụng các giải pháp bảo mật chuyên biệt, kiểm tra kỹ các thỏa thuận với nhà cung cấp và thông tin liên hệ, bao gồm các thỏa thuận cung cấp dữ liệu. Ngoài ra, các tổ chức và doanh nghiệp cần phát triển một kế hoạch dự phòng để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công có nguy cơ cao, đồng thời sẵn sàng khôi phục các dịch vụ quan trọng của doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất.
Trung Quốc lôi kéo tân cử nhân làm gián điệp mạng
Điều tra của tờ Financial Times cho thấy công ty bình phong của nhóm hacker Trung Quốc "APT40" muốn tuyển dụng các sinh viên ngành ngôn ngữ để phục vụ hoạt động của mình.
Video đang HOT
Nhóm điều tra đã nhận diện và liên hệ với 140 ứng viên tiềm năng, hầu hết là sinh viên mới tốt nghiệp ngành tiếng Anh tại các trường đại học công lập tại Hải Nam, Tứ Xuyên và Tây An.
Đây là những người hồi đáp một thông báo tuyển dụng của công ty Hainan Xiandun có trụ sở tại đảo Hải Nam. Danh sách bị tiết lộ này được cơ quan an ninh quốc gia Trung Quốc lập ra để xác minh các đơn ứng tuyển.
Trong quá trình ứng tuyển, các ứng viên phải tham gia một bài kiểm tra dịch thuật, trong đó văn bản cần dịch là các tài liệu nhạy cảm của chính phủ Mỹ. Họ cũng được yêu cầu nghiên cứu về các nhân viên thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ), một mục tiêu tình báo hàng đầu.
Khi được liên hệ, nhiều ứng viên xác nhận danh tính, nhưng dập máy khi được hỏi về công ty Hainan Xiandun. Chỉ một số người nói về quá trình ứng tuyển. Qua đó, chiến thuật của APT40 - nhóm nổi danh vì nhắm vào các cơ sở nghiên cứu y sinh, robot và khoa học biển phương Tây nhằm thu thập thông tin có giá trị - được hé lộ.
Công ty đáng ngờ
Chính quyền liên bang Mỹ cho rằng Hainan Xiandun là công ty bình phong của nhóm hacker Trung Quốc APT40. Nhóm này bị các cơ quan tình báo phương Tây cáo buộc xâm nhập vào các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và trường đại học tại Mỹ, Canada, châu Âu và Trung Đông theo mệnh lệnh của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.
Tháng 7/2021, Mỹ buộc tội bốn cá nhân Trung Quốc - bao gồm ba người được cho là nhân viên an ninh quốc gia và một hacker - đã thiết lập và vận hành công ty bình phong này.
Bốn người bị Mỹ buộc tội hoạt động gián điệp mạng năm 2021. Ảnh: FBI.
Với quy mô hoạt động lớn, APT40 đòi hỏi đội ngũ nhân lực hùng hậu giỏi tiếng Anh. Những người này có thể xác định các mục tiêu cho nhóm tin tặc. Họ cũng cần các kỹ sư công nghệ để xâm nhập hệ thống của đối phương và các nhân viên tình báo để phân tích tài liệu thu được.
Anh Zhang, một cử nhân ngôn ngữ Anh ứng tuyển vào Hainan Xiandun, nói với Financial Times rằng một nhà tuyển dụng yêu cầu anh nghiên cứu phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng của Đại học Johns Hopkins để tìm các thông tin như hồ sơ của giám đốc, kiến trúc tòa nhà và các hợp đồng nghiên cứu của đơn vị này.
Theo văn bản hướng dẫn, các ứng viên phải cài đặt ứng dụng để vượt qua "Phòng hỏa trường thành" - công cụ kiểm soát Internet của Bắc Kinh. Họ cũng cần phải cài đặt ứng dụng VPN để tham khảo các trang web bị cấm tại Trung Quốc như Facebook.
"Rõ ràng đây không phải một công ty dịch thuật", Zhang nói. Anh quyết định không tiếp tục ứng tuyển.
Hainan Xiandun đăng tải lời mời ứng tuyển trên trang thông tin tuyển dụng của các trường đại học. Họ dường như có quan hệ tốt với Đại học Hải Nam - tên công ty được nhận thấy ở tầng một tòa nhà thư viện của trường đại học này.
Nhiệm vụ bí mật
Ông Dakota Cary, một chuyên gia về tình báo mạng Trung Quốc, nhận định các biên dịch viên có thể được sử dụng để nghiên cứu các tổ chức, cá nhân là nguồn tin tình báo quan trọng.
"Việc họ phải dụng VPN, phải tự nghiên cứu và cần kỹ năng ngoại ngữ tốt cho tôi thấy các sinh viên này sẽ xác định mục tiêu bị tấn công", ông nói.
Theo ông, việc Đại học Johns Hopkins được chọn làm mục tiêu cho thấy nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên có sự chủ động và khả năng tiếp nhận các kiến thức chuyên môn.
Đại học Johns Hopkins là một mục tiêu bị nhắm đến trong hoạt động tuyển dụng của Hainan Xiandun. Ảnh: JHU.
Bên cạnh đó, Hainan Xiandun cũng yêu cầu ứng viên dịch một văn bản từ Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển Cơ sở hạ tầng Mỹ, vốn bao gồm các thuật ngữ kỹ thuật về giao thông và công trình. Dường như bài kiểm tra này giúp đánh giá khả năng hiểu các thuật ngữ khoa học phức tạp của ứng viên.
"Đó là một quá trình rất kỳ lạ", Cindy, sinh viên ngôn ngữ Anh tại một trường đại học danh tiếng tại Trung Quốc, nói. "Tôi ứng tuyển trực tuyến, và rồi nhân viên nhân sự gửi cho tôi văn bản cần dịch mang tính kỹ thuật cao". Sau đó, cô cũng quyết định không tiếp tục ứng tuyển.
Việc tuyển dụng điệp viên từ trường đại học không phải là điều mới mẻ trên thế giới. Dù vậy, Financial Times cáo buộc Hainan Xiandun không nói rõ cho các ứng viên về hoạt động gián điệp. Các nội dung này cũng không được giải thích trong thông báo tuyển dụng của công ty.
Điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của các ứng viên, khi những người từng hợp tác với Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc có khả năng gặp khó khăn nếu muốn sinh sống và làm việc tại phương Tây.
Chuyên gia Nga đánh giá về ý nghĩa của việc Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO Báo Izvestia (Nga) mới đây dẫn lời phỏng vấn của các chuyên gia Nga cho rằng, sự gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển sẽ thay đổi cơ bản liên kết chính trị ở châu Âu. Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho biết nước này sẽ nộp đơn gia nhập NATO. Ảnh: Reuters Theo đài phát thanh và truyền hình...