Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
Trong khi Thụy Sĩ bày tỏ sẵn sàng tổ chức cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, các chuyên gia Nga đánh giá Ấn Độ, Việt Nam, và một số quốc gia khác có thể là lựa chọn phù hợp hơn, đảm bảo yếu tố an ninh và trung lập.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và ông Donald Trump, khi đương chức Tổng thống Mỹ, trong cuộc gặp tại Osaka, ngày 28/6/2019. Ảnh: SPUTNIK/TTXVN
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ được tờ Izvestia đưa tin ngày 15/11, Thụy Sĩ đã bày tỏ sự sẵn sàng làm địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán giữa lãnh đạo cấp cao Mỹ và Nga. Tuy nhiên, phía Moskva vẫn còn nhiều nghi ngại về tính trung lập của Thụy Sĩ, do nước này đã tham gia vào các biện pháp trừng phạt chống Nga và có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với NATO.
Ông Nicolas Bidault, Trưởng phòng báo chí Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ, khẳng định với tờ Izvestia rằng theo truyền thống, chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ luôn sẵn sàng đóng vai trò trung gian khi các bên liên quan đồng thuận.
Trước đó, trong một cuộc họp của Câu lạc bộ Valdai, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố Moskva sẵn sàng khôi phục đối thoại toàn diện với Washington. Nhưng ông Putin cũng nhấn mạnh rằng sáng kiến này cần phải xuất phát từ phía Mỹ. Về việc lựa chọn địa điểm, một yếu tố quan trọng cần cân nhắc là thái độ công khai thù địch của một số quốc gia đối với Nga.
Chuyên gia Konstantin Sukhoverkhov, Giám đốc chương trình tại Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga, đã loại trừ khả năng Hungary trở thành địa điểm đàm phán. Mặc dù Hungary có quan điểm ủng hộ, nhưng tư cách thành viên EU sẽ là rào cản cho việc tổ chức cuộc gặp cấp cao này.
Video đang HOT
Theo ông Sukhoverkhov, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc không nằm trong danh sách địa điểm tiềm năng. Thay vào đó, Ấn Độ được đánh giá là một ứng cử viên phù hợp. Ngoài ra, Việt Nam và các quốc gia châu Phi như Ai Cập, Nam Phi, hoặc Brazil cũng có thể được xem xét.
Về phần mình, chuyên gia Nga về các vấn đề Mỹ Igor Pshenichny nhận định, trước khi tiến hành hội nghị thượng đỉnh cấp tổng thống giữa Mỹ và Nga, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ở cấp ngoại giao. Ông Pshenichny cũng nhấn mạnh rằng yếu tố an ninh phải được ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn địa điểm, bởi không phải tất cả các quốc gia thân thiện đều có đủ năng lực bảo đảm an toàn cho một sự kiện quan trọng như vậy.
Nga phát lệnh bắt giữ thẩm phán Tòa Hình sự Quốc tế
Một tòa án Nga đã ra lệnh bắt giữ thẩm phán Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) Reine Alapini-Gansou.
Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) tại The Hague, Hà Lan (Ảnh: Getty).
Tòa án Quận Basmanny ở Moscow ngày 13/11 đã ra lệnh bắt giữ vắng mặt Thẩm phán Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) Reine Alapini-Gansou với cáo buộc "giam giữ trái phép".
Phán quyết của tòa án cho phép giam giữ trước khi xét xử bà Alapini-Gansou trong 2 tháng kể từ ngày bà bị dẫn độ sang Nga.
Bà Alapini-Gansou được bầu làm phó chủ tịch thứ hai của tòa ICC có trụ sở tại The Hague, Hà Lan vào tháng 3 năm nay.
Bà Alapini-Gansou là thẩm phán ICC thứ hai trong vòng chưa đầy một tuần phải đối mặt với cáo buộc "giam giữ trái phép", có thể bị phạt tới 4 năm tù tại Nga.
Một tòa án ở Moscow ngày 11/11 đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với thẩm phán ICC Haykel Ben Mahfoudh. Phán quyết này có nghĩa là ông Mahfoudh sẽ bị giam giữ ngay lập tức nếu ông tới Nga hoặc bị quốc gia thứ ba dẫn độ.
Ông Mahfoudh là thẩm phán hồi tháng 6 đã phát lệnh truy nã, bắt giữ với hàng loạt lãnh đạo quân đội cấp cao của Nga, trong đó có Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, Thư ký Hội đồng An ninh, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.
Nếu bị kết tội, ông Ben Mahfoudh có nguy cơ phải ngồi tù tới 4 năm theo luật pháp Nga.
Tháng 3 năm ngoái, ICC đã phát lệnh bắt Tổng thống Vladimir Putin và Ủy viên của Tổng thống Nga về quyền trẻ em Maria Lvova-Belova với cáo buộc "trục xuất bất hợp pháp trẻ em và di chuyển bất hợp pháp trẻ em từ lãnh thổ Ukraine sang Nga".
Nga coi lệnh bắt giữ của ICC với Tổng thống Putin là "vô hiệu và không thể chấp nhận được". Nga đã ký Quy chế Rome về ICC vào năm 2000, nhưng chưa bao giờ phê chuẩn để trở thành thành viên của ICC và cuối cùng rút lại việc ký kết vào năm 2016.
Nga coi sắc lệnh của ICC như một phần trong chiến dịch của phương Tây nhằm làm mất uy tín của Nga. Ủy ban Điều tra Nga thông báo sẽ mở cuộc điều tra hình sự nhằm vào các thẩm phán và công tố viên của ICC.
Đây không phải lần đầu tiên ICC phát lệnh bắt một nguyên thủ quốc gia đang tại nhiệm, nhưng cơ quan này chưa từng có động thái như vậy với lãnh đạo của một nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Về lý thuyết, 123 quốc gia thành viên ICC có nghĩa vụ thực thi lệnh bắt giữ nếu Tổng thống Putin đặt chân lên lãnh thổ những nước này. Tuy nhiên, việc thực thi hay không tùy thuộc vào mỗi quốc gia với những lý do khác nhau.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo ICC nên cân nhắc hậu quả nếu có người dám thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga.
Ông Medvedev cảnh báo "việc thi hành một quyết định bất hợp pháp và không hợp lệ về việc bắt giữ các quan chức của một quốc gia cụ thể có thể coi là một lời tuyên chiến".
Belarus trở thành quốc gia đối tác của BRICS Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Belarus thông báo nước này đã chính thức được công nhận là quốc gia đối tác của nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (BRICS). Quốc kỳ các nước thành viên BRICS. Ảnh: IRNA/TTXVN Theo bộ này, Ngoại trưởng Belarus Maxim Ryzhenkov đã trao cho Đại sứ...