Chuyên gia Mỹ: Kinh tế Việt Nam năm 2022 tăng trưởng khả quan
Vừa qua, trên trang East Asia Forum đăng bài viết của Giáo sư David Dapice thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đã chỉ ra triển vọng và thách thức trong năm 2022 của nền kinh tế Việt Nam.
Giáo sư David Dapice chỉ ra triển vọng và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam năm 2022 dưới con mắt chuyên gia Mỹ. (Nguồn: East Asia Forum)
Theo bài viết, triển vọng năm 2022 là khả quan. Khi các nhà máy và dịch vụ dần hoạt động bình thường trở lại, sản lượng sẽ tăng vọt, giống như Trung Quốc đạt được vào đầu năm 2021. Hầu hết các dự báo đều cho rằng tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam sẽ đạt 6-7%.
Du lịch sẽ bắt đầu phục hồi sau mức sụt giảm hơn 95% so với mức của năm 2019. Xuất khẩu sẽ tăng khoảng 15% và cán cân thương mại duy trì ở mức dương. Lạm phát sẽ vẫn ở mức thấp và tiền đồng tiếp tục tăng giá nhẹ so với USD. Dự báo cho rằng việc Trung Quốc đóng cửa biên giới sẽ giảm bớt, cho phép dòng chảy thương mại lưu thông bình thường hơn so với năm 2021.
Video đang HOT
Dù quan hệ kinh tế với Mỹ đã được cải thiện, song việc các nhà báo độc lập và bình luận trên mạng tiếp tục bị kiểm soát có thể tạo ra căng thẳng. Điều này có thể ảnh hưởng đến dòng vốn FDI trong tương lai và thúc đẩy Việt Nam đa dạng hóa thay vì chỉ phụ thuộc vào FDI đầu tư cho lắp ráp đơn giản.
Vấn đề trên cũng có thể hạn chế dòng vốn FDI công nghệ cao sẽ cho phép Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế sang Công nghiệp 4.0 và cải thiện năng suất. Chất lượng FDI phải được chú trọng, cùng với đó là nỗ lực hơn nữa để nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo. Sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp trong nước lớn hơn và được kết nối tốt có thể sẽ tăng lên.
Dù cách quản lý của chính phủ là linh hoạt, song trước mắt khó khăn có lẽ sẽ nhiều hơn thuận lợi. Nguy cơ bị tấn công mạng cũng là một vấn đề cấp bách.
Một vấn đề khác là việc tiếp tục sửa đổi dự thảo Quy hoạch điện 8 (QHĐ-8) để mở rộng sản xuất điện. Bản dự thảo QHĐ-8 đã thay đổi từ cách tiếp cận cân bằng với nhiều năng lượng tái tạo hơn. Các kế hoạch tăng cường truyền tải điện bị thu hẹp và điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn FDI cho năng lượng xanh.
Trên thực tế, tăng trưởng năng lượng mặt trời sẽ bị giới hạn vào năm 2022. Sự thay đổi này không phù hợp với các tuyên bố của Việt Nam tại COP-26. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo PPP (sức mua tương đương) năm 2021 là hơn 11.000 USD, cho thấy Việt Nam vẫn nghèo hơn so với các nền kinh tế lớn trong ASEAN, trong khi Việt Nam vẫn phải đối mặt với các vấn đề môi trường nghiêm trọng khác ở Đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố lớn.
Lương tăng so với năng suất, áp lực tăng cường xuất khẩu và xếp hạng công nghệ giảm đặt ra những thách thức trung hạn cho Việt Nam.
Báo Anh: Dịch COVID-19 không thể kìm hãm nền kinh tế Việt Nam
Trang mạng economist.com ngày 30/8 nhận định việc hội nhập với nền sản xuất toàn cầu đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam luôn hoạt động trong đại dịch COVID-19.
Các doanh nghiệp thực hiện phương án "3 tại chỗ" nhằm duy trì không để đứt gãy chuỗi sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Ảnh: Bùi Giang/TTXVN
Từng gây ấn tượng với thế giới khi khống chế được dịch COVID-19 trong năm 2020, Việt Nam hiện đối phó với đợt bùng phát dịch COVID-19 tồi tệ nhất từ trước đến nay. Nhiều tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt và một loạt nhà máy, từ nhà máy sản xuất giày cho Nike đến nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cho Samsung, đều hoạt động chậm lại hoặc đóng cửa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, việc hội nhập với nền sản xuất toàn cầu đã giúp duy trì nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đại dịch. Năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 2,9% ngay cả khi hầu hết các nước bị suy thoái sâu. Theo báo trên, bất chấp đợt bùng phát dịch COVID-19 hiện nay, năm 2021, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn được dự báo có thể cao hơn.
Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố vào ngày 24/8, kỳ vọng tăng trưởng năm 2021 ở mức 4,8%.
Tác giả bài báo khẳng định thành tích trên chính là lý do thực sự để ấn tượng với Việt Nam. Việc mở cửa với thương mại và đầu tư đã giúp Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng mạnh mẽ và lâu dài. Trong 30 năm qua, Việt Nam là 1 trong 5 nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Kỳ tích của Việt Nam không phải nhờ sự lên xuống của nhiều thị trường cận biên khác mà nhờ sự tăng trưởng ổn định. Chính phủ Việt Nam còn tham vọng hơn, muốn đến năm 2045 trở thành nước có thu nhập cao, tức là tăng trưởng ở mức 7%/năm. Vậy bí quyết thành công của Việt Nam là gì và liệu có thể duy trì được thành công này không?
Sự kết nối sâu rộng với chuỗi cung ứng toàn cầu và mức đầu tư nước ngoài cao khiến Việt Nam có vẻ giống Singapore. Kể từ năm 1990, Việt Nam đã tiếp nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trung bình 6% GDP mỗi năm, gấp hơn hai lần mức toàn cầu. Khi phần còn lại của Đông Á tăng trưởng và mức lương ở đó tăng, Việt Nam đã hấp dẫn các nhà sản xuất toàn cầu với chi phí lao động thấp và tỷ giá hối đoái ổn định. Điều đó thúc đẩy xuất khẩu bùng nổ. Trong thập kỷ qua, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đã tăng 137% trong khi xuất khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tăng 422%.
The Economist nhận định dù Việt Nam đang đối mặt với đại dịch COVID-19, nhưng vẫn có thể lạc quan về một đất nước dường như đang trong giai đoạn đầu bước vào chu kỳ phép lạ kinh tế Đông Á.
WB: Nhiều chỉ số kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến tích cực trong tháng 1/2022 Ngày 17/2, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố bản tin cập nhật tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 2 năm 2022. Người dân đến mua sắm tại siêu thị Aeon Mall Bình Dương. Ảnh tư liệu: Hải Âu/TTXVN Theo đó ghi nhận, trước dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần, nhờ tỷ lệ bao phủ vaccine đã vượt mốc 73%...