Chuyên gia Mỹ khuyên Nga xóa sổ tàu sân bay duy nhất
Nga nên ngừng hồi sinh tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và tập trung đầu tư cho dự án tàu đổ bộ tấn công, theo giới chuyên gia Mỹ.
Nguồn tin giấu tên trong Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất Nga cho biết tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ hoàn tất sửa chữa vào mùa hè năm nay và dự kiến ra biển thử nghiệm trong năm 2022, nhưng không tiết lộ tiến độ sửa chữa chiến hạm này sau vụ cháy khoang động cơ khi bảo dưỡng tại cảng Murmansk hồi giữa tháng 12/2019.
Tuy nhiên, hình ảnh được chụp hồi đầu tháng cho thấy dường như không có hoạt động sửa chữa nào diễn ra trên tàu Kuznetsov, trong đó giàn giáo bao trọn thượng tầng, còn sàn tàu phủ kín tuyết và không có bóng công nhân. Cùng lúc đó, truyền thông Nga đưa tin nước này đang đóng hai tàu đổ bộ tấn công hạng nặng Đề án 23900 với kích thước lớn gần gấp đôi thiết kế sơ bộ, dự kiến biên chế vào năm 2025 và 2027.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tại cảng Murmansk hồi năm 2019. Ảnh: TASS .
“Những tàu đổ bộ tấn công đó sẽ mang tới giải pháp linh hoạt, phù hợp chi phí và hiệu quả để thay thế Đô đốc Kuznetsov, dù chúng nhiều khả năng sẽ không mang được máy bay cánh bằng có người lái như tiêm kích. Hơn thế nữa, loại bỏ hoàn toàn chiếc Kuznetsov sẽ giúp Nga tập trung đầu tư vào tàu đổ bộ, bảo đảm nó có mọi thứ mà họ muốn”, chuyên gia quân sự Mỹ Thomas Newdick nhận xét.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko cho biết mỗi tàu đổ bộ Đề án 23900 sẽ có lượng giãn nước khoảng 44.000 tấn, gần gấp đôi mức 28.000 tấn trong thiết kế nguyên bản và xấp xỉ lượng giãn nước 52.000 tấn của Đô đốc Kuznetsov.
Video đang HOT
“Con số này sẽ đặt chiến hạm Nga ngang hàng với tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp của Mỹ, vốn có khả năng vận hành nhiều loại trực thăng và chiến đấu cơ chuyên cất cánh đường bằng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL), nhưng không thể tiếp nhận tiêm kích trên hạm truyền thống”, Newdick nói.
Nga hiện không biên chế loại tiêm kích STOVL nào, trong khi lực lượng trực thăng chuyên tham gia những chiến dịch tiến công đổ bộ cũng rất hạn chế. Hồi năm 2017, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov từng tiết lộ Điện Kremlin đang thảo luận với ngành hàng không nước này để phát triển chiến đấu cơ STOVL mới, nhưng ý tưởng này dường như chưa được triển khai.
Lượng giãn nước của Đề án 23900 cũng vượt qua tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp, vốn chỉ đạt 42.000 tấn trong trạng thái đầy tải. Tuy nhiên, hàng không mẫu hạm Pháp có hệ thống máy phóng và cáp hãm đà, cho phép nó vận hành tiêm kích đa năng Rafale M và máy bay cảnh báo sớm E-2C.
Chưa có dấu hiệu nào cho thấy Đề án 23900 sẽ vận hành máy bay cánh bằng truyền thống như phi đội tiêm kích Su-33 và MiG-29K trên Đô đốc Kuznetsov. Hai tàu đổ bộ tấn công hiện chỉ được thiết kế để vận hành trực thăng vũ trang và máy bay không người lái (UAV) hạng nhẹ, việc hoán cải để vận hành tiêm kích hạm sẽ tốn nhiều chi phí và khó được tiến hành.
Truyền thông Nga tiết lộ hợp đồng chế tạo hai tàu Đề án 23900 được ký hồi tháng 5/2020 với giá trị 1,36 tỷ USD. “Số tiền này là rất nhỏ nếu so với chi phí chế tạo hai tàu đổ bộ tấn công kích thước lớn như vậy, nhưng đó có thể chỉ là mức giá sơ bộ, không bao gồm những hệ thống kỹ thuật và tác chiến cần có trên chiến hạm”, Newdick nhận xét.
Mô hình tàu đổ bộ Đề án 23900 được trưng bày năm 2019. Ảnh: Navy Recognition .
Các chuyên gia cho rằng vận hành hai tàu đổ bộ tấn công hiện đại sẽ hợp lý về ngân sách và nguồn lực quân sự hơn rất nhiều so với một tàu sân bay kiểu cũ như Đô đốc Kuznetsov. Hai chiến hạm có thể thay nhau làm nhiệm vụ trên biển khi một tàu nằm cảng bảo dưỡng hoặc cho phép lực lượng Nga hiện diện đồng thời ở nhiều khu vực khác nhau, cũng như bảo đảm duy trì nhịp độ huấn luyện và tác chiến quanh năm.
Mỗi tàu đổ bộ Đề án 23900 dự kiến mang được 6 xuồng đổ bộ, 75 xe thiết giáp, 900 binh sĩ cùng trang thiết bị hỗ trợ các chiến dịch tiến công đánh chiếm bờ biển. Chúng cũng có thể đóng vai trò bệnh viện nổi hoặc soái hạm trong những chiến dịch ven bờ. Khả năng mang ít nhất 16 trực thăng các loại cho phép Đề án 23900 tham gia nhiệm vụ săn ngầm và tác chiến thủy lôi, tương tự tàu sân bay trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản. Chúng cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ cứu trợ thiên tai và hỗ trợ nhân đạo trong thời bình.
Nga triển khai tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tới Địa Trung Hải để tham chiến tại Syria đầu năm 2017, nhưng sự cố đứt cáp hãm đà trên tàu khiến không quân hải quân Nga mất một tiêm kích hạng nặng Su-33 và một chiến đấu cơ đa năng MiG-29K. Đô đốc Kuzetsov phải trở về nước và được đưa lên ụ nổi ngay sau đó để sửa chữa.
“Màn thể hiện tệ hại của Đô đốc Kuznetsov tại Địa Trung Hải dường như cũng khiến nhiều sĩ quan hải quân Nga bất mãn. Chi phí vận hành một phi đoàn thuần tiêm kích hạm cũng rất lớn, việc loại bỏ chúng sẽ mang lại nguồn tiền lớn hơn cho quân đội Nga. Tình hình kinh tế hiện nay của Nga là đủ để ủng hộ ý tưởng xóa sổ Đô đốc Kuznetsov và đơn vị không quân đi kèm của nó”, Newdick nêu quan điểm.
Thiết kế của Đề án 23900 cũng phù hợp với chiến dịch quân sự tại Syria. Trực thăng trên hạm có thể làm nhiệm vụ cảnh giới không phận, triển khai đặc nhiệm vào bờ, tìm kiếm cứu hộ trong chiến đấu, săn ngầm và tuần tra chống hạm, thậm chí là không kích những khu vực gần bờ biển.
Nga chưa có kế hoạch phát triển tàu sân bay thay thế Đô đốc Kuznetsov. Từng có thông tin cho rằng Moskva đang theo đuổi dự án tàu sân bay và khu trục hạm hạt nhân hồi năm 2017, nhưng tất cả đều bị đình chỉ vô thời hạn để tập trung vào những chương trình quốc phòng bức thiết hơn.
“Nếu được cấp ngân sách đầy đủ, các tàu đổ bộ tấn công sẽ mang tới khả năng tác chiến hàng hải tốt hơn nhiều cho Nga trong dài hạn, so với tàu sân bay được thiết kế và chế tạo từ thời Chiến trạnh Lạnh. Chúng sẽ mang tới độ linh hoạt vượt trội trong nhiều loại nhiệm vụ, bất chấp kích thước và thành phần không đoàn trên hạm hoàn chỉnh. Loại bỏ các đơn vị tiêm kích cánh bằng trên hạm sẽ giải phóng ngân sách, cho phép Moskva hiện thực hóa sức mạnh đầy đủ cho hai chiến hạm mới”, Newdick đánh giá.
Nga muốn hồi sinh tàu sân bay duy nhất
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov có thể được sửa xong và thoát cảnh "đắp chiếu", bắt đầu ra biển chạy thử vào năm 2022.
"Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ hoàn tất sửa chữa vào mùa hè năm sau và dự kiến ra biển thử nghiệm trong năm 2022", nguồn tin giấu tên trong Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất Nga cho biết hôm 4/12, nhưng không tiết lộ tiến độ sửa chữa chiến hạm này sau vụ cháy khoang động cơ khi bảo dưỡng tại cảng Murmansk hồi giữa tháng 12/2019.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tại cảng Murmansk hồi năm 2019. Ảnh: TASS .
Điều tra sơ bộ cho thấy sự cố bắt nguồn từ sự tắc trách, không tuân thủ quy tắc an toàn của nhân viên kỹ thuật hàn. Ngọn lửa lan ra diện tích rộng 600 mét vuông và khiến hai người thiệt mạng, 14 người bị thương và gây hư hại nhiều hệ thống dây điện. Lực lượng cứu hỏa mất khoảng nửa ngày để dập tắt đám cháy.
Đô đốc Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất trong biên chế hải quân Nga. Moskva gọi đây là tuần dương hạm hạng nặng mang được máy bay, nhưng nó thường được coi là hàng không mẫu hạm hoàn chỉnh.
Nga triển khai chiến hạm này tới Địa Trung Hải để tham chiến tại Syria đầu năm 2017, nhưng sự cố đứt cáp hãm đà trên tàu khiến không quân hải quân Nga mất một tiêm kích hạng nặng Su-33 và một chiến đấu cơ đa năng MiG-29K. Đô đốc Kuzetsov phải trở về nước và được đưa lên ụ nổi ngay sau đó để sửa chữa.
Tuy nhiên, ụ nổi này cũng bị chìm do sự cố về điện hồi năm 2018, gây hư hại thân tàu và khiến Nga gặp thêm nhiều khó khăn trong quá trình bảo dưỡng tàu. Hàng loạt sự cố, cũng như căng thẳng ngoại giao giữa Nga và Ukraine, quốc gia đóng tàu Đô đốc Kuznetsov dưới thời Liên Xô, khiến chiến hạm này phải "đắp chiếu" và không thể trở lại hoạt động vào năm 2021 như kế hoạch.
Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay trực thăng thứ hai Chiến hạm Type 075 thứ hai của Trung Quốc bắt đầu ra biển thử nghiệm hôm qua, 8 tháng sau khi hạ thủy. Hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy tàu sân bay trực thăng Type 075 thứ hai của Trung Quốc được các tàu kéo đưa ra khỏi nhà máy đóng tàu Hỗ Đông Trung Hoa, thành phố Thượng...