Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc hưởng lợi khi Triều Tiên rơi vào tay Hàn Quốc
Trung Quốc sẽ là quốc gia hưởng lợi nếu CHDCND Triều Tiên sụp đổ và Hàn Quốc nắm quyền kiểm soát toàn bộ bán đảo Triều Tiên, tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) dẫn phân tích của một chuyên gia Mỹ chuyên nghiên cứu Trung Quốc cho hay.
Binh sĩ Triều Tiên đứng đối mặt với binh sĩ Hàn Quốc tại vùng biên giới phân cách hai miền Triều Tiên – Ảnh: Reuters
Nhiều nhà phân tích cho rằng sách lược của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng là xem CHDCND Triều Tiên như một “vùng đệm”, theo The Diplomat.
Các chuyên gia phân tích này cho rằng Trung Quốc cần phải ủng hộ chính quyền Kim Jong-un vì nếu chính quyền này sụp đổ có thể dẫn đến việc Hàn Quốc sẽ thống nhất bán đảo Triều Tiên.
Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có một đồng minh quân sự Mỹ ở sát sườn Trung Quốc.
Tuy nhiên, Shannon Tiezzi, một chuyên gia phân tích người Mỹ chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, hiện đang làm biên tập viên cho The Diplomat, nhận định rằng Bắc Kinh sẽ là quốc gia hưởng lợi một khi hai miền Triều Tiên thống nhất.
Bà Tiezzi cho biết Trung Quốc hiện đang có quan hệ rất khả quan với Hàn Quốc, hơn hẳn so với các quan hệ với nhiều quốc gia láng giềng khác, dù rằng giữa 2 nước đôi khi vẫn tồn tại bất đồng, chẳng hạn như vụ Seoul chỉ trích vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông của Bắc Kinh.
“Cả Trung Quốc và Hàn Quốc đang có một mối quan hệ thương mại cực kỳ quan trọng. Kim ngạch thương mại gần đây giữa 2 nước có giá trị hơn 250 tỉ USD, lớn hơn cả kim ngạch của cả Hàn Quốc với Nhật Bản và với Mỹ cộng lại”, chuyên gia Mỹ cho biết.
“Ngoài ra, Seoul và Bắc Kinh gần đây đã hợp lại với nhau để cùng phản đối Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Cả hai đều đã lên tiếng chỉ trích cái mà họ cho là sự quay lại với chủ nghĩa quân phiệt tại Nhật”, The Diplomat dẫn phân tích của bà Tiezzi.
Video đang HOT
Giới quan sát cũng cho rằng quan hệ tốt đẹp Trung – Hàn được thể hiện rõ trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye hồi năm 2013.
Bà Park, một người thông thạo tiếng Hoa, đã gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đã lặp lại cam kết cải thiện quan hệ Trung – Hàn.
Nhưng bất chấp mối quan hệ hữu hảo, giữa 2 nước vẫn tồn tại một khác biệt lớn: Triều Tiên.
Trong buổi họp báo nhân dịp năm mới, tổng thống Hàn Quốc khẳng định rằng việc đặt ra “nền tảng cho sự thống nhất tại bán đảo Triều Tiên” là “nhiệm vụ chủ chốt” trong nhiệm kỳ của bà, theo The Diplomat.
“Bây giờ hãy thử giả định rằng chính quyền Kim Jong-un sụp đổ và Hàn Quốc nắm quyền kiểm soát miền Bắc. Hai miền Triều Tiên thống nhất và điều này là một điều tốt cho Trung Quốc”, bà Tiezzi nhận định.
“Một khi bán đảo Triều Tiên thống nhất, thì sẽ còn rất ít giá trị chiến lược để Hàn Quốc tiếp tục liên minh với Mỹ, ít nhất là nhìn từ phía Hàn Quốc. Lý do chủ yếu để Seoul duy trì mối quan hệ này chính là để đối phó với mối đe dọa quân sự từ phía Bình Nhưỡng”, chuyên gia Mỹ phân tích.
“Khi bán đảo Triều Tiên thống nhất, mối đe dọa này cũng sẽ không còn nữa. Vậy liệu Hàn Quốc có tiếp tục bỏ ra hơn 800 triệu USD/năm để chi trả cho quân đội Mỹ đồn trú trên lãnh thổ mình hay không? Thế thì thay vì để quân Mỹ án ngữ tại khu vực sông Yalu (ngăn cách Trung Quốc và Triều Tiên), việc này sẽ là cơn ác mộng đối Trung Quốc, thì một Hàn Quốc thống nhất sẽ đá quân Mỹ ra khỏi đất nước”, theo bà Tiezzi.
Binh sĩ Mỹ đang hướng dẫn cho binh sĩ Hàn Quốc – Ảnh: AFP
Trong bài nhận định đăng trên The Diplomat, bà Tiezzi còn phân tích thêm rằng, một khi hai miền Triều Tiên thống nhất, Trung Quốc thậm chí còn đóng một vai trò quan trọng hơn về mặt kinh tế đối với Hàn Quốc.
Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề là tái kiến thiết một miền bắc lạc hậu và đói nghèo, bà Tiezzi dự đoán.
Khi đó, quốc gia láng giềng Trung Quốc sẽ là một sự lựa chọn hợp lý để giúp thúc đẩy nền kinh tế mới và điều này cũng sẽ hoàn thành “tâm nguyện lâu nay” của Bắc Kinh, đó là được tiếp cận hoàn toàn vào thị trường và tài nguyên của Triều Tiên, nữ chuyên gia phân tích Mỹ bình luận.
“Vì vậy, việc hai miền Triều Tiên thống nhất sẽ là một thắng lợi cho Trung Quốc, cả về mặt kinh tế lẫn chính trị”, theo bà Tiezzi.
Tuy nhiên, hiện có rất ít dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng thay đổi lập trường về Triều Tiên, ngay cả sau khi Lãnh đạo Kim Jong-un thanh trừng ông dượng Jang Song-thaek của mình.
“Nhưng nếu chính quyền Kim Jong-un tiếp tục cho thấy những dấu hiệu bất ổn, Bắc Kinh có thể sẽ bắt đầu cân nhắc sự thiệt hơn khi ủng hộ Bình Nhưỡng”, bà Tiezzi nhận định.
Theo TNO
Chuyên gia Mỹ: "Thủ tướng Nhật tát vào mặt Mỹ"
Một chuyên gia Mỹ cho rằng chuyến thăm tới đền Yasukuni của ông Abe là một "cái tát vào mặt Mỹ."
Ngày 29/12, một chuyên gia Mỹ chuyên nghiên cứu về các vấn đề châu Á nhận định rằng chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới ngôi đền chiến tranh Yasukuni là một "cú tát" không chỉ vào mặt Hàn Quốc và Trung Quốc mà cả vào mặt Mỹ.
Ông Dennis Halpin, cựu cố vấn các vấn đề châu Á tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ chỉ ra rằng trong số gần 2,5 triệu người lính chết trận được thờ tại đền Yasukuni ở Tokyo có Hideki Tojo, một viên tướng trong quân đội đế quốc Nhật Bản và là Thủ tướng thời chiến của nước này.
Ông Shinzo Abe tới thăm đền Yasukuni
Chính tướng Tojo là người đã ra lệnh phát động cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng ở Hawaii năm 1941 khiến gần 2.400 lính Mỹ thiệt mạng, con số thương vong nặng nề nhất của Mỹ trong lịch sử, chỉ đứng sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.
Ông Halpin cho rằng trong mắt người Mỹ, việc thờ cúng Tojo chẳng khác nào tôn sùng một nhân vật khủng bố như Osama bin Laden.
Phát biểu trên tạp chí Foreign Policy, ông Halpin nói: "Làm sao người Mỹ có thể phớt lờ những người tới tưởng nhớ Hideki Tojo, như thế chẳng khác gì bỏ qua cho những kẻ tôn sùng Osama bin Laden."
Ông Halpin đưa ra quan điểm này trong bối cảnh ngày càng có nhiều người tỏ ra lo ngại rằng chuyến thăm của ông Abe tới đền Yasukuni sẽ làm tổn thương quan hệ giữa Washington và Tokyo.
Dân Hong Kong đốt cờ in hình tướng Hideki Tojo để phản đối Nhật Bản
Phản ứng sau vụ việc này, chính phủ Mỹ tuyên bố họ cảm thấy "thất vọng" về chuyến thăm tới ngôi đền thờ tội phạm chiến tranh của ông Abe. Đây được coi là phản ứng "ngoài dự đoán" của chính phủ Nhật bởi trước đây Mỹ đã từng làm ngơ trước chuyến thăm đền Yasukuni của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi.
Tuy nhiên ông Halpin cho rằng chính cựu Thủ tướng Koizumi đã phải "trả giá ở Washington" vì chuyến đi tới đền Yasukuni vào năm 2006.
Ông Koizumi đã từng mất cơ hội phát biểu trước Quốc hội Mỹ trong chuyến thăm tới Washington sau khi các nghị sĩ Mỹ phát hiện ra rằng ông này đang có kế hoạch tới thăm đền Yasukuni vào cuối năm đó.
Hiện vẫn chưa rõ quyết định tới thăm đền Yasukuni của ông Abe có ảnh hưởng gì tới việc lựa chọn các điểm đến trong chuyến công du châu Á dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Tư tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama hay không.
Theo Yonhap
Bốn lý do khiến Trung Quốc không dám mạo hiểm ở Biển Đông Sau khi thông báo thành lập cái gọi là "vùng nhận dạng phòng không" (ADIZ) trên biển Hoa Đông, Bắc Kinh đã nhiều lần úp mở khả năng thiết lập vùng phòng không tại Biển Đông. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đối với Trung Quốc, việc lập thêm vùng phòng không tại Biển Đông không phải là một công việc dễ...