Chuyên gia Mỹ: Lực lượng tàu ngầm Nga vẫn kém Mỹ
Chuyên gia nghiên cứu về Hải quân Nga nhận định, lực lượng tàu ngầm nước này đang trong giai đoạn hồi sinh nhưng năng lực tác chiến tổng thể vẫn kém xa Mỹ.
Tạp chí National Interest cho biết, các quan chức Lầu Năm Góc và hải quân cảnh báo sự hồi sinh của Hải quân Nga đang đe dọa ưu thế của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, Lầu Năm Góc đã lo lắng quá mức trước sự hồi sinh của Nga, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm.
Các chuyên gia đưa ra khá nhiều ý kiến về sự hồi sinh và sức mạnh của tàu ngầm Nga. Nhưng họ có cùng nhận định, lực lượng tàu ngầm Nga hiện nay chỉ bằng một phần 5 so với Liên Xô những năm Chiến tranh Lạnh, và chỉ khoảng một nửa số tàu ngầm có khả năng hoạt động cùng lúc dưới đáy biển.
Tuy nhiên, hạm đội tàu ngầm Nga đang hồi sinh kể từ khi hoạt động của lực lượng tàu ngầm xuống mức thấp nhất những năm hậu Chiến tranh Lạnh. “Vào thời điểm các nguồn lực trở nên khan hiếm trên diện rộng, Hải quân Nga đã có những bước dịch chuyển ngắn”, Micheal Kofman – nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các vấn đề quân sự của Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân nói với tạp chí National Interest.
Hồi sinh từ “đống tro tàn”
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei – trụ cột trong sức mạnh răn đe hạt nhân của Nga. Ảnh: Military Today
Năng lực hoạt động của hạm đội tàu ngầm Nga được cho là xuống mức thấp nhất sau khi tàu ngầm nguyên tử K-141 Kursk bị chìm do vụ nổ ngư lôi vào ngày 12/8/2000. Vụ tai nạn phơi bày tình trạng tồi tệ trong việc duy trì hoạt động, đào tạo yếu kém của Hải quân Nga.
Nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tai nạn thảm khốc của tàu ngầm nguyên tử K-141 là do khó khăn kinh tế sau khi Liên Xô sụp đổ. Về cơ bản, những tàu chiến của Hải quân Nga ra vào cảng với tình trạng rỉ sét trong nhiều năm do thiếu tiền bảo dưỡng.
Thủy thủ đoàn không được đào tạo đúng cách và thiếu kinh nghiệm vận hành, thậm chí họ còn không được trả lương. “Thuyền trưởng tàu ngầm Kursk nhận lương chỉ khoảng vài trăm USD mỗi tháng trước khi gặp nạn. Đó được xem là thời điểm bi kịch của Hải quân Nga”, Kofman nói.
Video đang HOT
Đầu những năm 2000, điện Kremlin đã thực hiện nhiều kế hoạch cải tổ để nâng cao không chỉ sức mạnh tác chiến mà còn điều kiện đãi ngộ và chất lượng nhân sự. Hải quân Nga đã có những bước tiến đáng kể trong việc đào tạo thủy thủ đoàn.
Ông Kofman nhận xét, Hải quân Nga đã chuyển từ sử dụng lính nghĩa vụ sang quân nhân chuyên nghiệp, vấn đề này thường bị bỏ qua. Hầu hết các cuộc thảo luận ở Lầu Năm Góc đều tập trung vào trang thiết bị mà xem nhẹ sự chuyển biến về nhân sự.
Bên cạnh bước chuyển biến về nhân sự, hạm đội tàu ngầm Nga đang tiếp nhận nhiều tàu ngầm tiên tiến. Đáng chú ý nhất là tàu ngầm hạt nhân chiến lược Đề án 955, lớp Borei. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới sẽ thay thế dần cho tàu ngầm lớp Delta-III.
Chuyên gia nghiên cứu về quân sự Nga nhận định, Moscow sẽ đóng mới khoảng 8 tàu ngầm lớp Borei, vì đây là một trong những trụ cột trong năng lực răn đe hạt nhân của Nga. Tài trợ cho dự án là ưu tiên cao đối với Nga.
Ngoài ra, Hải quân Nga cũng đưa vào vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân Đề án 885, lớp Yasen được đánh giá là đối thủ đáng gờm đối với tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia của Mỹ.
Năng lực tổng thể còn hạn chế
Những năm Chiến tranh Lạnh, Hải quân Liên Xô có khoảng 250 tàu ngầm. Hạm đội tàu ngầm Nga hiện nay chỉ bằng một phần 5 so với trước, chỉ khoảng một nửa số tàu ngầm sẵn sàng hoạt động ở mọi thời điểm.
“Một trong những điều khó hiểu nhất mà tôi từng nghe được khi người ta nói rằng, các tàu ngầm Nga đang hoạt động trở lại ở cấp độ Chiến tranh Lạnh trước đây. Đó là điều không thể. Tôi ước tính khoảng 50% số lượng tàu ngầm Nga ở trạng thái sẵn sàng hoạt động là đã rất hào phóng”, ông Kofman nói.
Yasen – tàu ngầm tấn công hạt nhân hiện đại nhất của Nga gặp nhiều khó khăn trong quá trình đưa vào hoạt động. Ảnh: Russian Defence
Mặt khác, Hải quân Nga đang gặp khó khăn trong việc đưa tàu ngầm mới vào hoạt động. Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Yasen là một điển hình. Tàu ngầm này phải mất nhiều năm để thử nghiệm và chỉ mới được đưa vào hoạt động trong năm nay.
“Yasen có một lịch sử phát triển và thử nghiệm đầy khó khăn, kéo dài trong nhiều năm cho thấy nó gặp nhiều vấn đề kỹ thuật cần khắc phục”. Ông cho rằng, Nga nên tập trung vào những thiết kế tàu ngầm nhỏ, ít phức tạp để sản xuất với số lượng lớn nhằm tái cơ cấu hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân.
Thực tế Nga đang tiếp tục đóng mới tàu ngầm tấn công điện-diesel Đề án 636 Kilo sau khi Đề án 677 Lada không thành công. Tuy nhiên, Kilo đã trải qua khá nhiều năm hoạt động, ông Kofman cho rằng, Nga cần một thiết kế tàu ngầm mới.
Tàu ngầm điện-diesel thế hệ tiếp theo của Nga là Kalina sẽ bắt đầu được đóng mới vào năm 2017. Tàu ngầm này nhiều khả năng sẽ được trang bị hệ thống động cơ không khí tuần hoàn độc lập (AIP). “Nhưng dường như người Nga đang gặp rắc rối với loại động cơ này”, ông nhận định.
Ông Kofman kết luận, hạm đội tàu ngầm nói riêng và hải quân nói chung đang trên đà phục hồi, nhưng vẫn là “cái bóng” của Hải quân Liên Xô trước đây. Vấn đề đối với Mỹ và NATO hiện nay là cần phải khôi phục năng lực tác chiến chống ngầm vốn bị cắt giảm nhiều từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Theo Zing News
Lộ diện vũ khí Mỹ dùng để khắc chế Nga, Trung Quốc
Giới chức hải quân Mỹ cho biết, họ đang tạo ra nguyên mẫu của một loại ngư lôi tầm xa hạng nặng mới có khả năng tiêu diệt tàu chiến, tàu ngầm hay thậm chí các loại vũ khí đang lao tới của quân địch.
Loại vũ khí mới là một phiên bản nâng cấp của ngư lôi Mk-48 nhưng sẽ lợi hại hơn trước về mọi mặt. Rất nhiều chi tiết của loại vũ khí mới, bao gồm cơ chế động cơ và loại đầu đạn, đều được giữ kín, tuy nhiên, giới lãnh đạo hải quân Mỹ gần đây đã tiết lộ với tạp chí Scout Warrior về quá trình phát triển của loại vũ khí này.
"Chúng tôi đang phát triển một phiên bản mới của ngư lôi Mk-48 với tầm bắn và khả năng mang được nhiều đầu đạn khác nhau. Nhờ loại vũ khí này, các chỉ huy tương lai sẽ có nhiều lựa chọn trong việc tấn công đối phương. Hệ thống dẫn đường vốn vô cùng hiện đại của Mk 48 cũng sẽ được nâng cấp lên một tiêu chuẩn mới, giúp nó chống được các thiết bị gây nhiễu", Chuẩn đô đốc Charles Richard nói với trang Scout Warrior.
Mỹ sẽ nâng cấp tên lửa Mk 48 lên một phiên bản lợi hại hơn rất nhiều
Mk-48 có chiều dài 5,8 m, đường kính 53 cm, nặng 1.676 kg, được gắn đầu đạn sức công phá lớn nặng 292,5 kg với tầm bắn hiệu quả trên 8km. Ngư lôi này hiện đang sử dụng động cơ Otto Fuel II, trang bị hệ dẫn đường CBASS, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa trên 365 m với vận tốc 10,2 m/s.
Ngoài việc phát triển công nghệ ngư lôi mới, Mỹ cũng sẽ tái sản xuất và nâng cấp những mẫu ngư lôi Mk-48 cũ. Loai ngư lôi nay đươc thiêt kê vao nhưng năm 1960 va đươc chinh thưc đưa vao sư dung vao năm 1971. Phiên bản Mk 48 Mod 6 được đưa vào biên chế từ năm 1997 trong khi phiên bản mới nhất Mod 7 đã được sử dụng từ năm 2006.
So vơi cac mâu tên lưa Mk-48 trươc đây, phiên ban Mod 7 đươc trang bi hê thông sonar co băng thông rông hơn. No co thê tiêp nhân cac tin hiêu ơ dai tân sô rông hơn va xư ly chung đê nâng cao kha năng tim kiêm, xac đinh muc tiêu va đô chinh xac cua ngư lôi. Đại diện của nhà thầu quân sự Lockheed Martin, ông Tom Jarvo, cho biết, công ty sẽ bàn giao cho hải quân Mỹ 20 ngư lôi Mk 48 Mod 7 mỗi tháng.
Nỗ lực phát triển ngư lôi mới của Mỹ đến cùng thời điểm với việc Washington đang ngày càng quan ngại với sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc và Nga.
Vào năm 2020, Nga sẽ có đủ 8 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Borei và ít nhất 8 tàu ngầm tấn công lớp Yasen. Đây đều là các loại tàu ngầm thế hệ mới của Nga và điều làm Mỹ lo lắng là hoạt động của những chiến hạm này đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên các vùng biển trên thế giới, thậm chí gần duyên hải Mỹ một cách vô cùng bí mật.
Vào hồi tháng 5, hạm trưởng hải quân Mỹ Oliver Lewis nhận định, tàu ngầm Nga đang tăng cường hiện diện khắp các vùng đại dương và Lầu Năm Góc nên tìm cách đối phó nếu không muốn mất đi ưu thế vượt trội trên biển mà họ đã nắm giữ trong hàng chục năm qua.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang ra sức đóng mới các loại tàu chiến bao gồm tàu khu trục, tàu ngầm và tàu sân bay. Theo dự đoán, nếu duy trì được mức tăng ngân sách quốc phòng ở mức 2 con số mỗi năm, trong 2 thập kỉ tới, số lượng tàu chiến của Trung Quốc có thể đạt tới hơn 400 chiếc ở nhiều loại khác nhau, tức là gấp rưỡi số lượng tàu của hải quân Mỹ.
Theo Danviet
Tàu ngầm chạy diesel mới nhất của Nga tiến vào Biển Đen Người phát ngôn Hạm đội Biển Đen của Nga Vyacheslav Trukhachev ngày 29/6 cho biết, Stary Oskol, tàu ngầm mới nhất chạy bằng diesel của Hải quân Nga, đã đi qua các eo biển Bosporus, Dardanelles và tiến vào khu vực Biển Đen. Tàu ngầm Staryi Oskol của Hải quân Nga (Ảnh: Sputnik) Theo ông Trukhachev, tàu ngầm Stary Oskol, chiếc tàu thứ...