Chuyên gia Mỹ: Trump đừng “chữa lợn lành thành lợn què”
Các chuyên gia cảnh báo chính quyền Mỹ cần cẩn trọng khi quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Nga.
Từ lâu Mỹ đã lo ngại Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh tên lửa đến mức tinh vi
Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) được ký với Nga từ thời Chiến tranh Lạnh Nga có thể mở ra nhiều lựa chọn cho Lầu Năm Góc để cải thiện năng lực đối trọng trước sức mạnh tên lửa đang ngày càng tinh vi của Trung Quốc. Nhưng nếu không khéo, nó có thể tạo ra cuộc đua vũ trang, làm leo thang căng thẳng tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Từ cách ông Trump giải thích lý do rút khỏi thỏa thuận này có thể thấy, ông không chỉ trích một mình Nga vi phạm hiệp ước mà chĩa “búa rìu” sang cả Trung Quốc.
Theo ông chủ Nhà Trắng, Bắc Kinh không phải là một bên trong hiệp ước INF nhưng đã và đang triển khai các lực lượng tên lửa mới và nguy hiểm hơn như tên lửa đạn đạo tầm trung với tầm xa tối đa 4.000 km mà Lầu Năm Góc lo ngại có thể đe dọa các lực lượng trên biển và đất liền của Mỹ ở tận đảo Guam.
“Trong khi Nga đang phát triển tên lửa, Trung Quốc cũng vậy mà Mỹ vẫn phải nhất nhất tuân thủ thỏa thuận, đó là điều không thể chấp nhận” – ông Trump nói.
Không phải đến bây giờ mà từ nhiều năm trước, giới chức Mỹ đã cảnh báo, Mỹ đang rơi vào tình thế bất lợi khi Trung Quốc tăng cường phát triển các lực lượng tên lửa ngày càng tinh vi đến mức Lầu Năm Góc khó có thể đuổi kịp, chỉ vì vẫn phải tuân thủ hiệp ước hạt nhân với Nga.
Video đang HOT
Ông Dan Blumenthal, cựu quan chức Lầu Năm Góc hiện đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Chính sách Cộng đồng của Mỹ – AEI, cho biết, việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận có thể mở đường cho Washington dễ dàng triển khai tên lửa thông thường, di động, dễ dàng che giấu tới những nơi như đảo Guam và Nhật Bản.
Đồng nghĩa, Trung Quốc sẽ phải cân nhắc kỹ hơn nếu muốn thực hiện cuộc tấn công trước nhắm vào tàu chiến và căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng nó cũng đẩy Bắc Kinh vào cuộc đua vũ trang đắt đỏ, chi tiêu nhiều hơn vào hệ thống phòng vệ tên lửa. “Về cơ bản, nó sẽ làm thay đổi bức tranh sức mạnh quân sự” – ông Blumenthal nói.
Mặt khác, theo bà Kelly Magsamen, cựu quan chức từng tham gia thiết lập chính sách Châu Á của Lầu Năm Góc dưới thời ông Barack Obama, cảnh báo mọi chính sách triển khai tên lửa mới của Mỹ tại Châu Á đều cần có sự hợp tác cẩn thận với các đồng minh. Nhưng, thực tế có lẽ chưa được như vậy.
Bà Magsamen lo ngại, nếu các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hiểu không đúng việc Mỹ quyết định rút khỏi INF, thì nó có thể gây ra bất ổn an ninh trong khu vực.
Chưa kể, giới chức Mỹ cũng cảnh báo, Trung Quốc có thể gây áp lực lên một số nước trong khu vực để từ chối yêu cầu đặt tên lửa của Mỹ tại nước sở tại.
Trang Trần (Theo Reuters)
Theo baogiaothong
Bộ trưởng Quốc phòng Mattis: "Tổng thống Trump ủng hộ tôi 100%"
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis ngày 16/10 nói rằng, ông sẽ vẫn ở "đội của Trump".
Phát biểu với các phóng viên trong chuyến bay từ Washington tới TP Hồ Chí Minh trong chuyến thăm châu Á, người đứng đầu Lầu Năm Góc nói rằng "Tôi vẫn ở đội của ông ấy. Chúng tôi chưa từng nói về việc tôi sẽ ra đi. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục công việc của mình".
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis. Ảnh: AP
"Tổng thống nói: 'tôi ủng hộ ông 100%'", ông Mattis dẫn lại lời của Tổng thống Trump khi hai người có trao đổi qua điện thoại vào sáng 15/10.
Khi được hỏi liệu ông là thành viên đảng Dân chủ hay Cộng hòa, ông Mattis nói rằng, ông chưa bao giờ đăng ký làm thành viên của bất cứ chính đảng nào.
Trước đó, trong chương trình phỏng vấn "60 phút" của CBS phát sóng hôm Chủ nhật 14/10, Tổng thống Donald Trump nói rằng Bộ trưởng James Mattis có thể sẽ từ chức.
Trong cuộc phỏng vấn "60 phút" đó, Tổng thống Trump nói về Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis rằng: "Tôi nghĩ ông ấy là kiểu người của đảng Dân chủ, nếu bạn muốn biết sự thật. Nhưng ông Mattis là người tốt. Chúng tôi khá hòa thuận. Ông ấy có thể sẽ ra đi. Ý tôi là, ở một điểm nào đó, mọi người cũng sẽ ra đi".
Quan hệ giữa Tổng thống Trump và Bộ trưởng Quốc phòng Mattis được truyền thông để mắt tới sau khi cuốn sách của nhà báo Bob Woodward ra mắt tháng trước, theo đó nói rằng ông Mattis đã cố tình nói xấu Tổng thống Trump với các phụ tá của mình
Ông James Mattis bác bỏ nội dung nói về mình trong cuốn sách của Bob Woodward đồng thời mô tả cuốn sách này là "sản phẩm giàu trí tưởng tượng".
Tổng thống Trump, vốn lâu nay luôn dành sự tôn trọng đối với ông Mattis, ngày 5/9 nói rằng, Bộ trưởng Quốc phòng của mình sẽ tiếp tục tại vị.
Ông Mattis đã từng rời khỏi quân đội năm 2013 và làm việc tại trường đại học Stanford và Dartmouth trước khi trở lại đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Các quan chức phương Tây cũng khá ca ngợi Bộ trưởng Mattis. Ông cũng là người có tiếng nói ảnh hưởng với các đồng minh NATO đang hoang mang trước các chính sách của Tổng thống Trump về thương mại và Iran cũng như cái nhìn đặc biệt của ông Trump dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông Mattis cũng được cho là người ít cứng rắn hơn về vấn đề Iran so với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton./.
Thùy Linh
Theo VOV.VN/ Sputnik, Reuters
Phản ứng bất ngờ của Mỹ từ đòn tấn công liều mình Iran nhằm vào Syria Mỹ chỉ trích cuộc tấn công tên lửa của Iran nhằm vào các mục tiêu ở phía Đông Syria và cho rằng đây là hành động liều lĩnh, không an toàn và căng thẳng leo thang. Trong một tuyên bố, người phát ngôn Lầu Năm Góc Sean Robertson cho biết, Iran không có bất kỳ biện pháp nào để thông báo cho quân...