Chuyên gia: ‘Nên cho phép xét nghiệm kháng thể chứng minh từng mắc Covid-19′
Trước thực tế nhiều người tự điều trị Covid-19 tại nhà, chưa được chính quyền địa phương ghi nhận “từng là F0″, các chuyên gia đề xuất nên xét nghiệm kháng thể cho họ.
Họp báo chiều 12/9, lãnh đạo Sở Y tế TP HCM cho biết, những trường hợp tự làm xét nghiệm, phát hiện dương tính và tự điều trị, không báo chính quyền địa phương, khó có cơ sở cấp chứng nhận từng là F0 .
Tuy nhiên, thực tế trong giai đoạn số ca nhiễm tăng cao hồi tháng 7, tháng 8, ngành y tế thành phố quá tải, có nhiều trường hợp người dân tự test nhanh dương tính, báo với y tế địa phương song không được nhân viên y tế đến nhà ghi nhận. Những người này sau đó tự điều trị khỏi bệnh. Họ đang gặp khó trong việc chứng minh từng mắc bệnh với địa phương để được cấp giấy chứng nhận.
Anh Hoàng Tuấn, ngụ quận 8, cho biết 6 tuần sau khi tiêm mũi vaccine đầu tiên, anh được yêu cầu đến điểm tiêm chủng thuộc sân bay Tân Sơn Nhất để chích mũi 2 vào ngày 19/8, với điều kiện phải có xét nghiệm âm tính trong 72 giờ mới được ra vào sân bay. Ngày 18/8, anh đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn xét nghiệm PCR, nhận kết quả dương tính với chỉ số nồng độ virus CT là 19.
Do dương tính, anh Tuấn không được tiêm vaccine mũi 2 như kế hoạch, tự cách ly tại nhà, báo y tế phường nhưng không có nhân viên y tế nào đến ghi nhận. Sau đó, khu trọ nhiều người tự test nhanh dương tính nên phản ánh với phường. Ngày 23/8, phường lấy mẫu gộp xét nghiệm PCR cả khu nhà trọ. Lúc này, kết quả xét nghiệm của anh Tuấn âm tính nên địa phương chỉ cấp giấy xác nhận là F1 do nhiều người trong khu trọ là F0.
“Tôi là shipper, phải ra đường thì mới làm việc kiếm sống được, với quy định cấp thẻ xanh để ra đường thì tôi sẽ bị ảnh hưởng rất lớn”, anh Tuấn chia sẻ và mong muốn xét nghiệm kháng thể để chứng minh từng mắc bệnh. Hiện do không có giấy chứng nhận F0 nên anh cũng không được hưởng bảo hiểm xã hội.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng ( Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy), cho biết hiện có hai loại xét nghiệm kháng thể. Thứ nhất là xét nghiệm nhanh để xác định người nào đó từng mắc bệnh hay chưa. Thứ hai là xét nghiệm đo lượng kháng thể, xác định một người có nguy cơ mắc bệnh, bị tái nhiễm hay không.
“Với loại xét nghiệm thứ nhất, người khỏi bệnh có thể thực hiện để kiểm tra kháng thể, chứng tỏ từng mắc bệnh”, bác sĩ Hùng nói.
Với loại thứ hai, việc định lượng kháng thể chỉ có tính chất tương đối, không ai thực hiện để xác định một người có nguy cơ mắc bệnh, tái nhiễm hay không. Hình thức này chủ yếu để phục vụ các nghiên cứu. Do đó, một người có thể xét nghiệm kháng thể để xác định từng mắc bệnh hay chưa, chứ không phải để xem xét nguy cơ mắc bệnh trở lại.
Theo bác sĩ Hùng, những người đã khỏi Covid-19 có tỷ lệ thấp tái nhiễm trong vòng 6 tháng, do đó được khuyến cáo tiêm vaccine sau khi khỏi bệnh 6 tháng. Người đã khỏi bệnh nhưng không có giấy chứng nhận, không được cho phép xét nghiệm kháng thể để chứng minh, nếu muốn có “thẻ xanh” bắt buộc phải tiêm đủ 2 mũi vaccine thì “vừa sai với chỉ định tiêm của Bộ Y tế, vừa gây lãng phí vaccine và tốn thời gian để chờ đợi vaccine đủ hiệu lực” bảo vệ sau tiêm để được cấp thẻ.
sau kho mắc khỏi bệnh chỉ có một tỷ lệ thấp bị tái nhiễm trong khoảng 6 tháng …. Vì sau đó lượng kháng thể giảm vẫn có thể mắc bệnh nhiều do đó có khuyến cáo nên tiêm vaccine sau khi khỏi bệnh 6 tháng
“Các quy định đang bị mâu thuẫn nhau”, bác sĩ Hùng phân tích. “Trong giai đoạn y tế quá tải, nếu F0 gọi phường không đến thì xem như đã bị bỏ rơi một lần, giờ không có giải pháp để nhóm này được đi làm thì sẽ bị bỏ rơi một lần nữa”. Bác sĩ đề xuất nên có giải pháp tháo gỡ trên góc độ khoa học.
Video đang HOT
Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Hữu Khoa.
Theo bác sĩ Hùng, không có vaccine nào có hiệu lực bảo vệ 100% trước nguy cơ mắc bệnh. Một người tiêm đủ hai mũi vaccine vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Tương tự, người đã từng nhiễm bệnh thì có một tỷ lệ nhỏ khả năng tái nhiễm trở lại trong khoảng 6 tháng, dù rất thấp. Sau đó, lượng kháng thể giảm vẫn có thể mắc bệnh nên có khuyến cáo tiêm vaccine sau khi khỏi bệnh 6 tháng. Nếu nhóm tiêm hai mũi vaccine được cấp thẻ xanh thì nhóm đã khỏi bệnh cũng cần được xem xét như thế sau khi xét nghiệm kháng thể, theo bác sĩ.
Bác sĩ Hùng cũng cho rằng ngành y tế đang có chủ trương kêu gọi F0 khỏi bệnh tình nguyện đi chống dịch. “Nếu không giải quyết được vấn đề cấp giấy chứng nhận thì có thể một số F0 không được ra đường đi tham gia hoạt động tình nguyện”, bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (chuyên gia dịch tễ, cố vấn Khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1), cho rằng “xét nghiệm kháng thể cho người mắc bệnh có giá trị chứng minh người này đã từng mắc bệnh” . Bác sĩ Khanh cũng nhấn mạnh phương pháp này khác với việc định lượng kháng thể cho người sau chích ngừa đã đủ kháng thể phòng bệnh hay chưa, chỉ có việc xét nghiệm sau tiêm ngừa mới không cần thiết.
“Nên cho phép người đã khỏi bệnh xét nghiệm kháng thể để chứng minh, sau đó nạp những dữ liệu này lên hệ thống để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận cho người dân”, bác sĩ Khanh nói.
Theo bác sĩ Khanh, hiện nay hầu hết bệnh viện, phòng khám đều có thể thực hiện xét nghiệm kháng thể Covid-19 để kiểm tra một người từng mắc bệnh hay chưa, bằng cách test nhanh hoặc sử dụng các loại máy xét nghiệm thường quy, chi phí tùy từng loại.
“Tuy nhiên, người dân cần bình tĩnh chờ hướng dẫn của ngành y tế, không nên tự ý đi xét nghiệm kháng thể vì có thể gây lãng phí, không cần thiết”, ông Khanh khuyến cáo.
Trao đổi VnExpress ngày 13/9, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu, cũng cho biết ngành y tế đang tìm hướng giải quyết hợp lý để có thể xác nhận cho các trường hợp F0 chưa được địa phương ghi nhận ở thời điểm dịch bùng phát mạnh, hệ thống y tế quá tải không đáp ứng kịp. Ông Châu khuyến cáo người dân cần bình tĩnh trong lúc đợi các hướng dẫn chính thức.
Trong dự thảo Kế hoạch phòng chống Covid-19 và phục hồi kinh tế của TP HCM sau ngày 15/9 , người được cấp thẻ xanh là người tiêm đủ 2 mũi vaccine, người mắc bệnh đã khỏi; F0 điều trị tại nhà. Thẻ xanh có giá trị trong 6 tháng. Riêng trường hợp F0 tự điều trị tại nhà không báo chính quyền địa phương để ghi nhận vào hệ thống, đại diện Sở Y tế thành phố trong họp báo chiều 12/9 cho rằng “khó có cơ sở để cấp giấy chứng nhận”.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tất cả người có xét nghiệm dương tính với nCoV dù thực hiện bằng phương pháp test nhanh hay RT-PCR đều được xem như người mắc Covid-19. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm đó, chính quyền địa phương và y tế cơ sở sẽ lập danh sách những F0 đang cách ly ở nhà để theo dõi, chăm sóc, điều trị, phát túi thuốc, túi an sinh. Vì vậy, chính quyền địa phương sẽ chịu trách nhiệm xác định thông tin cho những F0 cách ly điều trị tại nhà để cơ quan chức cấp thẻ xanh Covid.
Tại sao vaccine gây phản ứng phụ?
Vaccine được tạo thành từ đoạn ADN, đoạn gene hoặc virus bất hoạt... có thể gây phản ứng nhẹ hoặc những phản ứng phản vệ nặng, nguy hiểm tính mạng.
Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết vaccine có thể được tạo bằng nhiều cách khác nhau, về cơ bản gồm bốn cách. Các nhà khoa học có thể lấy một đoạn ADN của virus gây bệnh, hoặc một số chất trong các protein của virus để khuếch tán, tạo ra vaccine.
Một số vaccine được tạo thành bằng cách lấy virus khác không gây bệnh cho người, làm yếu đi, bơm các gene của virus gây bệnh vào loại virus không gây bệnh đó, kích thích cơ thể tạo kháng thể chống virus. Đôi khi, chính virus gây bệnh được làm yếu đi, không có khả năng gây bệnh nữa, được dùng làm vaccine.
"Dù bằng biện pháp nào, các nhà khoa học cũng dựa trên nguyên tắc là lấy đặc trưng của virus đang dẫn tới bệnh lý, để nghiên cứu chế tạo vaccine", bác sĩ Hùng phân tích.
Khi tiêm vaccine, cơ thể sinh hàng rào bảo vệ. Theo đó, hệ thống miễn dịch sẽ nhận biết loại virus này có mang độc, gây bệnh, từ đó tạo ra kháng thể. Đây chỉ là đoạn ADN, đoạn gene, virus không gây bệnh, hoặc virus đã bị bất hoạt. Chúng không gây bệnh nhưng kích thích tạo được kháng thể, để khi có virus thật sự đi vào, cơ thể có lượng kháng thể để tiêu diệt, khiến virus không nhân lên và gây bệnh được.
Tác dụng phụ của vaccine
Theo bác sĩ Hùng, vaccine cũng giống như các loại thuốc khác, đều có thể dẫn đến phản ứng không mong muốn khi sử dụng. Không chỉ thuốc mà ngay cả thực phẩm, chẳng hạn cá biển, hải sản... cũng có thể gây dị ứng cho một số người, do cơ thể không dung nạp được.
Khi sử dụng vaccine, những phản ứng không mong muốn được chia làm hai loại:
Thứ nhất là nhóm phản ứng phụ thông thường như đau tại chỗ chích, sốt, đau cơ, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi... Những phản ứng này có mức độ khác nhau, đôi khi cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, chúng không gây nguy hại, thường mất sau 2-3 ngày tiêm vaccine.
Thứ hai là nhóm phản ứng không mong muốn ở mức độ có hại, như sốc phản vệ. "Những phản ứng này thật sự đáng sợ, nếu ở mức độ nặng có thể ảnh hưởng tính mạng", bác sĩ Hùng nói. Đến nay, mỗi loại vaccine có phản ứng phản vệ mức độ nặng khác nhau, nhưng nhìn chung không cao. Chẳng hạn, với vaccine ngừa Covid-19 Pfizer, khoảng 5 người có phản vệ mức độ nặng, cần điều trị trong một triệu người chích ngừa.
Khuyến cáo nhằm đảm bảo sự an toàn khi tiêm vaccine
Theo bác sĩ Hùng, người chích vaccine cần phải hợp tác tốt với nhân viên y tế. Trước khi chích, nhân viên y tế sẽ có bảng sàng lọc, hỏi về tiền sử dị ứng, bệnh đang điều trị... để giảm thiểu ít nhất khả năng có thể xảy ra phản vệ với người có tiền căn bệnh lý cấp tính, đang điều trị loại bệnh không tương thích với vaccine.
"Sàng lọc giúp giảm nguy cơ nhưng không thể đảm bảo 100% an toàn", bác sĩ Hùng chia sẻ. Có người rất khoẻ mạnh, trước giờ chưa bị dị ứng gì cả, không có nguy cơ nào, nhưng vẫn có thể xảy ra phản vệ.
Phiếu khai thác tiền sử dị ứng trước khi chích ngừa tại Bệnh viện Quân y 175. Ảnh: Hữu Khoa.
Sau khi chích ngừa, nhân viên y tế thường yêu cầu người tiêm ngồi lại ít nhất 30 phút, nếu có phản ứng phản vệ sẽ được hỗ trợ cấp cứu lập tức. Đến nay, chỉ có vài trường hợp diễn tiến quá nặng không thể cứu chữa, còn đa số có thể cấp cứu, điều trị được.
Một số người, sau khi chích, phản ứng phản vệ xảy ra trễ, vài giờ hoặc vài ngày sau. Điều này dù rất hiếm nhưng có thể xảy ra. Do đó, trong vòng ba ngày sau khi chích vaccine, nếu có triệu chứng bất thường phải đến cơ sở y tế gần nhất, cầm theo phiếu chích ngừa, thông báo rõ để bác sĩ có hướng điều trị tốt nhất.
Vai trò của vaccine
Bác sĩ Hùng phân tích, vaccine là loại thuốc rất khác biệt so với thuốc chữa bệnh thông thường. Đối với thuốc chữa bệnh thông thường, người sử dụng thuốc là người được thụ hưởng, để trị bệnh. Với vaccine, không chỉ người sử dụng được bảo vệ để phòng tránh bệnh, mà những người xung quanh cũng được bảo vệ.
"Việc chích vaccine đồng loạt, với tỷ lệ khoảng 70-80% người trong cộng đồng được chích ngừa, có thể bảo vệ được cộng đồng đó khỏi mắc bệnh truyền nhiễm", bác sĩ Hùng nói.
Vaccine có thể phòng ngừa Covid-19 hoàn toàn không?
Tiêm vaccine không thể là yếu tố quyết định toàn bộ. Bất cứ loại vaccine nào cũng chỉ có hiệu quả dao động khoảng 75-95%. Có nghĩa, cứ 100 người tiêm, chỉ khoảng 75-95 người phòng được bệnh, số còn lại vẫn có thể nhiễm dù đã chủng ngừa.
Theo bác sĩ Hùng, mỗi người tạo ra lượng kháng thể khác nhau sau khi chích vaccine. Nếu chích mà không tạo ra lượng kháng thể đủ thì vẫn bị nhiễm bệnh. "Điều này không thể nói chất lượng vaccine không tốt được", bác sĩ Hùng nhấn mạnh. Ngay cả người từng mắc Covid-19 rồi vẫn có thể mắc lại, phụ thuộc cá nhân có tạo ra lượng kháng thể đủ để phòng chống bệnh hay không.
Bác sĩ Hùng khuyến cáo, không phải chỉ tiêm vaccine là phòng chống được Covid-19 mà cần có sự kết hợp tốt giữa các biện pháp phòng ngừa 5K. Việc kết hợp giúp đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất, kể cả người chưa chích ngừa, người đã chích ngừa không tạo được kháng thể thì tuân thủ tốt 5K cũng giúp phòng bệnh.
Việt Nam hiện đang triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca. Ảnh: Giang Huy.
Theo chương trình tiêm chủng quốc gia, ngày 8/5 thêm 30.678 người tiêm vaccine Covid-19, nâng tổng số người được tiêm lên 832.635 người tại các tỉnh thành phố.
Hôm 7/5, một nhân viên y tế tại An Giang đã tử vong do sốc phản vệ sau tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.
Ngày 9/5, Sở Y tế Đồng Nai cho biết trong hơn 17.300 người tại Đồng Nai tiêm vaccine Covid-19, ghi nhận hơn 2.400 người xuất hiện các phản ứng thông thường như đau đầu, sốt, đau chỗ tiêm, chóng mặt, mệt mỏi, 4 ca sốc phản vệ độ 2, 3. Các trường hợp bị phản vệ đã được cấp cứu kịp thời, hiện sức khỏe ổn định.
Theo cơ quan quản lý dược Anh, sốc phản vệ là tai biến nghiêm trọng nhưng hiếm gặp, tỷ lệ sốc sau tiêm vaccine Covid-19 dao động từ 2 đến 26 ca trên một triệu người.
Loài rắn trên cạn có nọc độc nhất tại Việt Nam Tổn thương thường gặp khi bị rắn hổ chúa cắn là hoại tử và sưng nề. Một số người có thể tử vong do liệt cơ gây suy hô hấp. Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết hổ chúa là loài rắn trên cạn có nọc độc nhất tại Việt Nam....