Chuyên gia Nga bị tố làm gián điệp lấy thông tin tên lửa vũ trụ châu Âu
Các công tố viên Đức ngày 27.1 cho biết một nhà khoa học Nga làm việc tại trường đại học của Đức đã bị bắt vì làm gián điệp và chia sẻ thông tin về chương trình tên lửa vũ trụ Ariane của châu Âu cho Moscow.
Tên lửa Ariane 5 mang kính viễn vọng không gian James Webb của NASA lên vũ trụ ngày 25.12.2021. Ảnh AFP
AFP đưa tin các công tố viên liên bang Đức ngày 27.1 cho biết bị cáo Ilnur N., một nhà khoa học Nga, đã bị cáo buộc có hoạt động gián điệp.
Khi được Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) liên hệ vào mùa thu năm 2019, ông Ilnur N. đang làm việc tại một trường đại học ở bang Bavaria của Đức.
Các công tố viên cho biết ông Ilnur N. “đã chuyển thông tin về các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, đặc biệt là các giai đoạn phát triển khác nhau của tên lửa Ariane ở châu Âu”. Chương trình Ariane của Cơ quan Vũ trụ châu Âu nghiên cứu một loạt các tên lửa vận tải được tạo ra để vận chuyển các vật nặng, bao gồm cả vệ tinh, vào không gian.
Theo các công tố viên, từ cuối tháng 11.2019, Ilnur N. đã có “các cuộc họp định kỳ” với sĩ quan cấp cao của SVR tại Đức. Ông bị cáo buộc đã nhận 2.800 USD tiền mặt để cung cấp thông tin cho phía Nga.
Các thông tin này bao gồm nghiên cứu khoa học của ông Ilnur N. tại một đại học giấu tên ở bang Bavaria. Các công tố viên cho biết ông Ilnur N. làm trợ lý nghiên cứu tại khoa khoa học tự nhiên và công nghệ của đại học nói trên. Người đàn ông này bị bắt hồi tháng 6.2021.
Tư lệnh Hải quân Đức từ chức sau khi bênh vực Tổng thống Putin
Hiện Nga chưa đưa ra phản hồi về việc ông Ilnur N. bị bắt giữ và buộc tội. Vụ việc xảy ra vào thời điểm căng thẳng giữa Đức cùng các nước phương Tây với Nga liên quan Ukraine.
Gần đây, Đức nói đã phát hiện một loạt các đối tượng bị nghi ngờ là gián điệp của Nga trên đất nước mình. Tháng 10.2021, một người đàn ông Đức bị tuyên án hai năm tù treo vì chuyển sơ đồ cấu trúc của các tòa nhà quốc hội cho cơ quan mật vụ Nga khi đang làm việc cho một công ty an ninh.
Trước đó vào tháng 8.2021, một cựu nhân viên của đại sứ quán Anh ở Berlin bị bắt vì bị tình nghi chuyển tài liệu cho tình báo Nga. Đức cũng nhiều lần cáo buộc Nga có hành vi gián điệp mạng. Moscow hoàn toàn phủ nhận các cáo buộc này.
EU cấm sử dụng chất phụ gia E171 trong thực phẩm
Ngày 8/10, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cấm việc sử dụng chất phụ gia E171 trong thực phẩm, sau khi Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) nghi ngờ về tính an toàn của chất vốn được sử rộng rãi này.
E171 có chứa các hạt nano titanium dioxide và thường được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm tiêu dùng, bao gồm cả thuốc và mỹ phẩm. Lệnh cấm của EU liên quan đến việc sử dụng E171 làm chất phụ gia trong thực phẩm, trong đó E171 chủ yếu được dùng để làm trắng và tạo độ sáng trong đồ ngọt, kẹo cao su, nước sốt màu trắng và bột đường làm bánh.
Tháng 5 vừa qua, EFSA - có trụ sở tại Italy - đã phát hiện ra rằng các hạt nano có nguy cơ tổn thương ADN của con người và không thể đưa ra tiêu chuẩn an toàn đối với mức tiêu thụ hằng ngày của các hạt nano này.
Chính phủ Pháp đã đình chỉ việc sử dụng E171 trong thực phẩm vào năm 2020, sau khi các kết quả thí nghiệm cho thấy titanium dioxide có thể gây ra tổn thương tiền ung thư ở chuột.
Bà Camille Perrin - đại diện của Tổ chức Người tiêu dùng châu Âu (BEUC) - cho biết: "Ở hầu hết các quốc gia châu Âu, E171 gần như đã không còn tồn tại trong thành phần của các mặt hàng thực phẩm. Tuy nhiên, chất này vẫn được phát hiện thấy trong một số loại kẹo cao su, đồ ngọt và đồ trang trí bánh".
Ủy ban châu Âu (EC) nêu rõ nếu đến cuối năm nay, không có bất kỳ quốc gia thành viên EU hoặc Nghị viện châu Âu (EP) phản đối, lệnh cấm sử dụng chất phụ gia E171 sẽ chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2022. Mặc dù vậy, lệnh cấm không có hiệu lực với ngành công nghiệp dược phẩm - cũng sử dụng E171 trong sản xuất thuốc - nhằm tránh nguy cơ thiếu hụt các sản phẩm y tế.
Moderna thông báo cung cấp 1 tỷ liều vaccine cho các nước có thu nhập thấp Ngày 8/10, hãng dược phẩm Moderna của Mỹ thông báo sẽ cung cấp thêm 1 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng này cho các nước có thu nhập thấp vào năm 2022, ngoài các liều đã cam kết đối với chương trình COVAX. Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một tuyên bố, Moderna cho biết số lượng vaccine ngừa...