Chuyên gia: Muốn đầu tư vào bất động sản năm 2019 nhà đầu tư cần biết 5 yếu tố này?
Theo các chuyên gia bất động sản của Savills Việt Nam, năm 2019, khi đầu tư vào thị trường bất động sản, nhà đầu tư cần nắm chắc được tốc độ tăng trưởng của thị trường, hoặc phải phân tích được những tiềm năng của thị trường mới nổi.
Theo đó, các chuyên gia bất động sản của Savills Việt Nam đã chọn ra 5 yếu tố mà các nhà đầu tư bất động sản nên lưu ý khi quyết định đầu tư trong năm 2019.
Theo các chuyên gia bất động sản của Savills Việt Nam, điều đáng mừng nhất trong năm 2019 là những lo ngại về khủng hoảng sau khi chu kỳ bất động sản đạt đỉnh tăng trưởng trong năm 2018 đã không xảy ra. Và nhà đầu tư cần biết đến 5 yếu tố khi có ý định đầu tư vào thị trường bất động sản.
Theo các chuyên gia bất động sản của Savills Việt Nam, năm 2019, khi đầu tư vào thị trường bất động sản, nhà đầu tư cần nắm chắc 5 yếu tố.
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng của thị trường phát triển sẽ chững lại. Các chuyên gia bất động của Savills Việt Nam dựa trên số liệu nghiên cứu từ Real Capital Analytics trong 12 tháng tới tháng 9/2018 cho thấy sự sụt giảm trong số lượng giao dịch bất động sản tại các thị trường lớn tại Châu Á- Thái Bình Dương, ngoại trừ Hong Kong (TQ) và Hàn Quốc. Tổng số lượng doanh thu cũng giảm tới 25% trong quý 3/2018.
Video đang HOT
Trong khi đó, thị trường chứng khoán thế giới, dẫn đầu là Hoa Kỳ, cũng chứng kiến sự sụt giảm trong năm qua. Tuy vậy, vẫn còn một lượng vốn khổng lồ trên thị trường dành cho bất động sản nhưng với tình hình hiện tại, liệu rằng các nhà quản lý sẽ chi tiêu khoản vốn này hay sẽ giữ lại trong một vài năm cho tới khi thị trường quay đầu tăng trở lại?
Thứ hai, cần quan tâm đến tiềm năng lớn tại những thị trường mới nổi. Theo đó, tại những thị trường đã phát triển ở mức cao và lãi suất cho vay tăng mạnh khiến tỷ suất thu hồi vốn đầu tư trở nên hạn chế. Bởi lẽ đó nên các nhà đầu sẽ cần tìm kiếm những thị trường có nhiều tiềm năng phát triển hơn; những yếu tố mà thị trường mới nổi đang sở hữu lại hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu này: sự phát triển dân số, sự gia tăng trong tài sản và nhu cầu lớn dành cho bất động sản trên mọi phân khúc. Đồng tiền tại các thị trường này cũng đang ở mức gần như thấp nhất mọi thời đại, khiến giá cả các sản phẩm bất động sản trở nên hợp lý về giá hơn. Tại Châu Á, Việt Nam thực sự là một tiêu điểm đặc biệt khi thị trường này đang ngày một trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư từ những thị trường đã phát triển cũng như đang xây dựng được một thị trường tiêu dùng của riêng mình. Ấn Độ cũng là một thị trường đàng quan tâm, sau khi luật đầu tư mới có hiệu lực thì môi trường đầu tư này cũng sẽ trở nên an toàn hơn, tạo điều kiện phát triển về cả quy mô và số lượng cho các dự án bất động sản.
Thứ ba, Proptech – tương lai đã tới. Theo các chuyên gia bất động sản Savills Việt nam, ước tính khoảng 3 tỷ USD đã được đầu tư vào các công ty Proptech trong năm 2018. Thêm vào đó, nhà đầu tư bất động sản đã trở nên nghiêm túc hơn khi nhìn nhận về tiềm năng của lĩnh vực này. Brookfield đã lập ra một đơn vị đầu tư mạo hiểm riêng để có thể đầu tư khoảng 200 triệu USD trong khoảng 3 năm tới cho các công ty khởi nghiệp về công nghệ. Proptech hứa hẹn mang lại những cơ hội đầy hứa hẹn cho thị trường mới nổi tại Châu Á. Khác với những thị trường phát triển, đầu tư vào thiết bị công nghệ mới tại đây hứa hẹn sẽ không bị ảnh hưởng bởi chi phí chìm của số lượng tồn kho hiện tại.
Thứ tư, nhà đầu tư cần chú ý đến sự trỗi dậy của Nhật Bản. Thị trường bất động sản đã chờ đợi hơn một thập kỷ để các nhà đầu tư Nhật Bản hướng ra các thị trường nước ngoài. Trong những năm trước, lương hưu và bảo hiểm tại thị trường này được xem là thấp hơn so với các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore; bởi vậy quyết định đầu tư 1,3 tỷ USD vào Quỹ đầu tư Hưu trí (GPIF) của Chính phủ Nhật Bản có thể được xem như một quyết định bước ngoặt. GPFI và các quỹ tương tự có khả nẵng sẽ đầu tư hàng chục tỷ USD trong một thập kỷ tới.
Và cuối cùng, năm 2019 có thể là năm của những sự thay đổi trong bộ máy chính trị với cuộc tổng tuyển cử tại Ấn Độ, Indonesia, Philippines và cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản. Các nhà đầu tư có thể trông đợi vào tiềm năng của thị trường Ấn Độ bởi các chính sách của chỉnh phủ Narandra Modi đã rất cởi mở với doanh nghiệp và đưa ra những cải cách mới, đặc biệt có lợi cho lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, sự thiếu sót trong các chính sách phát triển cho người nghèo tại Ấn Độ rất có thể sẽ ảnh hưởng tới kết quả bầu cử lần này.
Phương Nam
Theo vietq.vn
Vốn FDI vào Việt Nam năm 2018 đạt gần 35,5 tỷ USD
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 35,46 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Cũng theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/12/2018, cả nước có 3.046 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký câp mơi gần 18 tỷ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2017; có 1.169 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 7,59 tỷ USD, bằng 90,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong năm 2018, cả nước có 6.496 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 9,89 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ 2017.
Theo lĩnh vực đầu tư, số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đạt 16,58 tỷ USD, chiếm 46,7% tổng vốn đầu tư đăng ky.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 6,6 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,67 tỷ USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Về đối tác đầu tư, có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Nhât Ban đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 8,59 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư. Han Quôc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 7,2 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư. Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 5 ty USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư.
Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó Ha Nôi thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 7,5 tỷ USD, chiếm 21,2% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hô Chi Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 5,9 ty USD, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 3,1 ty USD chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư.
Minh Ngọc
Theo Trí Thức Trẻ
Đại gia nào chi 7.400 tỷ "ôm" trọn lô cổ phiếu Vinaconex? Một số thông tin đồn thổi cho rằng, nhà đầu tư "chịu chơi" này là tổng giám đốc một công ty có trụ sở tại Chương Mỹ, Hà Nội. Một nhà đầu tư đã phóng tay chi 7.400 tỷ đồng để "ôm" trọn lô cổ phiếu Vinaconex Sở Giao dịch chứng khoán HN (HNX) cuối tuần qua đã tổ chức đấu giá cổ...