Chuyên gia Mỹ: Kilo Việt Nam có thể khiến Trung Quốc “trả giá rất đắt”
Chuyên gia cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách đối ngoại Mỹ đã nhận định như vậy trong bài viết “Cán cân Hải quân trên Biển Đông: Lực lượng tàu ngầm ở ĐNÁ”.
Tàu ngầm Kilo Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc “trả giá rất đắt”
Không như trên đất liền, nơi Việt Nam đã chứng minh sự vượt trội so với hầu hết các nước trong khu vực, tác chiến trên biển khác biệt rất nhiều, để giành chiến thắng, đòi hỏi không chỉ có vũ khí trang bị hiện đại mà còn ở nghệ thuật chỉ huy cũng như kinh nghiệm chiến đấu.
Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều đánh giá cao sức mạnh của tàu ngầm Kilo Việt Nam, nhất là khi chúng phối hợp tác chiến liên hợp với những hệ thống vũ khí hiện đại khác từ không quân, không quân hải quân cho tới tàu mặt nước và tên lửa bờ.
Sức mạnh đó có thể khiến Hải quân Trung Quốc “trả giá rất đắt”, dù chưa đủ để giành thắng lợi quyết định. Tuy nhiên, để phát huy tối đa uy lực, trước hết, Việt Nam cần phải hiện đại hóa hệ thống giám sát biển để phát hiện sớm mục tiêu.
Đồng thời cần phải phát triển hệ thống chỉ huy và điều khiển tiên tiến nhằm phối hợp nhuần nhuyễn, nâng cao khả năng tác chiến của các lực lượng trong bức tranh toàn cảnh.
Máy bay Su-30MK2 của Việt Nam có khả năng tác chiến trên biển rất tốt
Với 36 tiêm kích đa năng Su-30MK2, 2 tổ hợp tên lửa bờ di động Bastion-P (với tên lửa P-800 Yakhont), 6 tàu tuần tra cao tốc Svetlyak, 6 tàu tên lửa Molniya 1241.8, 4 khinh hạm Gepard 3.9, Hải quân Việt Nam khá mạnh và hiện đại.
Mặc dù vậy, trong chuyến thăm và làm việc tại Philippines tháng 5/2014, trước nhiều câu hỏi của báo giới nước ngoài về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó. Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược. Vì thế, chúng tôi luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ.
Đông Nam Á kém Việt Nam ở khả năng tác chiến liên hợp
Philippines đang trong quá trình xây dựng hệ thống radar trinh sát hải quân (được Mỹ tài trợ một phần) để nâng cao khả giám sát vùng biển của mình, nhưng lực lượng tàu mặt nước quá mỏng để phối hợp hoạt động hiệu quả.
Họ chỉ mới bắt đầu khởi động mua sắm tàu chiến có tên lửa diệt hạm, trong khi không quân sắp tiếp nhận 12 máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ FA-50 có khả năng phóng tên lửa đối hạm. Tuy nhiên, chưa có bất cứ quả tên lửa chống tàu nào được đặt mua cho chúng.
Trong khi đó, Malaysia sẽ sớm tái bố trí những máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ Hawk-208 ở Labuan, phía bắc Borneo. Từ căn cứ này, chúng có thể hỗ trợ cho 2 tàu ngầm Scorpene.
Thật đáng tiếc là hải quân và không quân của họ hiếm khi luyện tập cùng nhau. Bên cạnh đó, ngoài một số ít tàu tuần tra xa bờ, khả năng trinh sát hàng hải của Malaysia hết sức hạn chế. Do vậy, kinh nghiệm tác chiến liên hợp trên biển của nước này gần như bằng không.
Tàu ngầm Scorpene của Hải quân Hoàng gia Malaysia
Video đang HOT
“Làn sóng” mua sắm tàu ngầm ở Đông Nam Á
Trong vài năm trở lại đây, các nước Đông Nam Á đẩy nhanh tiến độ mua sắm, hoặc có ý định xây dựng lực lượng tàu ngầm trong bối cảnh khu vực Biển Đông có nhiều diễn biến mới, tiềm ẩn nguy cơ xung đột vũ trang.
Từ lâu, tàu ngầm luôn được đánh giá cao nhờ khả năng tàng hình cũng như đột kích bất ngờ. Thậm chí, các tàu ngầm hiện đại thế hệ mới, sức mạnh của chúng còn được nâng lên nhiều bậc.
Độ chính xác và sức hủy diệt của các loại tên lửa hành trình diệt hạm sẽ đặt mọi loại tàu mặt nước trước mối đe dọa thực sự nếu chúng không có khả năng đánh chặn tên lửa hiệu quả.
Tuy nhiên, chi phí mua sắm và duy trì lực lượng tàu ngầm thường rất cao, việc đào tạo kíp thủy thủ vận hành cũng mất thời gian và phức tạp gấp nhiều lần so với tàu mặt nước. Đồng thời, hạm đội tàu ngầm đòi hỏi cơ sở bảo trì, bảo dưỡng hết sức đặc biệt.
Hiện nay, ở khu vực Đông Nam Á chỉ có 4 quốc gia sở hữu tàu ngầm gồm: Việt Nam đặt mua 6 tàu Kilo 636 (đã nhận 3 chiếc), Indonesia có 2 tàu Type-209, Malaysia với 2 tàu Scorpene và Singapore với 2 tàu Acher cùng 4 tàu lớp Challenger.
Năm 2010, Indonesia đã sơ bộ lên kế hoạch mua sắm tới hơn 10 tàu ngầm mới, còn vào tháng 7/2014, Thái Lan đã chính thức thành lập một đơn vị để chuẩn bị cho kế hoạch mua tàu ngầm, có thể do Đức thiết kế.
Tiếp đó, tháng 12/2014, Philippines cũng tuyên bố sẽ mua 3 tàu ngầm cho Hải quân nước mình. Trong các quốc gia Đông Nam Á, chỉ duy nhất Indonesia có kinh nghiệm vận hành tàu ngầm trong thời gian dài với các tàu ngầm đặt mua từ những năm 1950.
Nỗ lực mua sắm tàu ngầm hiện đại của Indonesia tưởng chừng đã thành sự thực vào năm 1997 khi họ có ý định mua 2 tàu ngầm Type 206 đã qua sử dụng của Đức. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á đã “đánh đắm” luôn kế hoạch này.
Cùng năm đó, Việt Nam chính thức xây dựng lực lượng tàu ngầm bằng việc đặt mua từ Triều Tiên một cặp tàu ngầm mini với kíp thủy thủ 11 người.
Singapore đặt mua tàu ngầm đầu tiên trong khoảng thời gian này, quyết định đó khiến Malaysia không thể đứng ngoài cuộc.
Làn sóng mua sắm tàu ngầm bắt đầu trở lại vào năm 2009, khi Việt Nam quyết định đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo hiện đại từ Nga. Tiếp đó đến lượt Indonesia, Thái Lan và gần đây nhất là Philippines công bố kế hoạch phát triển lực lượng tàu ngầm.
Động thái trên cho thấy các quốc gia trong khu vực nhận thức ngày càng sâu sắc về tầm quan trọng của tuyến hàng hải sầm uất nhất nhì thế giới đối với nền kinh tế, cũng như sự gia tăng sức mạnh quân sự và yêu sách vô căn cứ về chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc.
Dù các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh mua sắm tàu tuần tra để giám sát vùng lãnh hải trên Biển Đông, nhưng về mức độ hiện đại cũng như số lượng khó có thể theo kịp Trung Quốc.
Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc bị đánh giá thấp ở khả năng săn ngầm nên với các nước Đông Nam Á, tàu ngầm là phương cách tốt nhất để giành lợi thế.
Vì vậy, các nước trong khu vực chuyển hướng sang mua sắm tàu ngầm hiện đại với ngư lôi và thậm chí cả tên lửa diệt hạm để tận dụng điểm yếu này.
Chắc chắn nếu các hạm đội tàu ngầm ở Đông Nam Á hành động đơn lẻ sẽ khó tạo thành sức răn đe đủ mạnh để khiến Trung Quốc phải “nhìn trước, ngó sau”, hạn chế hung hăng ở Biển Đông hoặc buộc họ nghiêm túc ngồi vào bàn đàm phán về các yêu sách chủ quyền.
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Việt Nam thăm Philippines
ASEAN cần hợp lực để đối phó với Trung Quốc
Gần đây, một vài quan chức thậm chí đã lên tiếng ủng hộ hợp tác quân sự chặt chẽ hơn giữa các nước ASEAN, bởi đây là một trong những biện pháp khắc chế hữu hiệu tham vọng bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc.
May mắn cho Trung Quốc là khả năng ASEAN trở thành một liên minh quân sự dường như rất thấp bởi các nước chưa có nhiều ràng buộc chặt chẽ. Mặc dù gần đây, hợp tác quốc phòng có gia tăng nhưng vẫn là một cộng đồng lỏng lẻo, chưa phải đồng minh chiến lược.
Vấn đề then chốt là chúng ta cần tiếp tục thúc đẩy đối thoại và mọi nỗ lực phù hợp với luật pháp quốc tế và quy tắc ứng xử khu vực nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và cùng hợp tác phát triển.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã có nhiều bước đi nhằm chia nhỏ “bó đũa ASEAN” bằng “củ cà rốt” viện trợ phát triển kinh tế cho một số quốc gia với mong muốn o bế, dẫn dắt những nước này đi theo quỹ đạo có lợi.
Tuy nhiên, sự hung hăng mới đây của Trung Quốc đã đẩy nhiều nước xích lại gần nhau, chống lại sự bành trướng và yêu sách vô căn cứ của họ.
Nếu hải quân một vài nước có lợi ích trực tiếp sớm hoàn thành việc mua tàu ngầm và hợp tác quân sự chặt chẽ với nhau thì Trung Quốc không dễ dọa dẫm họ trên Biển Đông.
Theo Tri Thức
Một chuyến bay huấn luyện của 'Hổ mang chúa' Su-30MK2
Ngày 21/5, phóng viên có dịp mục kích một chuyến bay huấn luyện của Trung đoàn Không quân tiêm kích 935 (Sư đoàn 370 - quân chủng Phòng không Không quân).
Một chuyến bay huấn luyện của &'Hổ mang chúa' Su-30MK2
Ngày 21/5, là ngày kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trung đoàn Không quân tiêm kích 935. Đây là trung đoàn đầu tiên sở hữu toàn máy bay Su-30MK2 của Việt Nam.
Su-30MK2 là loại máy bay tiêm kích đa năng siêu âm hiện đại trên thế giới hiện nay, có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội trong nhiều kiểu thời tiết, địa hình, ở cả trên không, trên đất, trên biển.
Nó có khả năng thực thi nhiệm vụ tiêm kích (không chiến) trong điều kiện đêm tối, sử dụng các loại vũ khí tác chiến tầm trung, tầm xa và tiếp nhiên liệu ngay trên không (khi được tiếp nhiên liệu trên không, Su-30MK2 sẽ tăng tầm hoạt động từ 3.000 km lên tới 8.000 km). Dưới thân và cánh Su-30MK2 được trang bị tên lửa tinh khôn (tên lửa truyền hình), tên lửa không đối hạm, không đối đất...
Hệ thống radar của Su-30MK2 có khả năng phát hiện 15 mục tiêu cùng lúc, có thể đồng thời theo dõi mười mục tiêu và sử dụng vũ khí tấn công bốn mục tiêu trên không hoặc hai mục tiêu mặt đất.
Tất cả phi công lái Su-30MK2 đều có giờ bay tích lũy hơn 300 giờ trên các loại máy bay phản lực, dày dạn kinh nghiệm và phải biết tiếng Nga nên khi huấn luyện bay chuyển loại, họ chỉ cần một tháng học lý thuyết và sau 1-2 chuyến bay kèm đã tự điều khiển được Su-30MK2.
Một nhóm các phi công đang nghiên cứu về bài bay của mình trên khu vực sân rộng có vẽ các đường bay.
Thượng tá Trần Văn Dũng - Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 935 - đang được kiểm tra sức khỏe trước khi ra khu vực hangar (nơi để máy bay).
Bộ phận kỹ thuật kiểm tra lại máy bay lần cuối trước khi bàn giao cho phi công.
Nhân viên kỹ thuật đang hỗ trợ cho phi công trong buồng lái.
Nhân viên kỹ thuật ra tín hiệu cho phép máy bay lăn ra khỏi khu vực hangar để ra đường băng.
Máy bay Su-30MK2 cất cánh.
Một trong những hình ảnh độc quyền của Tuổi Trẻ về máy bay Su-30MK2 khi đang thực hiện bài bay ra biển.
Đài chỉ huy đang làm việc với các máy bay.
Bữa cơm trưa của phi công.
Theo Tri Thức
Phu nhân Chủ tịch nước tham quan Baku cùng đệ nhất phu nhân Azerbaijan Đích thân đệ nhất phu nhân Azerbaijan Mehriban Aliyeva đã dẫn phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, bà Mai Thị Hạnh, tham quan các địa điểm nổi tiếng ở thủ đô Baku. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, vào sáng ngày 15/5, bà Mai Thị Hạnh và bà Mehriban Aliyeva đã tới thăm...