Chuyên gia Mỹ nhận định Omicron chắc chắn không nghiêm trọng hơn Delta
Nhà khoa học hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci cho biết các dấu hiệu sơ bộ cho thấy biến thể Omicron không nguy hiểm hơn biến thể Delta.
Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Anthony Fauci. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, Tiến sĩ Anthony Fauci – Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, cố vấn y tế chính của Tổng thống Joe Biden – nhận định biến thể Omicron “gần như chắc chắn không nghiêm trọng hơn biến thể Delta”.
“Khi nhìn vào một số nhóm đang được theo dõi ở Nam Phi, tỷ lệ giữa ca nhập viện trên ca nhiễm dường như thấp hơn so với chủng Delta”, ông nói.
Ông Fauci đã phân tích những điều đã biết và chưa biết về biến thể Omicron thành 3 yếu tố chính, gồm khả năng lây truyền, khả năng lẩn tránh miễn dịch và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Về khả năng lây nhiễm, ông Fauci cho rằng biến thể mới này “chắc chắn có khả năng lây nhiễm cao”, rất có thể hơn Delta, biến chủng đang chiếm ưu thế trên toàn cầu. Dữ liệu dịch tễ học từ các nhà khoa học Nam Phi cũng chỉ ra người nhiễm biến thể Omicron có khả năng tái nhiễm cao hơn.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng không nên phóng đại ý nghĩa dữ liệu này, bởi các nhóm dân số được Nam Phi theo dõi chủ yếu là người trẻ tuổi, vốn có nguy cơ nhập viện thấp hơn. Ngoài ra, bệnh nhân nhiễm Omicron cũng có thể mất vài tuần mới trở nặng.
“Tôi nghĩ rằng sẽ cần thêm ít nhất vài tuần nữa để kiểm chứng dữ liệu từ Nam Phi, nơi biến thể mới lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 11. Sau đó, khi chúng ta ghi nhận nhiều ca nhiễm hơn trên toàn thế giới, có lẽ còn mất nhiều thời gian hơn để đánh giá mức độ nghiêm trọng của Omicron”, ông cho hay.
Video đang HOT
Hình ảnh đồ họa của Omicron, biến thể lần đầu tiên báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới từ Nam Phi vào ngày 24/11. Ảnh: Getty Images
Tuy nhiên, ông cho hay một biến thể virus ít nghiêm trọng hơn nhưng dễ lây lan hơn, không làm gia tăng số ca nhập viện và tử vong là “tình huống tốt nhất”.
“Tình huống tồi tệ nhất là nó không chỉ lây nhiễm dễ dàng mà còn gây bệnh nặng, dẫn đến một đợt lây nhiễm khác. Tôi không nghĩ tình huống này sẽ xảy ra, nhưng chưa thể chắc chắn được điều gì”, ông nói.
Từ khi được phát hiện cho đến nay, Omicron đã xuất hiện ở ít nhất 42 quốc gia. Mặc dù chưa gây ra bất kỳ trường hợp tử vong nào, song các nhà khoa học đặc biệt lo ngại vì biến thể mới có hơn 30 đột biến nằm ở protein gai, khiến nó khác biệt hẳn so với virus gốc. Các nhà khoa học gọi đó là “chùm đột biến” bất thường khi Omicron có các đột biến nguy hiểm nhất của tất cả các biến thể từ trước tới nay, cho phép nó dễ dàng xâm nhập vào các tế bào hơn.
Ông Fauci cho biết các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguồn gốc của biến thể này. Tuy nhiên, ông đưa ra 2 giả thuyết chính. Thứ nhất là virus đã tiến hóa bên trong cơ thể của một bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như một người bị nhiễm HIV không có khả năng chống lại virus. Giả thuyết thứ 2 là có thể virus đã được truyền từ người sang động vật, sau đó lây lan trở lại người ở dạng đột biến hơn.
Khi được hỏi liệu những người đã tiêm chủng có cần thận trọng hơn trước biến thể mới hay không, cố vấn y tế Fauci cho biết mọi người nên thận trọng, đặc biệt là khi đi lại và đeo khẩu trang khi tụ tập trong nhà, khi chưa rõ tình trạng tiêm chủng của những người khác. Ông nhấn mạnh những người đã tiêm phòng đầy đủ cũng nên tiêm nhắc lại khi đủ điều kiện. Ông cho biết các mũi tiêm tăng cường đã được chứng minh là làm tăng đáng kể mức độ kháng thể, như đã thấy ở Israel, quốc gia bắt đầu chiến dịch tiêm mũi tăng cường sớm hơn Mỹ.
Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để biết phản ứng của vaccine với biến thể mới như thế nào và liệu có cần phải tiêm bổ sung trong tương lai hay không.
Ca nhiễm siêu biến chủng Omicron tiếp tục tăng tại châu Á
Các nước châu Á tiếp tục ghi nhận thêm ca nhiễm biến chủng Omicron mới, trong khi các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh vẫn đang được triển khai.
Nhân viên y tế xét nghiệm Covid-19 tại Seoul, Hàn Quốc (Ảnh: EPA).
Tổng số ca nhiễm biến chủng Omicron tại Ấn Độ đã tăng lên 12 trường hợp vào ngày 5/12, sau khi bang Maharashtra thông báo ghi nhận 7 ca nhiễm mới.
Truyền thông địa phương cũng đưa tin, một ca nhiễm mới đã được ghi nhận ở New Delhi.
Ấn Độ hy vọng Omicron, biến chủng được các nhà khoa học cho là dễ lây lan nhất từ trước đến nay, sẽ gây ra ít thiệt hại hơn so với Delta. Biến chủng Delta từng dẫn đến làn sóng dịch bệnh khủng khiếp tại Ấn Độ hồi tháng 3 và tháng 4, khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
Việc hơn 70% dân số được cho là đã bị nhiễm các biến chủng virus trước đó, cùng với chiến dịch tiêm phòng vaccine, có khả năng làm tăng mức độ miễn dịch tại Ấn Độ. Cơ quan Y tế liên bang cho biết 50% trong số 950 triệu người trưởng thành ở Ấn Độ đã được tiêm chủng đầy đủ.
Tại Hàn Quốc, số ca nhiễm biến chủng Omicron cũng tăng lên 12 người, trong đó có 3 trường hợp được xác nhận hôm 4/12.
Trong số 12 ca nhiễm trên, 4 trường hợp dường như đã nhiễm biến chủng mới ở nước ngoài, và 8 trường hợp bị lây nhiễm trong nước do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với 4 người từ Nigeria đến Hàn Quốc vào ngày 24/11.
4 trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng mới tại Hàn Quốc là một cặp vợ chồng sống ở Incheon, có mối liên hệ với một nhà thờ tại thành phố này và 2 phụ nữ khoảng 50 tuổi sống ở Goyang, tỉnh Gyeonggi.
Các nhà chức trách Hàn Quốc đang theo dõi 1.088 người đã tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron ở Incheon, trong đó 522 người được cho là đã tiếp xúc gần với các ca nhiễm.
Các ca nhiễm biến chủng mới tại Hàn Quốc được phát hiện trong bối cảnh nước này ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới tăng vọt trong những ngày gần đây. Trong ngày 4/12, Hàn Quốc có thêm 5.128 ca nhiễm mới, buộc các nhà chức trách phải triển khai các biện pháp chống dịch khẩn cấp.
Bộ Y tế Singapore ngày 5/12 thông báo nước này cũng ghi nhận thêm một ca nhiễm biến chủng Omicron nhập cảnh. Ca nhiễm này là một thường trú nhân Singapore, 37 tuổi, di chuyển từ Nam Phi đến Singapore trên chuyến bay của hãng hàng không Singapore Airlines vào ngày 1/12.
Ca nhiễm trên đi cùng chuyến bay với 2 trường hợp khác cũng có kết quả xét nghiệm dương tính sơ bộ, tuy nhiên vẫn đang chờ kết quả chính thức.
Malaysia, nước láng giềng với Singapore, ngày 3/12 thông báo nước này phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron. Ca nhiễm là một nữ sinh viên 19 tuổi tại một trường đại học tư nhân ở Ipoh, Perak, Malaysia.
Trước đó, nữ sinh này đã trở về từ Nam Phi, quá cảnh ở Singapore. Cô đã hoàn thành việc tiêm chủng vaccine Covid-19.
Trước đó, các nước châu Á gồm Australia, Nhật Bản, Sri Lanka cũng đã ghi nhận các ca nhiễm biến chủng Omicron.
Omicron đầu tiên được phát hiện tại Nam Phi vào tháng trước và được WHO xếp vào nhóm biến chủng "đáng lo ngại". Các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang thu thập dữ liệu để xác định thêm thông tin về biến chủng mới này như mức độ lây nhiễm, khả năng kháng vaccine.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các nước châu Á - Thái Bình Dương nên tăng cường năng lực y tế và tiêm chủng đầy đủ cho người dân để chuẩn bị cho làn sóng Covid-19 mới do biến chủng Omicron gây ra.
Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới ngày 5/12 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 5/12 (theo giờ Việt Nam), trên toàn thế giới có tổng cộng 265.875.654 ca mắc COVID-19 và 5.266.834 ca tử vong. Số ca hồi phục là 239.562.126 ca. Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch...